Bệnh mắt đỏ ở trẻ em còn được gọi là đau mắt đỏ, theo y học gọi là viêm kết mạc cấp tính. Đây là một căn bệnh lành tính, khá phổ biến ở Việt Nam. Bệnh lây lan rất nhanh trong cộng đồng và dễ phát triển thành dịch nếu không có biện pháp phòng ngừa đúng cách.
Bạn đang đọc: Bệnh mắt đỏ ở trẻ em và cách chăm sóc bé tại nhà
Contents
1. Một số nguyên nhân phổ biến gây nên đỏ mắt ở trẻ
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh mắt đỏ ở trẻ em, một trong những nguyên nhân chính gây nên đỏ mắt ở trẻ là viêm kết mạc dịch do virut, do vi khuẩn, nấm hoặc do dị ứng do các tác nhân từ môi trường.
Đỏ mắt ở trẻ thường xảy ra vào mùa hè, nhất là sau các đợt mưa, lũ,…do điều kiện môi trường bụi bặm nóng ẩm ở Việt Nam. Bệnh thường khởi phát cấp tính và bắt đầu từ một mắt, sau vài ba ngày sau thì lan sang mắt thứ hai.
2. Các triệu chứng bệnh mắt đỏ ở trẻ em
Biểu hiện rõ nhất của đau mắt đỏ là mắt trẻ bị đau và đỏ, cảm giác cộm, nóng rát trong mắt, chảy nước mắt nhiều, sợ ánh sáng, mí mắt sưng nề, kết mạc sưng đỏ có khi xuất huyết, kèm theo dịch màu hồng chảy ra ngoài kẻ mí. Khi ngủ dậy, hai mí mắt trẻ sẽ bị dính chặt, phải dùng nước hoặc thuốc nhỏ mới mở được mắt.
Ngoài ra, một số trẻ có dấu hiệu sốt nhẹ và nổi hạch ở tai. Một đặc điểm nữa của đỏ mắt ở trẻ là mắt có nhiều rỉ mắt màu xanh vàng và dính – chính dịch tiết này là yếu tố làm lây lan trong cộng đồng.
Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em thường tiến triển lành tính trong 5 đến 7 ngày thì tự khỏi. Nếu không phát hiện và có chế độ chăm sóc đặc biệt bệnh mắt đỏ, nhiều nguy cơ trẻ sẽ bị tổn thương giác mạc, làm ảnh hưởng tới thị lực sau này.
3. Cách chăm sóc bệnh mắt đỏ ở trẻ em tại nhà
Trong thời gian cho trẻ uống thuốc, nếu trong 1 đến 2 ngày không có tình trạng suy giảm, nên đưa trẻ đến bác sĩ mắt ngay. Khi mua thuốc cho trẻ, hãy hỏi dược sĩ để được tư vấn cách dùng loại thuốc trong thành phần có kháng sinh thông thường.
Khi trẻ có dấu hiệu đau mắt đỏ, nên điều trị khẩn trương bằng cách rửa mắt và nhỏ mắt cho trẻ nhiều lần bằng dung dịch thông thường hoặc dung dịch nước muối sinh lý 0.9%, tần suất rửa mắt là 15 – 30 phút/ lần. Đến khi bệnh có dấu hiệu thuyên giảm, thì giảm dần thời gian giữa các lần rửa và nhỏ mắt cho trẻ.
Tìm hiểu thêm: Top 7 thực phẩm dễ gây táo bón nặng cho trẻ mẹ cần loại ra khỏi thực đơn hàng ngày
Phụ huynh cần phải vệ sinh tay thật sạch sẽ bằng dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng để chuẩn bị rửa và nhỏ mắt cho trẻ. Khi thực hiện, cần phải bắt đầu rửa từ khóe mắt ngoài để tránh nhiễm sang tuyến lệ và mắt bên kia.
Mẹ cũng lưu ý bổ sung vào chế độ ăn các thực phẩm có lợi cho mắt như: cá hồi, trứng, rau bina, rau cải xanh, dầu oliu,…đồng thời, tăng cường bổ sung vitamin C nhằm tăng khả năng phục hồi và sức đề kháng cho trẻ. Ngoài ra, cần có kế hoạch hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị công nghệ như điện thoại, ipad, tivi,…
>>>>>Xem thêm: Ăn gì để bé phát triển chiều cao với sữa và các sản phẩm từ sữa
Lưu ý
- Tuyệt đối không cho trẻ dùng tay hoặc khăn dụi mắt. Tuyệt đối không dùng các mẹo dân gian tự ý điều trị cho trẻ như bằng xông hơi hoặc lá trầu không. Những mẹo dân gian truyền miệng chỉ làm cho bệnh nặng thêm và nguy hiểm hơn là có thể sẽ xảy ra các biến chứng nguy hiểm cho mắt của trẻ. Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người như bể bơi, bệnh viện cũng như các nơi nhiều khói, bụi bẩn. Cần cho trẻ đeo kính râm trong quá trình điều trị bệnh.
- Luôn luôn vệ sinh sạch sẽ các vật dụng của trẻ, tạo môi trường không khí thoáng mát, tránh ẩm mốc. Khi trẻ đỏ mắt, xuất hiện vệt trắng ở mắt , hoặc bất kì dấu hiệu nghi ngờ bệnh liên quan đến mắt , phụ huynh cần cho trẻ nghỉ học và chăm sóc ở nhà.
Hiện nay bệnh mắt đỏ ở trẻ em xảy ra khá phổ biến, có biểu hiện lành tính và sẽ tự khỏi trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, trong quá trình trẻ bị đỏ mắt, cần phải có chế độ dinh dưỡng cho bé ốm và chăm sóc đặc biệt. Bố mẹ cần thực hiện những gợi ý trên đây để bảo vệ sức khỏe con mình toàn diện.
Nữ Phạm tổng hợp