Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh là một trong những bệnh truyền nhiễm thường gặp. Mặc dù đã có vắc-xin phòng tránh nhưng nếu không được phát hiện kịp thời, bệnh có thể để lại di chứng, thậm chí là tử vong cho trẻ. Vậy, làm thế nào để nhận biết và các cách phòng tránh bệnh sởi ở trẻ sơ sinh, nhất là trước các mùa dịch bệnh này? Bố mẹ hãy cùng Blogtretho.edu.vn tìm lời giải đáp cho vấn đề này, ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh và cách bảo vệ con yêu khỏi dịch bệnh này
Contents
- 1 1. Tìm hiểu về bệnh sởi ở trẻ sơ sinh
- 2 2. Nguyên nhân gây ra bệnh sởi ở trẻ sơ sinh
- 3 3. Dấu hiệu nhận biết bệnh sởi ở trẻ sơ sinh
- 4 4. Những biến chứng có thể xảy ra nếu trẻ bị bệnh sởi
- 5 5. Cách chữa bệnh sởi ở trẻ sơ sinh
- 6 6. Cách phân biệt bệnh sởi với sốt phát ban thông thường
- 7 7. Cách phòng tránh bệnh sởi ở trẻ sơ sinh mà bố mẹ cần biết
- 8 8. Giải đáp những câu hỏi thắc mắc của bố mẹ xoay quanh bệnh sởi
1. Tìm hiểu về bệnh sởi ở trẻ sơ sinh
Trước khi tìm hiểu về các cách điều trị, bố mẹ hãy cùng tìm hiểu những vấn để chung của bệnh sởi và nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này ở trẻ.
1.1 Bệnh sởi là gì?
Bệnh sởi có tên tiếng Anh là measles, là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do loại virus có tên Paramyxoviridae gây ra. Đây là căn bệnh xảy ra theo mùa, thường là đầu mùa xuân và diễn ra theo từng nhóm với mức độ lây lan cao, dễ tạo thành dịch bệnh. Theo các thống kê, đối tượng có nguy cơ mắc bệnh sởi nhiều nhất là trẻ em do sức đề kháng còn yếu. Với một số trường hợp bệnh cũng sẽ xảy ra ở cả người lớn nếu tiếp xúc với người bệnh hoặc ổ dịch.
1.2 Tại sao trẻ sơ sinh lại dễ mắc bệnh sởi
Như đã nói ở trên, đối tượng có khả năng mắc bệnh sởi cao nhất là trẻ sơ sinh và trẻ em, do sức đề kháng còn yếu, chưa được tiêm phòng, qua đó không thể kháng lại những virus gây bệnh. Bệnh sởi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể tiến triển theo chiều hướng xấu, gây ra những biến chứng nghiêm trọng như viêm não, viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy,… thậm chí là tử vong.
Bên cạnh đó, bệnh sởi hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị và phương pháp điều cơ bản là khắc phục triệu chứng bệnh, kết hợp với cải thiện chế độ dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tránh những nơi có ổ dịch bùng phát.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh sởi ở trẻ sơ sinh
Theo các bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị bệnh sởi là:
- Bé bị lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh qua ho, hắt hơi hoặc nói chuyện.
- Virus gây ra bệnh sởi có thể sống sót ở môi trường bên ngoài khoảng 2 tiếng đồng hồ. Do vậy, nếu bé hít phải không khí có chứa mầm bệnh cũng sẽ có khả năng mắc bệnh rất cao.
- Bé cũng có thể nhiễm sởi nếu như để tay mình tiếp xúc với một bề mặt đã có nhiều virus sởi rồi sau đó đưa tay lên miệng hoặc mũi.
- Khi đã xâm nhập được vào cơ thể, virus gây bệnh sởi sẽ nhanh chóng sinh sôi trong vòm họng và trong phổi trước khi lây lan và có dấu hiệu ở bên ngoài cơ thể.
3. Dấu hiệu nhận biết bệnh sởi ở trẻ sơ sinh
Khi trẻ bị mắc bệnh sởi thường sẽ không có dấu hiệu ngay mà bệnh sẽ diễn ra theo 4 giai đoạn lâm sàn đó là:
Giai đoạn 1: Thời kỳ ủ bệnh
Thời kỳ ủ bệnh thường kéo dài khoảng 10 – 12 ngày. Trong giai đoạn này, trẻ thường sẽ không có triệu chứng gì của bệnh.
Giai đoạn thứ 2: Giai đoạn tiền triệu
Ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu sẽ có những dấu hiệu đặc trưng như sốt nhẹ đến vừa, ho khan, chảy nước mũi, viêm kết mạc mắt, nôn chứ, tiêu chảy trong khoảng 5 – 15 ngày.
