Bệnh hôi miệng ở trẻ em và cách chữa trị hiệu quả mẹ nên biết

Rate this post

Bệnh hôi miệng ở trẻ em là một bệnh rất phổ biến,  khiến trẻ tiết ra mùi hôi khó chịu khi nói chuyện. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Cũng có rất nhiều cách khắc phục bệnh hôi miệng ở trẻ trong đó, việc thay đổi thói quen và áp dụng những bài thuốc dân gian vẫn là những cách hiệu quả, đối với chứng bệnh này mẹ nên biết.

Bạn đang đọc: Bệnh hôi miệng ở trẻ em và cách chữa trị hiệu quả mẹ nên biết

1. Nguyên nhân gây bệnh hôi miệng ở trẻ em

Có thể nói, bệnh hôi miệng ở trẻ em có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng các nguyên nhân chủ yếu thường được nhắc đến nhiều đó là:

  • Trẻ thực hiện vệ sinh răng miệng kém : Ở những trẻ nhỏ, việc thực hiện các thao tác vệ sinh răng miệng như đánh răng, súc miệng, rơ miệng… là chưa thể, hoặc nếu trẻ có thể biết làm thì cũng không được làm đúng cách và sạch sẽ. Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hôi miệng phát triển mạnh mẽ, do thức ăn thừa đọng lại trên các khe răng mà không trôi đi, phân hủy, gây mùi hôi khó chịu và ảnh hưởng đến men răng của bé rất nhiều.
  • Trẻ bị các bệnh về đường hô hấp : Hơi thở của bé cũng có thể phát ra mùi hôi khó chịu khi trẻ mắc phải những bệnh liên quan đến đường hô hấp của bé như viêm họng, viêm tiểu phế quản, viêm xoang, viêm amidan, trẻ bị ngạt mũi phải thở bằng đường miệng khiến vi khuẩn gây mùi hôi phát triển mạnh. Ngoài ra, trẻ bị ho có đờm, hay bị trào ngược dạ dày, nôn trớ cũng có thể gây ra bệnh hôi miệng ở trẻ em. Bên cạnh đó, hôi miệng cũng có thể xảy ra khi trẻ đang bị tổn thương vùng miệng như viêm lợi, viêm tủy răng, sâu răng, mọc nhiệt miệng…khiến phần nướu của trẻ có thể bị sưng tấy, làm mủ, có lỗ sâu răng chứa thức ăn thừa…
  • Một số nguyên nhân khác: Một số nguyên nhân khác cũng có thể gây hôi miệng là việc trẻ thường xuyên ngậm núm vú giả khiến vi khuẩn có điều kiện phát triển, trẻ mắc dị vật ở mũi làm mũi bị tổn thương, bội nhiễm vết thương, trẻ ăn các thức ăn nặng mùi hoặc có thói quen bỏ đồ chơi vào miệng…

2. Cách chữa bệnh hôi miệng ở trẻ em hiệu quả

2.1. Tạo thói quen tốt trong việc vệ sinh răng miệng

Với những bé chưa thể chăm sóc răng miệng cho mình thì cha mẹ nên giúp trẻ bằng cách, sau mỗi bữa ăn dùng gạc mềm thấm nước lau vùng miệng lưỡi cho trẻ để làm sạch cặn sữa hay thức ăn thừa còn sót lại. Còn đối với những trẻ lớn, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ cách chải răng sạch sẽ và yêu cầu trẻ thực hiện việc đánh răng, súc miệng ít nhất 2 lần trong ngày. Cha mẹ nên quan sát cách con thao tác với bàn chải đánh răng và hướng dẫn cho con làm một cách đúng để có thể loại bỏ được những mảng bám và thức ăn thừa còn dính lại trên răng. Cha mẹ nên cho trẻ sử dụng bàn chải mềm có hình thù ngộ nghĩnh, phù hợp với tay cầm của trẻ cũng như loại kem đánh răng phù hợp để kích thích việc tự giác đánh răng của trẻ hơn.

Bệnh hôi miệng ở trẻ em và cách chữa trị hiệu quả mẹ nên biết

Cha mẹ nên kiểm soát những thói quen xấu của trẻ như mút ngón tay, đưa đồ chơi vào miệng… để phần nào ngăn ngừa bệnh hôi miệng ở trẻ em. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần lưu ý đến vấn đề thực phẩm cung cấp cho con: nên hạn chế cho trẻ ăn những thức ăn có chứa gia vị gây mùi khó chịu trong hơi thở của bé như: hành, tỏi, cà ri…

Bên cạnh đó, hạn chế tối đa cho trẻ ăn những thực phẩm ngọt và đồ ăn cay nóng như: bánh, kẹo, nước ngọt, khoai tây chiên,gà rán… vì có thể khiến trẻ dễ bị sâu răng, nhiệt miệng khiến cho vi khuẩn xâm nhập và gây ra tình trạng hôi miệng.

Một điều quan trọng khác, nếu trẻ bị hôi miệng là do các vấn đề bệnh lý gây nên thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị. Đồng thời, cha mẹ nên cho trẻ đi bác sĩ nha khoa để khám răng định kỳ cho trẻ cũng như thực hiện các kỹ thuật giúp răng miệng của bé luôn chắc khỏe và sạch sẽ.

2.2. Cây thuốc vườn nhà hữu hiệu trong việc trị bệnh hôi miệng ở trẻ em

Bên cạnh những hướng dẫn chăm sóc trên nhằm khắc phục, cải thiện bệnh hôi miệng ở trẻ em thì việc dùng những bài thuốc đơn giản từ cây nhà vườn cũng rất hiệu quả mà cha mẹ nên tham khảo:

  • Cách 1 : Dùng 2 muỗng mật ong và 1 muỗng bột quế pha với nước ấm để tạo thành hỗn hợp cho bé súc miệng nhằm làm sạch các mảng bám trên răng và biến mất các mùi hôi khó chịu.

Tìm hiểu thêm: Bé khó ngủ – giải mã nguyên nhân và gợi ý khắc phục

Bệnh hôi miệng ở trẻ em và cách chữa trị hiệu quả mẹ nên biết

>>>>>Xem thêm: Biểu đồ dinh dưỡng cho bé chính xác nhất mẹ nên tham khảo

  • Cách 2 : Dùng nước cốt chanh tươi, bỏ thêm một ít muối trắng và pha nước để bé súc miệng mỗi ngày, tính axit có trong chanh sẽ giúp bé làm sạch các mảng bám trong khoang miệng một cách nhanh chóng dễ dàng.
  • Cách 3 : Dùng tinh dầu tràm nhỏ vào bàn chải đánh răng để bé đánh răng vì trong tinh dầu tràm vừa có tính sát khuẩn, vừa có mùi thơm dễ chịu khiến hơi thở của bé thơm tho, răng miệng cũng sạch sẽ hơn.
  • Cách 4 : Dùng lá hương nhu sắc đặc với nước và dùng nước này để bé súc miệng trong ngày, chỉ một thời gian ngắn, miệng của trẻ trở nên thơm tho và dễ chịu hơn rất nhiều.

Bệnh hôi miệng ở trẻ em không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của bé, nhưng lại khiến cho người tiếp xúc với trẻ cảm thấy khó chịu, do mùi hôi phát ra từ miệng của bé và bé có thể khiến bé ngại ngùng, tự ti trong giao tiếp. Vì vậy, cha mẹ hãy nắm những mẹo nhỏ này để có thể khắc phục, cải thiện tình trạng bệnh của con, qua đó giúp cho trẻ luôn có hơi thở thơm tho, răng miệng luôn được sạch sẽ và khỏe mạnh. Sức khỏe không phải lúc nào cũng đến từ những việc làm lớn mà đôi khi những việc làm nhỏ như thế này cũng giúp trẻ cải thiện sức khoẻ và sự phát triển của mình.

Trần Trần tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *