Sa tử cung là một trong những bệnh lý khá phổ biến ở chị em sau sinh. Bệnh lý này có nguy hiểm không, cách chẩn đoán bệnh chính xác thế nào, các bạn hãy cùng tham khảo trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Bệnh sa tử cung ở phụ nữ sau sinh có nguy hiểm tính mạng không?
Contents
1. Bệnh sa tử cung sau sinh là bệnh gì?
Sa tử cung là bệnh thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh hoặc từng sinh con bằng đường âm đạo. Trong đó, tử cung sẽ bị sa xuống lòng âm đạo và kèm theo một số biến chứng như bàng quang, niệu đạo hay trực tràng cũng bị sa bên ngoài.
2. Dấu hiệu nhận biết sa tử cung
– Cảm thấy phần nặng phần bụng dưới, âm hộ, âm đạo.
– Sau sinh mẹ có thể cảm thấy đau lưng, đây cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh lý sa tử cung.
– Mẹ rất dễ bị són tiểu dù chỉ cười hay hắt hơi.
– Cảm thấy đau đớn nhiều mỗi lần đi tiểu tiện hoặc đại tiện.
– Gặp khó khăn trong quan hệ tình dục.
– Mẹ đau lưng vùng thấp.
– Khí hư có màu trắng loãng hoặc nhầy, nước mũi hoặc kèm chảy máu âm đạo.
– Mẹ luôn cảm thấy ở phần âm đạo như có một quả bóng phồng ra
3. Sa tử cung âm đạo sau sinh có nguy hiểm?
Tìm hiểu thêm: Cách nấu cháo ếch cho bé và thông tin hữu ích dành cho mẹ
>>>>>Xem thêm: Trẻ tập đi bị ngã ngửa và những lưu ý mẹ nên biết
Bệnh sa tử cung sau sinh nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị dứt điểm rất nguy hiểm cho sản phụ. Theo đó, có 3 mức độ bệnh bệnh nhân cần nắm rõ:
– Cấp độ 1: Tử cung mới sa xuống và thập thò ở vùng âm đạo.
– Cấp độ 2: Tử cung lộ ra bên ngoài và thân đã nằm trong âm đạo. Trường hợp cấp độ 1 và 2 nếu phát hiện kịp thời có thể trị dứt điểm được nếu bệnh nhân có kế hoạch nghỉ ngơi và các bài luyện tập thích hợp.
– Cấp độ 3: Đây là cấp độ vô cùng nguy hiểm. Cấp độ này toàn bộ tử cung đã bị sa ra ngoài âm đạo và gây ra tình trạng viêm nhiễm, lở loét. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn này, các mẹ cần phải chuẩn bị tâm lý đối mặt với biến chứng nguy hiểm như loét âm đạo, viêm nhiễm diện rộng, vô sinh và thậm chí là tử vong.
Như vậy, sa tử cung vô cùng nguy hiểm nếu mẹ chủ quan và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Để phòng bệnh, sau khi sinh mẹ cần hạn chế nằm một chỗ mà nên đi lại nhẹ nhàng. Đặc biệt không được ngồi xổm, bê vác vật nặng. Mẹ cũng nên có kế hoạch nghỉ ngơi thật hợp lý kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng để phòng ngừa bệnh lý sa tử cung. Ngoài ra, việc cho con bú sớm cũng là một trong những biện pháp giúp mẹ phòng ngừa sa tử cung vô cùng hiệu quả.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)