Những triệu chứng này sẽ xuất hiện trước khi các hạt nội ban hay còn gọi là Koplik xuất hiện. Koplik là những hạt nhỏ có màu trắng ngà, xung quanh có viền đỏ thường biểu hiện dày đặc trên da của bé. Đôi khi, giai đoạn tiền triệu còn xuất hiện những triệu chứng nặng nề như sốt cao, co giật thậm chí là viêm phổi .
Giai đoạn 3: Giai đoạn phát ban
Đây được coi là giai đoạn điển hình nhất của bệnh, với những nốt phát ban có trên da. Thông thường, ban sẽ xuất hiện trước ở vùng chân tóc phía sau tai, sau đó lan rộng ra mặt và dần xuống thân dưới trong vòng 24 – 48 giờ. Và kèm theo các triệu chứng sốt cao có khi lên đến 40 độ C, khiến trẻ sơ sinh cảm thấy khó chịu và mệt mỏi.
Ban sởi có thể biểu hiện như dạng ban nhỏ, hơi nổi trên bề mặt da, không cảm nhận được khi sờ vào, không đau, ít ngứa và không sinh mủ. Trong trường hợp trẻ phát ban nhẹ, chúng sẽ xuất hiện thành những đốm ban nhỏ nhưng riêng lẻ.
Còn trong trường hợp sởi ác tính, những nối ban có xu hướng hợp với nhau thành những đốm ban lớn hơn, đôi khi còn có từng mảng xuất huyết gọi là sởi đen.
Tùy theo những triệu chứng, sởi ác tính sẽ có:
- Sởi ác tính thể xuất huyết sẽ có xuất huyết dưới da hoặc nội tạng.
- Sởi ác tính thể phế quản – phổi có biểu hiện đặc trưng là suy hô hấp.
- Sởi ác tính thể nhiễm độc nặng có sốt cao , vật vã, co giật mạnh, hôn mê, mạch nhanh, huyết áp tụt.
- Sởi ác tính thể bụng cấp sẽ có những triệu chứng giống viêm ruột thừa và thường gặp ở trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi, trẻ suy dinh dưỡng hoặc còi xương,…
Giai đoạn 4: Thời kỳ lui bệnh
Bé sẽ giảm các triệu chứng phát ban của bệnh sởi khi những nốt ban biến mất lần lượt theo tuần tự mọc của nó, có nghĩa là từ trên xuống dưới và để lại các nốt thâm có tróc da mỏng, mịn kiểu bụi phấn hay vảy cám. Theo đó, nếu bệnh sởi không để lại biến chứng gì thì trẻ sẽ hết sốt hoàn toàn, và ngược lại.
Khi bé bị mắc bệnh sởi, rất có thể sẽ lây nhiễm virus cho người khác trong khoảng 2 – 4 ngày trước và sau khi phát ban biến mất.
4. Những biến chứng có thể xảy ra nếu trẻ bị bệnh sởi
Khi trẻ sơ sinh mắc bệnh sởi , trẻ sẽ bị sốt cao liên tục trong một thời gian dài. Qua đó, khả năng miễn dịch của con cũng sẽ bị giảm sút và dễ dàng xuất hiện những biến chứng như:
- Viêm tai giữa cấp: Đây là biến chứng thường gặp nhất, xảy ra ở 1/10 số trẻ bị nhiễm sởi.
- Viêm phổi nặng: Nguyên nhân thường là do các loại vi khuẩn khác xâm nhập vào cơ thể và sẽ xuất hiện muộn. Các biệu hiện viêm phổi sau khi phát ban, bao gồm: Khó thở, thở gấy, sốt cao, nhiễm trùng nặng,… Xảy ra ở hoảng 1/20 số trường hợp bị mắc sởi và có thể dẫn đến tử vong.
- Viêm não – viêm màng não: Đây là một biến chứng thần kinh quan trọng, nó có thể dẫn đến tử vong hoặc nhiều di chứng về sau. Biến chứng này sẽ xuất hiện vào tuần đầu khi bé bị phát ban. Sẽ có các biểu hiện như: Sốt cao, co giật, rối loạn ý thức, hôn mê,… Biến chứng này xảy ra ở khoảng 1/1.000 số người mắc bệnh sởi.
- Khi mắc bệnh sởi, bé cũng có thể mắc một số biến chứng về tiêu hóa như tiêu chảy, ói mửa, viêm niêm mạc miệng,…
- Ngoài ra, những trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A khi mắc bệnh sởi rất dễ gặp những biến chứng về mắt – loét giác mạc, hỏng toàn bộ giác mạc đẫn đến mù lòa.
Bên cạnh đó, tùy theo cơ địa của mỗi bé mà các biến thể của sởi cũng sẽ khác nhau:
- Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi thường nhẹ vì bé có những kháng thể miễn dịch từ nhau thai và sữa mẹ.
- Sởi ở trẻ từ 6 đến 2 tuổi thường nặng hơn nếu không được tiêm vắc-xin, đặc biệt là những trẻ suy dinh dưỡng, còi xương.
- Nếu bệnh sởi kết hợp với những bệnh nhiễm trùng khác như ho gà, lao,… triệu chứng của bệnh sẽ càng nặng nề hơn.
5. Cách chữa bệnh sởi ở trẻ sơ sinh
Tương tự những bệnh do virus gây ra, bệnh sởi hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc hiệu. Do đó, phụ huynh cần theo dõi bệnh tình của con và đưa trẻ đến các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời. Trong những trường hợp điều trị bệnh tại nhà, bố mẹ cần:
- Nếu bé sốt cao, trên 38.5 độ C, cần cho trẻ uống các loại thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
- Cần đảm bảo cho bé uống đủ lượng chất lỏng mỗi ngày. Mẹ có thể cho bé uống nước lọc, nước trái cây, rau củ hoặc súp.
Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh bị hắt hơi liên tục có nguy hiểm không?
- Sử dụng máy làm ẩm trong trường hợp bé bị ho hoặc đau họng.
- Bé cần được nghỉ ngơi tại phòng riêng thoáng khí, đủ ánh sáng và cần phải được vệ sinh phòng ngủ thường xuyên.
- Nên cho bé ngủ đủ giấc và ăn các thức ăn giàu dinh dưỡng, đặc biệt là bổ sung vitamin A. Tuy nhiên, tùy vào độ tuổi mà lượng vitamin A bổ sung cũng sẽ khác nhau. Do đó, bố mẹ cần được sự tư vấn của bác sĩ trước khi cung cấp vitamin A cho bé.
- Giữ cho cơ thể con đủ ấm, vệ sinh thân thể và răng miệng thường xuyên.
- Nhỏ mắt, mũi bằng dung dịch muối sinh lý để tránh bị nhiễm khuẩn.
- Bố mẹ nên theo dõi thân nhiệt con mỗi ngày, nếu thấy các dấu hiệu ngày một nặng lên, bé cần được đưa đến cơ sở y tế ngay.
- Tránh quan niệm kiêng tắm, kiêng gió, ủ kín. Điều này chỉ làm cho bệnh tình của bé trầm trọng hơn.
- Bệnh sởi có thể làm tăng mức độ nhạy cảm với ánh sáng, bố mẹ có thể che rèm cho bé được thoải mái.
Tuy nhiên, những cách chữa bệnh tại nhà này chỉ mang tính chất tham khảo cho các bậc phụ huynh và không thể thay thế được việc điều trị của các bác sĩ chuyên khoa. Việc điều trị bệnh sởi ở trẻ sơ sinh cần được thực hiện tại bệnh viện nhằm mục đích cách ly và phát hiện kịp thời những biến chứng.
6. Cách phân biệt bệnh sởi với sốt phát ban thông thường
Trong giai đoạn ủ bệnh của sởi, bé cũng sẽ nổi những nốt phát ban, sốt, mệt mỏi tương tự với triệu chứng của sốt phát ban. Do đó, bố mẹ cần phải phân biệt bệnh sởi và phát ban để có được cách điều trị đúng đắn nhất. Giúp phân biệt, bố mẹ có thể căn cứ vào đặc điểm của những nốt phát ban.
6.1 Những nốt phát ban
Khi bị phát ban do sởi, những nốt ban này sẽ xuất hiện ở tai trước, sau đó lan dần ra mặt rồi từ từ lan xuống dưới và những nốt ban này cũng sẽ biến mất theo tuần tự trên.
Còn những nốt phát ban do sốt phát ban thông thường thì các nốt ban đỏ này mịn và sáng, ít gồ lên mặt da, mọc đồng loạt khắp cơ thể và sau khi hết sẽ không để lại sẹo và vết thâm.
6.2 Trong việc điều trị
Sốt phát ban được coi là một bệnh khá lành tính. Trẻ bị sốt phát ban chỉ cần được chăm sóc về chế độ dinh dưỡng và giữ gìn vệ sinh thân thể. Thường là sau khoảng 1 tuần bệnh sẽ khỏi và không để lại biến chứng gì.
Tuy nhiên, đối với sởi nó sẽ đem đến nhiều biến chứng hơn nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời. Vì vậy, để tránh những ảnh hưởng không đáng có của bệnh sởi. Bố mẹ cần phải chú ý hơn về tình trạng sức khỏe cũng như các cách phòng tránh bệnh sởi ở trẻ sơ sinh.
