Thiếu máu não ở trẻ em là điều mà nhiều cha mẹ ngày nay rất quan tâm, bởi căn bệnh này có xu hướng xuất hiện ở những người trẻ tuổi và cũng có thể là trẻ em. Do đó, việc tìm hiểu những thông tin này cũng là điều cấp thiết, đối với các bậc phụ huynh. Blogtretho.edu.vn xin giới thiệu cho cha mẹ những thông tin hữu ích liên quan đến bệnh này ở trẻ, giúp cho việc phát hiện, xử lý, chăm sóc trẻ được kịp thời đúng cách, và hồi phục sức khỏe cho trẻ nhanh chóng.
Bạn đang đọc: Bệnh thiếu máu não ở trẻ em cần điều trị và chăm sóc thế nào mẹ có biết?
Contents
1. Nguyên nhân và những khó khăn có thể gặp phải của bệnh thiếu máu não ở trẻ em
Bệnh thiếu máu não ở trẻ em xảy ra do lượng hồng cầu trong máu suy giảm không đủ để cung cấp lưu thông một cách ổn định lên não nhằm nuôi dưỡng cơ thể, gây ra các khó khăn trong việc phát triển thể chất, phát triển trí tuệ và sinh hoạt hằng ngày của trẻ.
Một số nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu não ở trẻ em có thể kể đến như:
- Đầu tiên, bệnh thiếu máu lên não ở trẻ em là do sự bất thường của hồng cầu trong máu do sự suy giảm về số lượng và chất lượng hồng cầu, hoặc có thể là do sự thay đổi hình dạng của hồng cầu dẫn đến chức năng của hồng cầu không hoàn thành nhiệm vụ của nó, gặp khó khăn khi di chuyển, vận chuyển oxy và sắt lên các mô trong cơ thể, đặc biệt là não bộ.
- Nguyên nhân thứ hai dẫn đến bệnh thiếu máu não ở trẻ em là chế độ dinh dưỡng của trẻ không cung cấp đủ những dưỡng cần thiết yếu cho sự phát triển của trẻ, đặc biệt là thiếu sắt và các vitamin B11, vitamin B12, vitamin E…vì đây là những chất rất quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng cũng như sự hoạt động của máu.
- Sự biến dạng ở tủy xương cũng là một nguyên nhân dẫn đến bệnh thiếu máu não ở trẻ em. Theo các bác sĩ, tủy xương đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra hồng cầu nuôi dưỡng cơ thể nên nếu tủy xương gặp vấn đề, quá trình sản xuất ra hồng cầu giảm hoặc ngưng hoạt động khiến cơ thể thiếu máu để lưu thông. Ung thư tủy xương và ung thư bạch cầu là hai bệnh liên quan đến sự thiếu máu não ở trẻ em.
- Các trẻ sinh non thiếu tháng hoặc không được bú sữa mẹ trong những năm đầu đời cũng là đối tượng dễ mắc phải bệnh thiếu máu não hơn so với những trẻ khác được sinh đủ tháng và được chăm sóc tốt ngay từ đầu.
- Ngoài ra, có các nguyên nhân khác dẫn đến thiếu máu não ở trẻ em là trẻ đang mắc phải các bệnh lý khác như: bệnh tự miễn, các bệnh về thận, thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm, thiếu máu bất sản hoặc thiếu máu tan huyết do di truyền, nhiễm ký sinh trùng làm giảm khả năng hấp thu sắt của cơ thể…
Bệnh thiếu máu não ở trẻ em có thể khiến cho trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong việc sinh hoạt hằng ngày, phát triển thể chất và trí tuệ như: hay quên, da dẻ xanh xao, cơ thể còi cọc, chậm lớn, chậm phát triển các mốc vận động, suy giảm kết quả học tập và tiếp nhận thông tin, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm và suy giảm miễn dịch, sức đề kháng… Thậm chí, trẻ có thể mắc nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng như đột quỵ.
2. Dấu hiệu cha mẹ có thể quan sát ở bệnh thiếu máu não ở trẻ em
Đối với bệnh thiếu máu não ở trẻ em, cha mẹ có thể quan sát được các dấu hiệu một cách rõ ràng như:
2.1. Các biểu hiện về phát triển thể chất của thiếu máu não ở trẻ em
Tìm hiểu thêm: Top 6 loại nước ép trái cây thơm ngon, giàu dinh dưỡng mẹ nên cho trẻ uống hàng ngày
- Trẻ thiếu máu não thường cảm thấy mệt mỏi, vận động kém, không linh hoạt so với những bạn cùng trang lứa.
- Trẻ thường gặp phải tình trạng chóng mặt hoa mắt, uể oải…
- Trẻ mắc bệnh thiếu máu não hay cáu gắt hoặc trầm, dễ quấy khóc, chán ăn bỏ bữa và sụt cân.
- Các mốc phát triển vận động: đi, đứng bò.. chậm hơn so với trẻ cùng tuổi.
2.2. Các biểu hiện về phát triển trí tuệ của thiếu máu não ở trẻ em
- Trẻ gặp khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin, hay quên, khó ghi nhớ…
- Kết quả học tập sụt giảm rõ rệt, nhận thức suy kém.
- Thiếu linh hoạt sáng tạo, thiếu nhạy bén.
2.3. Các biểu hiện khác của bệnh thiếu máu não ở trẻ em
- Thiếu máu não ở trẻ khiến trẻ da xanh xao, nhợt nhạt.
- Nhịp tim của trẻ nhanh hơn bình thường do máu lưu thông lên não kém khiến tim phải hoạt động mạnh hơn do thiếu oxy, hơi thở của trẻ ngắn, nông.
- Trẻ thiếu máu não cũng có thể bị rụng tóc, móng tay, móng chân phát triển bất thường.
- Trẻ dễ mắc các bệnh thông thường hơn do sức đề kháng và hệ miễn dịch suy giảm như cảm cúm, ho…
3. Xử lý và phòng tránh bệnh thiếu máu não ở trẻ em
Khi cha mẹ thấy trẻ có các dấu hiệu của bệnh thiếu máu não, cần anh chóng đưa trẻ đến các trung tâm y tế kịp thời để thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị an toàn, phù hợp với tình trạng bệnh của trẻ. Truyền máu, cấy ghép tủy xương, kích thích tủy xương sản xuất hồng cầu,…là những phương pháp thường được các bác sĩ sử dụng khi trẻ thiếu máu não nặng.
>>>>>Xem thêm: Tâm lý trẻ lớp 1 cần được cha mẹ hỗ trợ thế nào để con làm quen việc học?
Bên cạnh đó, để chăm sóc và phòng ngừa bệnh thiếu máu não ở trẻ em, cha mẹ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ cho trẻ. Đảm bảo đủ bốn nhóm chất dinh dưỡng và các vitamin, vi chất cần thiết. Các nguồn nguyên liệu, thực phẩm có chứa giàu sắt là sự lựa chọn tốt cho cha mẹ. Các thực phẩm chứa nhiều sắt mà cha mẹ có thể sử dụng cho trẻ như: gan, thịt có màu đỏ bao gồm thịt bò, thịt cừu, thịt heo nạc…, sữa, trứng, các loại rau xanh và trái cây khác. Ngoài ra, cha mẹ cần cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra sức khỏe cho trẻ, sử dụng viên uống cấp sắt nếu có chỉ định.
Bệnh thiếu máu não ở trẻ em là một vấn đề nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe của trẻ cần được cha mẹ quan tâm chú trọng. Việc phát hiện và xử lý, chăm sóc kịp thời sẽ giúp giảm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, vận động, trí tuệ và tránh được những khó khăn sinh hoạt mà trẻ thiếu máu não gặp phải. Bên cạnh đó, còn giúp trẻ phục hồi sức khỏe nhanh chóng, đảm bảo chất lượng cuộc sống của trẻ tốt hơn.
Trần Trần tổng hợp