Bệnh tay chân miệng và hướng dẫn chăm sóc con của các chuyên gia y tế

Rate this post

Bệnh tay chân miệng là một bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây truyền qua đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ với nhiều biến chứng khác nhau, diễn biến nhanh chóng và có thể gây thành dịch lớn. Đây là bệnh nguy hiểm, phổ biến ở nhiều nước châu Á. Vì thế, các bố mẹ cần tìm hiểu rõ thông tin để có thể nhận biết sớm, có cách chăm sóc con tốt nhất.  

Bạn đang đọc: Bệnh tay chân miệng và hướng dẫn chăm sóc con của các chuyên gia y tế

Virus gây bệnh tay chân miệng là virut EV71, lây truyền qua đường tiêu hóa, vào đường ruột, từ đó đi vào hệ bạch huyết, xâm nhập vào các cơ quan trong đó có hệ thần kinh trung ương, có thể gây hiểm đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của trẻ.

Bệnh tay chân miệng và hướng dẫn chăm sóc con của các chuyên gia y tế

Theo ghi nhận của các chuyên gia y tế, đặc biệt là PGS.TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy (Trưởng Bộ môn Nhi – Đại học Y Hà Nội) thì đa phần các trẻ mắc bệnh tay chân miệng là vào thời điểm chuyển mùa vì những vi khuẩn, virus luôn tồn tại sẵn trong môi trường, trong cơ thể chúng ta sẽ chuyển từ thể không hoạt động sang thể hoạt động. Vì thế, các mẹ phải theo dõi con sát sao để có cách điều trị kịp thời.

1. Dấu hiệu nhận biết

Bệnh tay chân miệng rất dễ nhận biết với các dấu hiệu sau đây:

Trước tiên, nhiệt độ cơ thể bé tăng bất thường. Bé có biểu hiện sốt cao hoặc sốt nhẹ. Nếu như bé sốt cao mà không thể hạ nhiệt là dấu hiệu cảnh báo bé bệnh nặng.

Bệnh tay chân miệng và hướng dẫn chăm sóc con của các chuyên gia y tế

Thứ hai là các vết tổn thương ở da. Sau một hoặc hai ngày khởi phát sốt, bé đau trong miệng, có đốm đỏ như phỏng rộp và sau đó trở thành vết loét. Vết loét thường nằm trên lưỡi, nướu răng (lợi) và niêm mạc má. Ngoài ra, bé có thể nổi dát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt khác như lòng bàn tay, lòng bàn chân, bàn tay, bàn chân, quanh miệng, mông, đầu gối…

2. Các mức độ của bệnh tay chân miệng

2.1 Mức độ nhẹ

Nếu ở mức độ nhẹ, bé có thể bị những vết tổn thương ở da đi kèm hoặc không kèm sốt. Khi đó, bé có thể được chăm sóc tại nhà để được hưởng điều kiện vệ sinh tốt, giảm nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn; nhưng các bố mẹ phải được hướng dẫn đầy đủ về cách chăm sóc bé, cách phát hiện sớm các triệu chứng tăng nặng để đưa bé đến cơ sở y tế kịp thời khi cần thiết.

Bệnh tay chân miệng và hướng dẫn chăm sóc con của các chuyên gia y tế

2.2 Mức độ nặng

Nếu bé ở mức độ nặng, phải đưa bé đến bệnh viện, đặc biệt là khoa bệnh truyền nhiễm trẻ em gấp để tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc. Bệnh tay chân miệng được đánh giá là nặng khi có các biểu hiện sau đây:

  • Bé sốt cao liên tục (38,5 độ C trở lên), không thể hạ nhiệt, có thể kèm theo ói, tiêu chảy phân không có máu.
  • Bé uể oải, mệt mỏi, ngủ nhiều, lơ mơ, ngủ gà, thường giật mình (có thể là dấu hiệu của nhiễm độc thần kinh)

Bệnh tay chân miệng và hướng dẫn chăm sóc con của các chuyên gia y tế

  • Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú ở tay, chân.
  • Bé khó thở, thở nhanh, thở bất thường: thở nông, rút lõm ngực, khò khè (có thể là dấu hiệu của suy tim, rối loạn huyết động)…
  • Bé run tay chân, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng.