7. Cách phòng tránh bệnh sởi ở trẻ sơ sinh mà bố mẹ cần biết
Để bệnh sởi không còn là nỗi lo thường trực của các bậc phụ huynh khi có con nhỏ. Bố mẹ nên có sự chuẩn bị và các cách phòng tránh ngay từ bây giờ, bằng cách:
- Đưa bé đi tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh sởi khi trẻ đủ 9 tháng tuổi theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Tuy nhiên, bé cần được duy trì việc tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi mũi thứ hai khi được 18 tháng tuổi.
- Khi bé vẫn chưa đủ tháng tuổi để tiêm phòng vắc-xin, mẹ nên duy trì việc cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn. Vì trong sữa mẹ có lượng chất miễn dịch rất cao.
- Vệ sinh sạch sẽ cho các bé thường xuyên, đặc biệt là răng miệng, đường hô hấp.
- Tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng, đặc biệt là lượng vitamin A cần thiết.
- Không cho bé tiếp xúc với nguồn bệnh và người đang mắc bệnh sởi.
- Khi nghi ngờ bé có những triệu chứng của bệnh sởi, bố mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
8. Giải đáp những câu hỏi thắc mắc của bố mẹ xoay quanh bệnh sởi
8.1 Mức độ nguy hiểm của bệnh sởi là như thế nào?
Sởi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể phát tán thành dịch và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. Trong năm 2010, trên thế giới cứ 4 phút lại có một người chết vì bệnh này.
Các biến chứng của sởi rất nguy hiểm có thể dẫn đến tàn phế, tử vong đặc biệt là trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng, mắc HIV/AIDS hoặc các bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Mắc sởi khi mang thai có thể gây ra xảy thai, đẻ non.
8.2 Tiêm vắc-xin sởi có thể phòng được hoàn toàn không mắc bệnh sởi?
Cũng giống như những loại vắc-xin khác, tiêm vắc xin sởi không có hiệu quả phòng bệnh 100%. Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả của vắc-xin còn tùy thuộc rất nhiều vào độ tuổi tiêm vắc-xin, tình trạng sức khỏe, chất lượng vắc -xin và kỹ thuật của bác sĩ khi tiến hành tiêm chủng.
8.3 Tại sao phải tiêm đến hai liều vắc xin ngừa bệnh sởi
Theo các nghiên cứu trên thế giời, mũi tiêm sởi thứ nhất được tiêm vào lúc 9 tháng tuổi chỉ có khoảng 85% trẻ đáp ứng được miễn dịch. Còn 15% số trẻ còn lại không đáp ứng được miễn dịch do tình trạng sức khỏe, chất lượng vắc-xin, tồn lưu miễn dịch do mẹ truyền,… Vì vậy, việc tiêm mũi thứ vắc-xin thứ hai sau 12 tháng tuổi là cơ hội tăng miễn dịch cho những trẻ chưa đáp ứng miễn dịch sau tiêm mũi thứ nhất, hoặc chưa được tiêm vắc-xin sởi, từ đó tăng tỷ lệ trẻ có miễn dịch lên 95%. Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần lưu ý, trẻ tiêm mũi thứ hai không làm tăng hiệu quả cho những trẻ đã có đáp ứng miễn dịch ở mũi trước.
8.4 Bé có thể gặp những tác dụng phụ gì khi tiêm vắc-xin sởi?
>>>>>Xem thêm: Pha sữa đúng cách cho bé mẹ nào cũng cần thuộc lòng
Theo các nghiên cứu, vắc xin sởi được đánh giá là rất an toàn đối với mọi đối tượng. Tuy nhiên sau khi tiêm, bé cũng có thể có những tác dụng phụ như: Sốt phát ban, sưng, nóng, đỏ ở chỗ tiêm,… những mẹ cũng đừng quá lo lắng nhé, hầu hết những tác dụng phụ này đều sẽ hết trong khoảng 1 – 2 ngày mà không cần phải điều trị gì. Tuy nhiên, sau mỗi lần tiêm chủng, để đảm bảo an toàn các bác sĩ đều cần theo dõi trẻ trong vòng 30 phút tại thời điểm tiêm. Vì các cơ sở y tế đều có sẵn thuốc và biện pháp xử lý kịp thời nếu có những phản ứng nghiêm trọng.
Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh có thể bắt gặp vào bất cứ lúc nào kể cả khi không trong mùa dịch. Do đó, bố mẹ cần phải nắm rõ được nguyên nhân, cách phòng tránh cũng như điều trị, để bé yêu có một sức khỏe tốt nhất. Qua bài viết này, Blogtretho.edu.vn hi vọng đã cung cấp được cho bố mẹ đang có con 0-12 tháng những kiến thức hữu ích, liên quan đến căn bệnh này. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh, luôn tránh xa được căn bệnh sởi đáng lo ngại này nhé.
Hiền Anh tổng hợp