Bệnh u não ở trẻ em và các triệu chứng tưởng đơn giản nhưng nguy hiểm khôn lường

Rate this post

Bệnh u não ở trẻ em là một căn bệnh nguy hiểm. Đó là sự phát triển bất thường của một tế bào thần kinh và đứng thứ hai trong các bệnh ung thư ở trẻ em. Mặc dù tỷ lệ trẻ mắc bệnh này rất thấp, nhưng nguy cơ đe dọa đến tính mạng của bé rất cao, nên cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Bạn đang đọc: Bệnh u não ở trẻ em và các triệu chứng tưởng đơn giản nhưng nguy hiểm khôn lường

1. Các triệu chứng của bệnh u não ở trẻ em

Nhức đầu

Nhức đầu là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh u não ở trẻ em. Chứng nhức đầu sẽ ngày càng tăng và nghiêm trọng theo thời gian.

Bệnh u não ở trẻ em và các triệu chứng tưởng đơn giản nhưng nguy hiểm khôn lường

Trẻ sẽ càng nhức đầu hơn khi ho, hắt xì hơi và khi cúi người xuống. Buồn nôn và nôn mửa có thể sẽ xảy ra khi nhức đầu, và chứng đau đầu sẽ nghiêm trọng hơn sau khi nôn. Thế nhưng, triệu chứng đau đầu không phải là một bệnh lí nghiêm trọng, có thể trẻ bị đau đầu mãn tính, tốt nhất cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra.

Co giật

Co giật và một triệu chứng phổ biến và thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh u não ở trẻ em. Các rối loạn co giật có thể xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau, từ co giật mạnh đến rung lắc nhẹ cho đến trẻ bị mất trí tạm thời trong một thời điểm. Nếu trẻ đã bị co giật hoặc có dấu hiệu của sự có giật thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.

Thay đổi trạng thái tinh thần

Sự thay đổi giờ giấc ngủ của trẻ cũng làm cha mẹ lo lắng. Cùng với những triệu chứng khác sẽ làm trẻ cảm thấy mệt mỏi, mặc dù mệt mỏi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Triệu chứng thay đổi trạng thái tinh thần không chỉ biểu hiện ở sự mất ngủ, mệt mỏi mà nó còn biểu hiện qua sự giảm tập trung trong lúc nói chuyện, và tinh thần tỉnh táo của trẻ cũng giảm sút.

Bệnh u não ở trẻ em và các triệu chứng tưởng đơn giản nhưng nguy hiểm khôn lường

Suy giảm nhận thức

Bệnh u não sẽ làm giảm khả năng nhận thức ở trẻ. Nếu một đứa trẻ mắc bệnh u não, trẻ thường sẽ bị nhầm lẫn và không hiểu được những gì trẻ đã làm trước đó. Trẻ sẽ không thể phát triển như những đứa trẻ bình thường khác, điều này có thể dễ dàng nhận thấy hơn khi trẻ đi học. Ở độ tuổi nhỏ hơn, trẻ sẽ có những biểu hiện khác. Trẻ sẽ cần nhiều thời gian để có thể thực hiện được một yêu cầu đơn giản mà người lớn yêu cầu.

Thay đổi hành vi, nhân cách

Ở một số trẻ sẽ có sự thay đổi về tính cách. Dấu hiệu dễ nhận biết của triệu chứng này là trẻ sẽ có sự thay đổi tính cách khác với trước đây. Một đứa trẻ bình thường hiền lành ít nói có thể sẽ hét to và nói nhiều hơn. Có thể, trẻ sẽ có những hành động trái ngược với những tình huống hiện tại. Ví dụ, trẻ có thể cười về những điều không buồn cười, và giận dữ cáu gắt khi không có chuyện gì xảy ra.

Mất sự phối hợp

Bệnh u não ở trẻ sẽ làm mất cảm giác cân bằng trong não bộ của trẻ. Do vậy, trẻ có thể khó khăn trong việc đi lại thậm chí ngồi xuống. Trẻ có thể bị vấp ngã nhiều hơn, trẻ sẽ trở nên vụng về hơn, ăn uống cũng có thể bị thay đổi. Cách nói chuyện của trẻ có thể cũng thay đổi, trẻ có thể bị nói lắp hay nói chậm. Thường trẻ sẽ không nhận thấy những thay đổi này ở mình.

Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh mắt đổ nhiều ghèn, mẹ ơi đừng chủ quan kẻo hư mắt con!

Bệnh u não ở trẻ em và các triệu chứng tưởng đơn giản nhưng nguy hiểm khôn lường

Giảm thị lực

Triệu chứng này sẽ làm cho trẻ gặp một số vấn đề về thị giác. Đó có thể là triệu chứng nhìn đôi hay một số thay đổi thị giác khác. Trẻ sẽ cảm thấy khó đọc sách hay khó nhìn các đồ vật xung quanh.

Thóp phồng ở đầu

Ở trẻ, các đường nối vùng trong não chưa đóng kín và các phần mềm tại chỗ vẫn còn, thế nên, khi khối u làm tăng áp lực lên nội sọ có thể khiến những chỗ mềm phình lên. Phụ huynh thậm chí có thể cảm nhận được phần nối các xương sọ tách rời ra. Do sự thay đổi này, đầu của trẻ sẽ trở nên to hơn bình thường.

Ngoài ra, trẻ còn bị các triệu chứng như biến dạng lời nói, nói ngọng, nói lắp, phát âm không bình thường, biểu hiện mệt mỏi, hay ngủ gà ngủ gật,…

Những biểu hiện trên đây đều là những biểu hiện ban đầu của bệnh u não ở trẻ em, cha mẹ hãy đặc biệt lưu ý đến để có thể đưa trẻ đến bệnh viện khám kịp thời. Điều này giúp giảm sự nguy hiểm của bệnh vì có thể khi phát hiện sớm sẽ có phương pháp điều trị hiệu quả.

2. Một số phương pháp điều trị bệnh u não ở trẻ em

Bệnh u não ở trẻ em và các triệu chứng tưởng đơn giản nhưng nguy hiểm khôn lường

Phẫu thuật  

Bệnh u não ở trẻ em có thể điều trị bằng phương pháp phẫu thuât. Phẫu thuật để triệt khối u là phương pháp điều trị tốt nhất cho trẻ em. Tuy nhiên, để thực hiện được phương pháp này còn tùy thuộc vào vị trí, kích thước, độ xâm lấn của khối u, kinh nghiệm của bác sĩ, vấn đề gây mê, hồi sức và di chứng sau khi phẫu thuật.

Điều trị não úng thủy  

Trên 30% u não hố sau có não úng thủy trước và sau điều trị. Có thể điều trị não úng thủy bằng phương pháp mổ nội soi não thất. Đây là phương pháp phẫu thuật có nhiều ưu điểm: rẻ tiền, ít biến chứng, nhanh hồi phục, ít di chứng và tái lập tuần hoàn nước não tủy một cách sinh lý hơn. Mổ nội soi não thất còn tránh di căn khối khu ác tính từ não xuống ổ bụng.

Xạ trị  

Điều trị xạ trị là cần thiết nếu còn sót u sau phẫu thuật. Tuy nhiên, cha mẹ cần cân nhắc thật kĩ trước khi cho trẻ điều trị bằng phương pháp này. Vì xạ trị có thể sẽ ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển của trẻ.

Bệnh u não ở trẻ em và các triệu chứng tưởng đơn giản nhưng nguy hiểm khôn lường

>>>>>Xem thêm: Sửa dáng đi gù lưng với cách đơn giản nhất áp dụng cho cả trẻ em lẫn người lớn

Hóa trị  

Đây là phương pháp được chỉ định điều trị cho những khối u ác tính ở trẻ. Hóa trị có rất nhiều tác dụng phụ, đôi khi hóa chất trong hóa trị còn ác hơn cả khối u. Vì vậy, cha mẹ hãy cân nhắc thật kĩ trước khi quyết định sử dụng hóa chất để điều trị bệnh u não ở trẻ em.

Khi trẻ có những dấu hiệu trên đây, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra. Điều đó giúp có thể phát hiện bệnh kịp thời, có phương pháp điều trị thích hợp nhất đối với bệnh u não ở trẻ em và giảm được những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này.

Kiều Duyên tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *