Bệnh giảm tiểu cầu ở trẻ em là một bệnh lý thường gặp nhất là ở lứa tuổi từ 2 – 9 tuổi. Bệnh có diễn biến cấp tính và cần được điều trị lâu dài, nếu không phát hiện kịp thời có thể gây nguy hiểm tính mạng của trẻ. Vì thế, những hiểu biết về bệnh này sẽ rất cần thiết cho các bậc cha mẹ có con nhỏ. Để giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về căn bệnh, cũng như biết về quá trình điều trị nếu trẻ mắc phải hoặc có thể phòng tránh như thế nào, Blogtretho.edu.vn mời phụ huynh cùng tham khảo nội dung liên quan ngay dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Bệnh giảm tiểu cầu ở trẻ em và những thông tin quan trọng liên quan mẹ cần biết
Contents
1. Về bệnh giảm tiểu cầu ở trẻ em
Tiểu cầu vốn được sinh ra từ tủy xương, là một trong những tế bào máu đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Tiểu cầu giúp tập trung thành từng đám dính chặt vào thành mạch nơi có tổn thương và thoái hóa các chất nhầy để giải phóng ra yếu tố làm đông máu, giúp cơ thể cầm máu và bảo vệ thành mạch không bị rò rỉ.
2/3 tiểu cầu lưu thông được chiếm so với tiểu cầu giải phóng từ tủy xương, chỉ còn 1/3 lưu lại trong lá lách. Số lượng trung bình là 15.000-300.000/ml máu. Giảm tiểu cầu xảy ra khi số lượng tiểu cầu thấp trong máu,
Bệnh giảm tiểu cầu ở trẻ em sẽ gây nên tình trạng xuất huyết do quá trình đông máu không được thực hiện. Trong những trường hợp hiếm, số lượng tiểu cầu có thể quá thấp gây ra chảy máu nội tạng nguy hiểm. Cứ khoảng 70 – 80% các trường hợp tiểu cầu trở lại bình thường sau một vài tuần đến 3 tháng khi đã được điều trị.
Bệnh giảm tiểu cầu ở trẻ em có thể trực tiếp ảnh hưởng tới sức đề kháng cũng như sự phát triển trí tuệ của trẻ. Nếu bệnh trở nặng trẻ có thể bị: Xuất huyết nội tạng, xuất huyết não – màng não, xuất huyết phổi, xuất huyết tiêu hóa. Tỉ lệ trẻ bị xuất huyết não và các vấn đề liên quan tới não là 1% theo thống kê của Bộ Y tế.
Khi số lượng tiểu cầu giảm xuống dưới 10.000/ml, bệnh nhân có thể bị chảy máu nhiều, gây nguy hiểm. Giảm tiểu cầu nặng cũng có thể gây chảy máu trong óc hoặc ở ruột, có thể gây chết người.
Phân loại
- Giảm tiểu cầu miễn dịch cấp tính là khi tiểu cầu về mức bình thường hơn 150000/mm3 trong 3 tháng và không tái phát.
- Giảm tiểu cầu miễn dịch dai dẳng: là tình trạng không lui bệnh hoặc không giữ được bệnh ổn định sau khi ngừng điều trị, sau khi chẩn đoán 3- 12 tháng.
- Giảm tiểu cầu miễn dịch mãn tính: giảm tiểu cầu kéo dài > 12 tháng.
2. Triệu chứng bệnh giảm tiểu cầu ở trẻ em
2.1. Một số triệu chứng
- Bầm tím. Xuất hiện các chấm, nốt hoặc mảng bầm máu tụ dưới da.
- Mề đay.
- Chảy máu mũi hoặc nướu răng.
- Hội chứng chảy máu, đặc biệt là ở da và niêm mạc.
- Chảy máu không dứt từ vết thương, ngay cả khi đã xảy ra từ lâu.
- Chảy máu trực tràng.
- Có máu trong phân hoặc nước tiểu.
- Mệt mỏi.
2.2. Biến chứng (chảy máu nội tạng)
- Máu trong nước tiểu.
- Máu trong phân.
- Máu hoặc chất nôn màu đen.
2.3. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh
- Các vấn đề sức khỏe liên quan đến ung thư, thiếu máu bất sản hoặc tự miễn.
- Tiếp xúc với các hóa chất độc hại.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc.
- Nhiễm virus.
- Di truyền.
3. Nguyên nhân của bệnh giảm tiểu cầu ở trẻ em
Có những nguyên nhân gây ra bệnh giảm tiểu cầu ở trẻ em như sau:
3.1. Vấn đề tủy xương
- Bệnh bạch cầu.
- Thiếu máu.
- Các thuốc hóa trị.
- Thiếu vitamin B12, folate hoặc sắt.
- Xơ gan.
- Bệnh suy tủy toàn bộ, suy một dòng mẫu tiểu cầu hay các bệnh ác tính ở tủy xương…
3.2. Tiểu cầu mắc kẹt
- Khi lách to, nó có thể giữ quá nhiều tiểu cầu gây giảm tiểu cầu trong dòng máu. Lá lách có thể bị ảnh hưởng bởi một rối loạn và mất khả năng chống lại nhiễm trùng và loại trừ các chất có hại trong máu.
- Đông máu trong lòng mạch cấp tính và mãn tính gây tiêu thụ lớn tiểu cầu, các u máu lớn ở các vị trí khác nhau của cơ thể, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm virút nặng gây giảm tiểu cầu…
3.3 Vỡ tiểu cầu
- Giảm tiểu cầu có thể xảy ra trong khi mang thai nhưng nó sẽ cải thiện sau khi sinh
- Rối loạn hệ thống tự miễn (ban đỏ rải rác, viêm nút động mạch, viêm đa khớp dạng thấp).
- Nhiễm khuẩn có thể ảnh hưởng đến các mạch máu và phá hủy tiểu cầu.
- Giảm tiểu cầu huyết khối xuất huyết là một tình trạng hiếm xảy ra do gia tăng việc hình thành cục máu đông nhỏ, sử dụng một số lượng đáng kể tiểu cầu
- Hội chứng urê huyết tan máu là một tình trạng hiếm, thường xảy ra cùng với nhiễm vi khuẩn E. coli.
- Bệnh còn xuất phát từ một số nguyên nhân khác như bị nhiễm trùng nặng, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm virus cúm, bệnh quai bị, viêm gan,…
- Một số loại thuốc đôi khi ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và giảm số lượng tiểu cầu như heparin, kháng sinh chứa sulfa.
- Ngoài ra, một số bệnh nhân bị giảm tiểu cầu nhưng không xác định được nguyên nhân, hay còn được gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn.
4. Điều trị bệnh giảm tiểu cầu trẻ em
4.1. Kỹ thuật y tế
- Tìm hiểu về bệnh sử gia đình và tình trạng sức khỏe, cũng như các loại thuốc bạn đang sử dụng.
- Xét nghiệm công thức máu đầy đủ (CBC) để xác định số lượng tế bào máu tổng thể, cùng với số lượng tiểu cầu.
- Có thể yêu cầu xét nghiệm đông máu để xác định thời gian máu đông và các yếu tố ảnh hưởng.
- Kiểm tra lá lách bằng các sóng âm thanh. Sinh thiết tủy xương và hút tủy được thực hiện để xác nhận các nghi ngờ cho những vấn đề của hệ thống tủy xương.
4.2. Cách chữa trị
Lưu ý: Trẻ bị xuất huyết giảm tiểu cầu nặng không được điều trị bằng cách tiêm bắp, cắt lể, hoặc sử dụng thuốc làm giảm tiểu cầu như aspirin, thuốc kháng viêm không steroid. Mặt khác nếu trẻ bị nặng cần hạn chế sử dụng corticosteroid liều cao để điều trị lâu dài vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Thông thường, bệnh giảm tiểu cầu ở trẻ được chữa trị hiệu quả bằng các loại thuốc. Nếu bệnh nhẹ, các bác sĩ chỉ định dùng frednison liều 1 – 2 mg/kg/ngày, và trẻ sử dụng tối đa từ 5-10 ngày, sau đó giảm dần liều lượng đến ngày thứ 10 thì ngừng điều trị. Có thể sử dụng thêm các thuốc làm bền thành mạch như Dicynone, Madécassol, vitamin C.
Với trẻ 5 tuổi: Uống Prednisolon 2mg/kg trong tối đa 2 tuần. Các thuốc ức chế hệ thống miễn dịch, corticoid ngăn chặn các kháng thể tiểu cầu.
Nếu trẻ có tiểu cầu
Nếu cấp cứu: Truyền tiểu cầu từ 2-3 lần liều thông thường. Dùng IVIG 1g/kg x 1 ngày kết hợp với Methylprednisolon 30mg/kg x 3 ngày. Truyền máu hoặc tiểu cầu để bù đắp số tiểu cầu bị mất đi. Đây chỉ là phương thức điều trị thay thế, tạm thời để cầm máu hoặc đề phòng biến chứng xuất huyết nặng, nguy hiểm có thể xảy ra.
Tìm hiểu thêm: Cách dạy trẻ dưới 3 tuổi với những hoạt động thú vị
4.3. Cách chăm sóc bé khi bị bệnh giảm tiểu cầu ở trẻ em
- Tránh chấn thương trong lao động hay các hoạt động thể thao.
- Hạn chế cho trẻ vận động mạnh mà nên cho con nghỉ ngơi tại chỗ.
- Vệ sinh răng miệng cho trẻ cẩn thận, trách bị xước niêm mạc miệng và lưỡi.
- Ăn chín, uống sôi.
- Theo dõi tình trạng bệnh của trẻ, mức độ phục hồi.
- Vệ sinh răng miệng cho trẻ đúng cách, cẩn thận, tránh tình trạng xước niêm mạc miệng và lưỡi
- Hãy cẩn thận với các thuốc kháng sinh không cần toa để tránh các tác dụng phụ có hại.
- Thận trọng khi dùng các loại thuốc over-the-counter. Thuốc giảm đau mua tự do có thể ảnh hưởng đến tiểu cầu của bạn: aspirin và ibuprofen (Advil, Motrin, các hiệu khác).
- Ở những bé gái đến tuổi dậy thì , nếu bị rong kinh cần kết hợp điều trị giữa khoa huyết học, sản phụ khoa và nội tiết.
4.4. Theo dõi tình trạng bệnh của trẻ
- Trong giai đoạn cấp : Đếm số lượng tiểu cầu mỗi tuần hoặc khi chảy máu tăng lên.
- Trong giai đoạn mạn tính : Đếm số lượng tiểu cầu hàng tháng hoặc 2 tháng theo mức độ ổn định của bệnh.
- Sau 3 tháng nếu số lượng tiểu cầu bình thường được coi là bệnh ổn định.
- Chú ý: Tiên lượng xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch tiên phát ở trẻ em tốt hơn người lớn.
5. Phòng bệnh giảm tiểu cầu cho trẻ em
- Rèn luyện sức khỏe, nâng cao khả năng chống bệnh (bệnh có liên quan đến cơ chế tự miễn).
- Để phòng bệnh cho trẻ thì các mẹ nên điều trị khỏi bệnh giảm tiểu cầu trước khi sinh con để tránh gây ảnh hưởng cho trẻ.
- Chăm sóc trẻ thật cẩn thận, tiêm phòng vắc xin đầy đủ để loại bỏ các căn bệnh nguy hiểm.
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với người bệnh, tạo môi trường sống khỏe mạnh nhất.
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với các hóa chất độc hại để không bị mắc bệnh.
- Khi cơ thể trẻ có dấu hiệu bất thường, xuất huyết thì nên thăm khám bác sĩ ngay.
6. Dinh dưỡng cho trẻ bị bệnh giảm tiểu cầu
6.1. Nên ăn
- Nên cho trẻ ăn các thực phẩm càng tươi càng tốt vì giá trị dinh dưỡng của các loại rau quả sẽ bị giảm dần theo thời gian nếu để bị héo. Những thực phẩm này giúp kích thích cơ chế nội mô và làm lượng tiểu cầu được tăng lên.
- Cho bé ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng như ngũ cốc nguyên hạt, gạo lức và lúa mì.
- Ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh như trái cây, rau, các sản phẩm sữa ít béo, đậu, thịt nạc và cá. Ăn thức ăn lành mạnh có thể giúp có nhiều năng lượng khiến chữa trị lành bệnh nhanh hơn.
- Các loại thực phẩm có màu đỏ, hồng như cà chua, gấc, mận, dưa hấu, anh đào để có nhiều vitamin và khoáng chất có tính chất chống ôxy hóa mạnh, giúp nâng cao số lượng tiểu cầu.
- Hãy cố gắng uống đủ nước mỗi ngày và không chỉ uống khi cảm thấy khát nước. Thức uống tốt là nước, nước trái cây và sữa.
