“Bệnh u máu ở trẻ em có nguy hiểm không?”- câu hỏi mà không ít các mẹ quan tâm. Nhiều trẻ nhỏ khi sinh ra đã có nhiều vết đỏ ở trên người, theo dân gian thì mọi người thường hay bảo đó là cái bớt đánh dấu. Tuy nhiên, các vết đỏ có thể ngày càng to ra và lan rộng, khiến các mẹ đều lo ngại, càng lo sợ hơn khi các vết này được gọi đúng tên là “bệnh u máu”.
Bạn đang đọc: Bệnh u máu ở trẻ em có nguy hiểm không?
Contents
1. Về bệnh u máu ở trẻ em
Bệnh u máu là môt loại bệnh thường xuất hiện ở các trẻ sơ sinh. Bệnh xuất hiện ở trẻ ngay trong tháng đầu sau khi sinh, chiếm đến khoảng 30% số bệnh nhân mắc căn bệnh này.
Bệnh u máu có đầy đủ những tính chất và những đặc tính của một khối u. Những khối u máu này có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể của trẻ, nhất là những vị trí có nhiều mạch máu. Thường thì các u máu này sẽ xuất hiện ở phần da bên ngoài cơ thể, một số ít xuất hiện trong nội tạng của cơ thể. Vậy, bệnh u máu ở trẻ có nguy hiểm không, Blogtretho.edu.vn mời mẹ cùng tìm hiểu ở nội dung tiếp sau đây nhé.
2. Những biểu hiện của bệnh u máu ở trẻ em
Bệnh u máu là một loại bệnh ngoài da nên rất dễ nhận biết, biểu hiện của bệnh thường có 3 cấp độ cơ bản sau:
- Cấp độ thứ nhất : Thường là cấp độ nhẹ, nhận biết cực kỳ đơn giản. Nếu thấy trên cơ thể của trẻ có những dấu vết thay đổi về màu sắc như phớt xanh, đỏ hoặc đỏ tím thì đó là những dấu hiệu của bệnh u máu. Các mẹ rất dễ bị nhầm lần và nghĩ nó như là một cái “bớt trẻ em”.
- Cấp độ thứ hai : Biểu hiện thuộc loại trung bình. Trong giai đoạn này, trên cơ thể của trẻ đã xuất hiện những khối u máu đúng nghĩa, chúng nổi lên thành gồ, có hình dạng và kích thước rõ ràng, và chúng vẫn mang màu sắc như cũ.
- Cấp độ thứ ba : Ở cấp độ này, các khối u vẫn giống như ở cấp độ trung bình thứ hai, tuy nhiên các khối u kịa bị vỡ ra hoặc xuất hiện những biến chứng khác. Biểu hiện thường là sự chảy máu ngoài da khi khối u bị vỡ, bị loét.
3. Bệnh u máu ở trẻ em có nguy hiểm không?
Tìm hiểu thêm: Tiêm phòng viêm gan B cho trẻ mấy mũi để phòng ngừa bệnh hiệu quả?
Các mẹ có trẻ mắc phải căn bệnh u máu hầu như ai cũng lo sợ cả vì các biểu hiện của bệnh cũng như tên gọi của nó. Tuy nhiên, mẹ nên biết rằng, bệnh u máu ở trẻ em về cơ bản là một căn bệnh u lành tính. Bướu máu lành tính này dù có thể phát triển nhưng thường không di căn và không tái phát nếu biết cách điều trị đúng. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng của trẻ, bệnh nhẹ có thể tự hết sau một thời gian, cho nên các mẹ không cần phải quá lo lắng. Dù vậy, bệnh vẫn có biến chứng, do đó mẹ cũng không nên xem thường, nên biết về những biến chứng có thể có này.
4. Những biến chứng của bệnh u máu ở trẻ em
Biến chứng của bệnh u máu có thể xuất hiện nếu không điều trị đúng cách. Trong một số trương hợp hi hữu xảy ra, thì biến chứng thể gây nguy hiểm đến cơ thể của trẻ. Chẳng hạn như khối u máu xuất hiện ở hầu họng có thể gây ra việc khó thở cho trẻ khi chúng quá to mà không có cách điều trị hiệu đúng hay hiệu quả. Hoặc, khối u máu ở tim sẽ làm giảm việc lưu thông tuần hoàn qua tim nếu u máu chiếm khá nhiều chỗ, hay u máu xuất hiện ở trong cột sống có thể làm yếu xương. Các trường hợp khác có thể có như xuất hiện u máu ở mắt sẽ làm giảm thị lực của mắt, xuất hiện trong gan u máu có thể làm tắc một vài vị quản mật.
>>>>>Xem thêm: Bệnh đau mắt hột ở trẻ em và cách phòng ngừa cha mẹ cần biết
Như vậy, nếu u máu xuất hiện ở ngoài da trẻ chúng ta dễ nhận biết và thường ngoài da thì bệnh không gây nguy hiểm gì nhiều đối với cơ thể của trẻ. Tuy nhiên, nếu các khối u máu xuất hiện bên trong cơ thể trẻ thì mẹ cần theo dõi kỹ lưỡng, đưa trẻ đi xét nghiệm, có cách điều trị đúng và nhanh, để tránh biến chứng hoặc các nguy hiểm có thể có đến sức khỏe của trẻ.
Qua một vài thông tin cơ bản trên về bệnh u máu, hẳn đã phần nào trả lời cho các mẹ về việc “bệnh u máu ở trẻ em có nguy hiểm không” rồi phải không nào? Blogtretho.edu.vn hy vọng rằng, cũng qua thông tin này, mẹ biết rõ hơn về bệnh, sẽ không quá lo lắng mà luôn bình tĩnh, có cách xử lý đúng nếu trẻ nhà mình mắc bệnh.
Kiều Duyên tổng hợp