3. Hướng dẫn cách chăm sóc và điều trị

Bệnh tay chân miệng có thể do nhiều loại virus gây nên và hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh này. Có thể dùng kết hợp các biện pháp sau để điều trị những tổn thương ở niêm mạc miệng, ở da gây đau, khiến trẻ ăn kém, có thể dẫn đến hạ đường máu:

  • Sử dụng thuốc giảm đau, sát trùng niêm mạc miệng như nước muối 0,9%, Kamistad…
  • Vệ sinh da cho bé để tránh bội nhiễm vi khuẩn vì da của bé rất nhạy cảm, non nớt.
  • Tắm cho trẻ bằng các loại nước có tính sát trùng nhẹ như nước lá chè, lá chân vịt…

Tìm hiểu thêm: Bảng cân nặng của trẻ và những thông tin cơ bản liên quan bố mẹ nào cũng nên nắm rõ

Bệnh tay chân miệng và hướng dẫn chăm sóc con của các chuyên gia y tế

  • Dùng dung dịch Betadin bôi lên các vết tổn thương trên da cho bé sau khi tắm.
  • Cho bé ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa như sữa, cháo loãng… súp hầm kỹ, bột dinh dưỡng, sữa, sữa chua, phô mai, tàu hủ đường…và nên chia nhỏ các bữa ăn ra nhiều lần hơn bình thường để tốt cho đường tiêu hóa của trẻ, khiến trẻ dễ ăn, tránh tình trạng hạ đường huyết.

4. Cách phòng bệnh tay chân miệng

Hiện nay vẫn chưa có vắc xin đặc hiệu phòng bệnh tay chân miệng nên việc phòng bệnh trong cộng đồng và phòng bệnh tại các cơ sở y tế là hết sức quan trọng.

4.1 Trong cộng đồng

Vệ sinh cá nhân và vệ sinh cho bé sạch sẽ, đặc biệt là trước khi chế biến thức ăn hoặc cho bé ăn. Trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã… cũng phải rửa tay, làm vệ sinh thật sạch.

Bệnh tay chân miệng và hướng dẫn chăm sóc con của các chuyên gia y tế

Đảm bảo nguyên tắc “ăn chín uống sôi”, đồng thời vật dụng ăn uống, đồ chơi của bé cũng phải đảm bảo vệ sinh (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); không mớm thức ăn cho bé; không cho bé ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho bé dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi…

Bệnh tay chân miệng và hướng dẫn chăm sóc con của các chuyên gia y tế

Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn, ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Không cho bé tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Cách ly bé bệnh tại nhà khoảng 10 – 14 ngày, không nên đưa bé đến nhà trẻ, trường học.

4.2 Tại các cơ sở y tế

Các cán bộ y tế chăm sóc cho bé bệnh tay chân miệng cũng có thể nhiễm virus gây bệnh. Vì thế, những người này không nên đi lại tự do giữa các phòng bệnh hoặc đi ra ngoài bệnh viện, phải đảm bảo vệ sinh thật sạch sẽ.

Cần hạn chế tối đa người thân vào phòng bệnh của bé vì có thể lây lan ra cộng đồng và nếu chăm sóc bé thì nên mang khẩu trang y tế. Không nên mang các vật dụng, đồ chơi từ bệnh viện về nhà. Nếu các mẹ mang về thì cần tiệt trùng sạch sẽ bằng dung dịch sát khuẩn để đảm bảo vệ sinh.

Bệnh tay chân miệng và hướng dẫn chăm sóc con của các chuyên gia y tế

>>>>>Xem thêm: Cách tắm cho trẻ sơ sinh trong mùa đông

Bệnh tay chân miệng chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu và có thể để lại những hậu quả rất nghiêm trọng. Do tính chất nguy hiểm của bệnh tay chân miệng nên các bố mẹ cần nắm rõ các thông tin để có thể chăm sóc con tốt nhất. Với những chia sẻ về dấu hiệu nhận biết, phân loại mức độ, cách chăm sóc cũng như phòng bệnh tay chân miệng, Blogtretho.edu.vn hy vọng các phụ huynh có thể thực hiện đúng theo những hướng dẫn, để giúp bé yêu mau khỏe và tránh lây lan bệnh trong cộng đồng.

Mỹ Tiên tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *