Bệnh chàm sữa rất hay tái phát khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu cùng những nốt mẩn đỏ trên da. Nếu không được khắc phục và điều trị đúng cách, chàm sữa tái đi tái lại có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Trong bài viết này, Blogtretho.edu.vn cùng mẹ xem lại bệnh chàm như thế nào, cũng như làm sao để chúng ta hạn chế bệnh cho con, để tránh tái phát nhiều lần mẹ nhé.
Bạn đang đọc: Bệnh chàm sữa ở trẻ và cách để mẹ hạn chế bệnh cho con
Contents
1. Về bệnh chàm sữa ở trẻ
Bệnh chàm sữa (Atopic dermatitis) còn có nhiều tên gọi khác như lác sữa, viêm da cơ địa, eczema là tình trạng viêm da kéo dài, tái diễn liên tục với biểu hiện ngứa ngáy kèm mụn nước li ti. Chàm sữa phổ biến ở những trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi và có thể tự khỏi khi lớn lên. Tuy nhiên, ở nhiều trường hợp, chàm sữa sẽ tái phát khi trẻ được 4 tuổi và trở thành chàm thể tạng.
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng chàm sữa ở trẻ
Bệnh chàm sữa có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể là:
- Những bé có cơ địa dễ bị dị ứng hoặc do gia đình có người bị hen suyễn, mề đay, dị ứng da do thời tiết, chàm thể tạng,…
- Bé cũng có thể bị dị ứng do nguồn thức ăn của mẹ, cụ thể là mẹ ăn nhiều đồ tanh, hải sản, nhiều đạm mà cơ thể con vẫn chưa thích ứng được.
- Các tác nhân bên ngoài cũng có thể khiến con bị chàm sữa như: Khói bụi, thời tiết, lông động vật hoặc đồ chơi của trẻ không được vệ sinh kỹ.
- Do da con tiếp xúc với các hóa chất như nước hoa, nước giặt, xả hoặc thuốc nhuộm vải.
- Bệnh chàm sữa cũng rất dễ khiến mẹ nhầm lẫn với các bệnh ngoài da khác, do đó mẹ cần tìm hiểu thật rõ về dấu hiệu, triệu chứng đặc trưng để đưa ra cách khắc phục phù hợp nhất nhé.
3. Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh chàm sữa
Biểu hiện chung của bệnh chàm sữa ở trẻ gồm 3 triệu chứng cơ bản nhất là khô da, đỏ da và ngứa với 5 giai đoạn phát triển của bệnh, bao gồm:
- Giai đoạn khởi bệnh: Giai đoạn này sẽ xuất hiện với những triệu chứng nổi hồng ban đỏ, nổi những hạt trắng trên da rồi chuyển thành mụn nước.
- Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này, những vết chàm sữa có thể lây lan lên trán, xuống cằm và nhiều vùng khác trên cơ thể, một số trường hợp nặng hơn chúng có thể lây lan lên các vùng duỗi cánh tay, khuỷu đầu gối và toàn thân. Tuy nhiên, dấu hiệu để mẹ đễ dàng phân biệt ở bệnh này là vùng quanh mắt, quanh mũi, miệng sẽ không có vết chàm xuất hiện.
- Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn mà da trẻ có những tổn thương xuất hiện khi trẻ gãi. Mức độ ngứa của bệnh chàm sữa cũng sẽ khác nhau tùy vào từng bé, có bé ngứa nhiều, có bé ngứa ít. Nhưng nếu tình trạng bé gãi nhiều sẽ gây trầy xước và tổn thương da, từ đó gây viêm da nặng. Nếu không được vệ sinh cẩn thận cho bé, các vết mụn vỡ sẽ bết dích trên vùng chàm tạo thành một lớp hóa sừng bì cứng. Thậm chí nhiều trường hợp gây ra nút nẻ hơn gây rỉ máu và nhiễm trùng, để lại sẹo.
- Giai đoạn 4: Lúc này, các mụn nước đã vỡ, sau một thời gian trên da chỉ còn lại huyết thành và hình thành vảy. Lớp vảy bong dần ra để lại lớp da mỏng nhẵn bóng.
- Giai đoạn 5: Khi lớp da ở giai đoạn 4 bị rạn nứt, bong vảy thành mảng hoặc vụn cám, da bé sẽ dày lên theo đó sắc tố do chàm cũng tăng lên.
Tìm hiểu thêm: Cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh và những yếu tố giúp bé tăng cân các mẹ nên biết
4. Điều trị chàm sữa cho con như thế nào
Việc điều trị bệnh chàm ở trẻ cho dứt hẳn là rất khó vì mục đích chính của việc điều trị này là làm bình thường hóa là da để hạn chế tái phát. Do đó, với những trẻ bị chàm sữa ở giai đoạn đầu cần chăm sóc da bằng những sản phẩm đặc biệt, hạn chế tối đa nguy cơ phải chữa trị bằng thuốc. Trong trường hợp nếu chàm sữa chuyển biến gây tổn thương da như nổi đỏ, chảy dịch,… bố mẹ có thể bôi cho con những loại thuốc/ dung dịch sát khuẩn theo chỉ định của bác sĩ để giảm viêm da và ngứa.
Ngoài ra khi chăm sóc trẻ chàm sữa, bố mẹ cần lưu ý , nếu bé bị chàm sữa nhẹ không nên dùng ngay thuốc bôi cho con mà chỉ cần vệ sinh sạch sẽ vùng da đang bị viêm với dung dịch lactacid pha với nước ấm, mỗi ngày chỉ cần bôi lên da của con từ 2 đến 3 lần là được. Nếu nhận thấy tình trạng không thuyên giảm hoặc có chiều hướng xấu, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để sử dụng sản phẩm chăm sóc da, hoặc thuốc và cách bôi phù hợp và an toàn cho bé.
Tuyệt đối tránh tự ý mua thuốc bôi cho trẻ, cũng không nên đắp lá, thuốc theo dân gian bởi điều này vô tình sẽ làm bệnh nặng thêm.
5. Cách hạn chế bệnh chàm sữa ở trẻ
Bên cạnh những nguyên nhân gây ra chàm sữa như di truyền hoặc do cơ địa của con thì bố mẹ có thể điều trị chàm sữa bằng các cách khắc phục, hạn chế những yếu tố bên ngoài gây ảnh hưởng với những biện pháp sau:
- Đối với trẻ đang bú mẹ thì mẹ nên tránh cho sử dụng các loại thực phẩm dễ gây kích ứng hoặc lên men như đồ biển, trứng, đậu phộng, cà chua và duy trì việc cho con bú sữa mẹ ít nhất lâu nhất có thể, tối đa là 2 năm.
>>>>>Xem thêm: Cháo măng tây cho bé thơm ngon mẹ không nên bỏ qua
- Bố mẹ nên tắm cho con bằng nước ấm và thời gian tắm chỉ dưới 15 phút. Bên cạnh đó, chỉ nên cho bé dùng sữa tắm dịu nhẹ, độ PH trung tính, nhẹ, thích hợp riêng cho da bị chàm.
- Cho bé mặc các loại quần áo mềm, bằng bông để tránh gây tổn thương da. Và mẹ nhớ thường xuyên cắt móng tay, chân đêt hạn chế béo cào/ gãi vào vùng tổn thương.
- Nên thay tã và quần áo thường xuyên để tránh mồ hôi gây ẩm ướt khó chịu.
- Trong trường hợp trẻ bú sữa ngoài, nếu nghi ngờ trẻ bị dị ứng đạm sữa, các mẹ nên đổi sữa sang sữa thủy phân đạm 2-3 tuần sau đó lại thử lại.
- Các chuyên gia da liễu khuyến cáo, những trẻ bị chàm sữa ở giai đoạn đầu và giai đoạn cấp không nên nhập viện vì môi trường bệnh viên dễ làm bé nhiễm trùng hơn.
Bệnh chàm sữa là một bệnh mạn tính không lây, ở trẻ, bệnh thường xuất hiện ở tháng thứ 3 và giảm dần sau một vài năm. Nhưng, bệnh chàm ở trẻ thường rất dễ tái phát. Vì thế, ngoài hiểu về bệnh, xác định nguyên nhân, điều trị hiệu quả, mẹ cũng cần chú ý làm sao để hạn chế bệnh cho con cao nhất có thể, để con luôn khỏe và không bị bệnh tấn công trở lại nhé.
Hiền Anh tổng hợp