6.2. Không nên ăn
- Tránh ăn các đồ ăn đông lạnh.
- Giảm ăn các loại như lúa mì trắng, gạo trắng và các sản phẩm thực phẩm đã qua tinh chế vì các thực phẩm qua tinh chế sẽ bị mất đi chất dinh dưỡng tự nhiên ở vỏ ngoài của nó.
- Hạn chế ăn thịt, các loại đồ uống có cồn vì có thể gây hại cho tủy xương.
- Tránh tất cả thực phẩm chế biến tinh – đường, chất béo bão hòa và đồ uống có ga nhằm tránh làm giảm số lượng tiểu cầu, kể cả các thực phẩm gây dị ứng.
6.3. Những món ăn thuốc
- Mẹ lấy đậu phộng rang để cả vỏ lụa 150 g Đây là món ăn thuốc có tác dụng bổ tì, ích vị, dưỡng huyết và cầm máu. Cách này hỗ trợ chữa tiểu cầu giảm, máu chậm đông.
- Lá hồng rụng mùa thu rửa sạch, phơi khô, nghiền mịn, ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối, mỗi lần 3g, liên tục trong 1 tháng. Công thức này giúp bạn chữa ban xuất huyết do giảm tiểu cầu.
- Sử dụng hoa kim châm (còn có tên là hoa hiên, huyên thảo, rau huyên, hoàng hoa, kim trâm thái…): Hoa kim châm 30 g, sắc với 300 ml nước uống trong ngày, uống liên tục trong 1 tháng để tăng tiểu cầu.
Các cách chữa bệnh giảm tiểu cầu khác
- Thịt mèo 250 g, tỏi tím 50 g, nấu cùng, ăn hằng ngày.
- Tim heo 1 quả, hạnh đào nhân 100 g, nấu cùng để ăn.
- Da cừu 100 g tươi làm sạch lông xắt miếng nhỏ, cho nước vừa đủ, hầm nhỏ lửa đến nhừ thì cho đường vào. Ngày ăn 2 lần vào sáng sớm và tối lúc đói.
- Bì heo 50 g, đậu phộng 30 g. Xắt bì heo thành miếng nhỏ, đậu phộng để cả vỏ lụa, cho cùng vào nồi sắt sắc nhỏ lửa đến khi nước đặc, càng đặc thì hiệu quả.
- Chân giò 100 g, hồng táo 50 g. Chân giò, hồng táo rửa sạch, cho xì dầu, giấm, hành, gừng, tỏi vào tô, một ít bột và bia rồi khuấy đều để sẵn. Lấy nồi đất, dưới đáy nồi lót mấy cục xương heo. Dùng 1 lít nước, cho thịt chân giò vào đun sôi, vớt bỏ bọt, sau đổ nước hồng táo đã sắc đặc. Bắt đầu hầm nhỏ lửa âm ỉ đến nhừ, nước hầm đặc quánh là được.
- Món trứng gà, hồng táo: Cẩu kỷ tử 10-15 g, hồng táo 10 quả, đẳng sâm 15 g, trứng gà 2 quả chín, lột vỏ. Cho tất cả vào nồi nấu cùng. Ăn trứng gà, uống nước canh.
Món ăn bổ huyết chống chảy máu
- Canh gân bò, đỗ, đậu phộng. Gân chân bò 100 g, đậu phộng cả vỏ lụa 100- 150 g. Món ăn bổ khí, dưỡng huyết.
- Xương sống heo hầm cùng đậu phộng. Món ăn bổ huyết, sinh huyết.
>>>>>Xem thêm: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 5 tuổi chuẩn nhất mẹ hãy tham khảo ngay
Bệnh giảm tiểu cầu ở trẻ em là căn bệnh mà nhiều bậc phụ huynh phải quan tâm nếu muốn đảm bảo sức khỏe cho con. Nếu con mắc phải tình trạng này, bạn hãy chú ý cách chăm sóc cũng như chế độ ăn uống, điều trị kiên trì để cải thiện và giúp con lành bệnh trong thời gian sớm nhất. Hãy theo dõi con bạn thường xuyên trong khi chăm sóc trẻ để có thể phát hiện những bất thường dù là nhỏ nhấ. Và nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì đừng chủ quan, hãy đưa bé đến bác sĩ ngay nhé.
Chi Lê tổng hợp