Bệnh zona có lây không và cách điều trị như thế nào?

Rate this post

Bệnh zona có lây không là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bởi lẽ, bệnh zona xảy ra rất phổ biến và nếu không biết cách phòng tránh, điều trị hợp lý, có thể gây ra nhiều biến chứng hết sức nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết,  giúp các mẹ trả lời câu hỏi bệnh zona có lây không, từ đó có cách bảo vệ, chăm sóc con mình thật tốt.

Bạn đang đọc: Bệnh zona có lây không và cách điều trị như thế nào?

Bệnh zona là một bệnh khá phổ biến, do virus gây bệnh thủy đậu gây ra và có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, việc tìm hiểu cơ chế gây bệnh, các triệu chứng của bệnh sẽ giúp hỗ trợ điều trị tốt cho trẻ.

Bệnh zona có lây không và cách điều trị như thế nào?

1. Cơ chế gây bệnh của bệnh zona

Bệnh zona là kết quả của sự suy giảm miễn dịch chống lại bởi virus herpes zoster (vốn là loại virus gây bệnh thủy đậu). Sau khi xâm nhập vào các thụ cảm thể, virus này theo dây thần kinh cảm giác hướng tâm tới các hạch thần kinh cảm giác làm xuất hiện nhiều chùm mọng nước và thường chỉ xuất hiện một bên (bên trái hoặc bên phải) theo sự phân bố của dây thần kinh.

Các virus này gây viêm da làm tăng nhạy cảm của thần kinh ngoại biên, giải phóng các amino acid và neuropeptide gây mất khả năng ức chế đau, tăng kích thích đau của thần kinh. Trở lại với câu hỏi bệnh zona có lây không? Bài viết này xin khẳng định rằng:

  • Bệnh zona hoàn toàn có khả năng lây từ người sang người qua việc tiếp xúc trực tiếp với vết thương trên da hoặc dùng chung các vật dụng cá nhân…
  • Nếu để bé tiếp xúc với người bị zona, bé rất dễ nhiễm bệnh, nhất là khi hệ miễn dịch yếu.
  • Bệnh zona sẽ không nhiễm cho trẻ đã từng mắc thủy đậu, và những trẻ chưa mắc thủy đậu nhưng tiếp xúc người bị zona thì vẫn có thể nhiễm zona.
  • Tuy nhiên, khi trẻ đã bị nhiễm zona vẫn có thể tái phát trở lại.

Bệnh zona có lây không và cách điều trị như thế nào?

Xem thêm Bệnh zona là gì và những điều cần biết về bệnh zona.

2. Các giai đoạn của bệnh zona

Giai đoạn ủ bệnh : Thường kéo dài từ 1 tuần đến 2 tuần. Khởi phát là những tổn thương nổi ban đỏ, hơi nề nhẹ, có đường kính khoảng vài cm, thấy nhô hơn mặt da bình thường của trẻ, xếp dọc theo dây thần kinh chi phối và dần nối với nhau thành vệt.

Giai đoạn toàn phát : mụn nước xuất hiện nhiều thành cụm dưới dạng trong suốt, sau đó hóa đục, có mủ, dần dần đóng vảy tiết, dưới vảy tiết có vết loét nhỏ, đồng thời hạch bạch huyết ở vùng lân cận có thể sưng to.

Bệnh zona rất dễ lây, có thể có những biến chứng hết sức phức tạp và nguy hiểm. Vì thế, tốt nhất là các mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kip thời.

Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh bú nhiều có tốt không?

Bệnh zona có lây không và cách điều trị như thế nào?

3. Điều trị bệnh zona

Hiện nay, vì đa phần nhiều mẹ vẫn còn hoang mang, không biết liệu rằng bệnh zona có lây không, có nguy hiểm không, nên vẫn chưa xác định được hướng điều trị phù hợp cho trẻ.

Thông thường, có 2 cách điều trị sau đây:

Điều trị Tây y : Các bác sĩ sẽ giải thích cặn kẽ, giải đáp thắc mắc cho bạn biết bệnh zona có lây không và mức độ lây như thế nào. Đng thời, sử dụng thuốc điều trị ức chế miễn dịch. Trong phương pháp này, các bác sĩ sẽ tăng miễn dịch cho trẻ bằng các tác nhân sinh vật, giúp đẩy nhanh tốc độ làm lành các tổn thương, ngăn chặn virus gây bệnh zona phát triển.

Bệnh zona có lây không và cách điều trị như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Xương sọ trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện có gây bẹp đầu cho trẻ?

Điều trị Đông y : Có thể được điều trị zona cho trẻ bằng cách sử dụng thảo dược đúng cách. Tùy theo tình trạng bệnh lý, độ tuổi của trẻ mà bác sĩ Đông ý sẽ lựa chọn loại thảo dược với liều lượng thích hợp để điều trị cho trẻ. Mục đích nhằm kìm hãm sự phát triển của virus, giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh.

Tóm lại, bệnh zona có lây không là điều mà các phụ huynh thường lo ngại. Zona là bệnh có thể lây và lời khuyên cho các bố mẹ là nên theo dõi kỹ tình trạng bệnh của bé để có thể chăm sóc, điều trị cho con đúng cách, kịp thời. Để tránh tình trạng gây những biến chứng nguy hiểm cho trẻ như: rối loạn thính giác, viêm giác mạc, viêm não… tốt nhất các mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ ngay khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh ngoài da xảy ra. Chúc các mẹ luôn vui khỏe và chăm con yêu thật tốt nhé!

Mỹ Tiên tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *