Bệnh đau mắt ở trẻ em có rất nhiều dạng, xuất hiện phổ biến do sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ còn yếu. Nếu không được phát hiện, can thiệp và xử lý kịp thời, bệnh có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, Blogtretho.edu.vn sẽ giúp cha mẹ phân biệt 3 dạng bệnh đau mắt phổ biến ở trẻ em, cũng như cách phòng ngừa hậu quả đáng tiếc về sau.
Bạn đang đọc: Bệnh đau mắt ở trẻ em và cách phòng tránh cha mẹ cần biết
Contents
1. Bệnh đau mắt trắng ở trẻ em
Trong các loại bệnh đau mắt ở trẻ em , thì đau mắt trắng ít được nhắc đến nhiều. Đau mắt trắng là chứng bệnh có tổn thương trắng trong mắt, xuất hiện với các ánh màu trắng bất thường sau đồng tử. Các triệu chứng điển hình của bệnh bao gồm: mắt đau có nhiều ghèn nhưng không đỏ, trẻ hay dụi mắt, nhìn mờ,…
Đặc biệt, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám mắt ngay khi thấy dấu hiệu đồng tử của con có màu trắng. Do trẻ nhỏ thường không diễn đạt được tình trạng bất thường ở mắt, nên khó nhận diện được nguyên nhân đau mắt trắng từ giai đoạn khởi phát sớm. Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ có thể bị hỏng mắt. Nguy hiểm nhất, bệnh đau mắt trắng có thể gây ra biến chứng ung thư võng mạc, đe dọa đến tính mạng của trẻ nếu không được điều trị tích cực.
Nguyên nhân của bệnh đau mắt trắng ở trẻ em có thể kể đến như: đục thủy tinh thể, xơ hóa võng mạc, hoặc tổn thương võng mạc do ký sinh trùng,…Ngoài ra, thói quen xấu như việc trẻ hay dụi mắt, ăn đồ không đảm bảo vệ sinh, cũng dễ khiến trẻ bị nhiễm ký sinh trùng. Đồng thời, trẻ sinh non với cân nặng dưới 1,5 kg có nguy cơ cao bị xơ hóa võng mạc cũng có thể là một trong những nguyên dân dẫn đến bệnh đau mắt trắng ở trẻ em.
2. Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em
Bệnh đau mắt đỏ rất thường gặp ở trẻ em, bệnh dễ lây lan và bùng thành dịch trong cộng đồng. Bệnh có thể lây từ người này sang người kia qua đường hô hấp, khi người lành tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết của một người mắc bệnh đau mắt đỏ.
Nguyên nhân của bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em là do nhiễm vi khuẩn, hay các loại siêu vi như Adeno. Thời gian ủ bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em là khoảng 3 ngày. Biểu hiện đầu tiên nhận thấy được trẻ có thể chỉ là sốt cao, sau đó, trẻ xuất hiện các triệu chứng khác như ho, đau họng, kèm theo ngứa mắt, đỏ mắt, lòng trắng mắt của trẻ bị sưng lên và đỏ, trẻ sợ ánh sáng,…
Thông thường, đau mắt đỏ ở trẻ chỉ xảy ra ở một bên mắt, sau đó sẽ lan sang mắt còn lại. Tùy theo mức độ, nếu tình trạng nặng, mắt của trẻ có thể sưng rất nhiều và kèm theo xuất huyết. Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em là một bệnh lành tính rất dễ khỏi, nhưng nếu không xử lý đúng cách và kịp thời, mắt trẻ có thể bị bội nhiễm, viêm loét giác mạc,… thậm chí có thể gây mù lòa.
3. Đau mắt hột ở trẻ em
Tìm hiểu thêm: Bé 12 tháng tuổi ăn cơm được chưa và câu trả lời đầy đủ nhất cho mẹ
Đau mắt hột ở trẻ là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây nên và có ảnh hưởng đến kết mạc của mắt, giác mạc, mí mắt. Đau mắt hột ở trẻ có thể lây lan khi nói chuyện, tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với dịch tiết mắt, mũi của người bệnh.
Dấu hiệu mà cha mẹ có thể quan sát thấy khi trẻ mắc bệnh đau mắt hột có thể kể đến như: mắt sưng tấy, đỏ, chảy nước mắt, ngứa mắt, cộm mắt,…do xuất hiện các hạt nhỏ trong mắt. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh đau mắt hột có thể dẫn đến mở đục giác mạc, gây mù lòa ở trẻ.
4. Phòng tránh và điều trị các loại bệnh đau mắt ở trẻ em
Khi phát hiện con có dấu hiệu các dạng bệnh đau mắt, điều đầu tiên cần làm là đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, nếu không, sẽ để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm, thậm chí, có thể gây mù lòa hay tử vong cho trẻ.
Bên cạnh đó, cha mẹ không được tự ý sử dụng thuốc cho con. Việc chăm sóc con tại nhà như chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và vệ sinh cho trẻ bị bệnh đau mắt cần hợp lý, khoa học với sự hướng dẫn của các y bác sĩ, để quá trình hồi phục sức khỏe của trẻ diễn ra hiệu quả và nhanh chóng hơn.
Ngoài ra, cha mẹ cần lưu ý cách phòng tránh bệnh đau mắt cho trẻ như:
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với những người đang có bệnh về mắt, không cho trẻ dụi mắt làm tổn thương mắt, không đi bơi, hoặc đến nơi đông người khi đang có dịch đau mắt. Đồng thời, cho trẻ đeo kính khi đi ra đường để tránh bụi vào mắt.
>>>>>Xem thêm: 5 nguyên nhân phổ biến khiến trẻ ngày càng hung dữ mà mẹ không ngờ tới
- Trong gia đình, cần sử dụng đồ riêng cho mỗi thành viên, không được sử dụng chung các vật dụng như: khăn mặt, ly, chén, thau rửa mặt,…
- Bên cạnh đó, cần thường xuyên rửa mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý trong ngày, thường xuyên tập bé rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn loại dành cho trẻ em.
- Cuối cùng, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ chế độ dinh dưỡng, các bài tập luyện thể dục thể thao một cách hợp lý, để có thể giúp trẻ tăng cường khả năng miễn dịch, thực phẩm tăng sức đề kháng nhằm hỗ trợ phòng ngừa bệnh đau mắt của trẻ em.
Từ những thông tin cơ bản về 3 dạng bệnh đau mắt ở trẻ em thường gặp, bao gồm đau mắt đỏ, đau mắt trắng , và đau mắt hột – ở trên, hẳn cha mẹ đã tự bổ sung kiến thức về cách phòng ngừa và chăm sóc con phát triển khỏe mạnh.
Trần Trần tổng hợp