Bệnh béo phì ở trẻ em và những điều bố mẹ nên biết để chăm sóc bé tốt hơn

Rate this post

Bệnh béo phì ở trẻ em đang là vấn đề toàn cầu với mức độ tăng nhanh đáng kể hàng năm. Nhiều bậc phụ huynh chưa hiểu đúng về bệnh béo phì, nên vô tình khiến các bé bị béo phì và không biết cách giải quyết như thế nào. Chính vì vậy, để bố mẹ có những nắm bắt một cách đúng đắn về sự phát triển của bé và làm giảm nguy cơ béo phì phổ biến hiện nay, Blogtretho.edu.vn đã tổng hợp những thông tin hữu ích liên quan đến bệnh béo phì ở bài viết dưới đây. Các bậc phụ huynh cùng tham khảo nhé.

Bạn đang đọc: Bệnh béo phì ở trẻ em và những điều bố mẹ nên biết để chăm sóc bé tốt hơn

Bệnh béo phì ở trẻ em và những điều bố mẹ nên biết để chăm sóc bé tốt hơn

1. Bệnh béo phì ở trẻ em

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, tỷ lệ béo phì ở trẻ em hiện nay đã tăng gấp 2 lần so 30 năm trước. Béo phì là tình trạng dư thừa mỡ phân bố bất thường trên cơ thể, với cân nặng cao hơn mức cân nặng nên có tương ứng với chiều cao. Một trẻ vị thành niên béo phì thì có 50% khả năng sẽ trở thành béo phì người lớn. Và con số này tăng lên 70 – 80% nếu có cha hoặc mẹ béo phì.

Để chắc chắn béo phì, cần tính BMI đối với trẻ ≥ 10 tuổi và tính cân nặng lý tưởng so với chiều cao đối với trẻ

  • Cân nặng lý tưởng so với chiều cao (IBWH)= cân nặng đo được/Cân nặng trung bình so với chiều cao) x 100. Béo phì khi IBWH ≥ 120%
  • Cân nặng so với chiều cao: Béo phì khi cân nặng so với chiều cao > + 2SD
  • Cách tính béo phì ở trẻ em theo BMI: Chỉ số khối cơ thể (BMI)=Cân nặng (kg)/(Chiều cao)x2 (m). Trẻ em thừa cân và béo phì khi chỉ số BMI theo tuổi lớn hơn 85th.

Trường hợp nào trẻ dễ bị béo phì :

  • Trẻ có cha hay mẹ béo phì.
  • Trẻ là con trong gia đình khá giả, trình độ học vấn của cha mẹ cao, thu nhập của cha mẹ cao.
  • Trẻ là con một, hay chỉ sống với một cha hoặc mẹ.
  • Trẻ xem ti vi, chơi game, giải trí với vi tính nhiều.
  • Trẻ không có thói quen tập thể dục.
  • Trẻ có thói quen ăn sau 20 giờ, ăn ngọt, ăn vặt, ăn hàng quán nhiều.
  • Trẻ không có thói quen ăn nhiều rau và trái cây.

Bệnh béo phì ở trẻ em và những điều bố mẹ nên biết để chăm sóc bé tốt hơn

2. Nguyên nhân gây ra bệnh béo phì ở trẻ em

10% trẻ béo phì có nguyên nhân thứ phát sau một bệnh khác như nội tiết, di truyền, thần kinh, do thuốc. Còn lại 90% trẻ béo phì được cho là nguyên phát. Bạn có thể cho trẻ xét nghiệm máu và khám lâm sàng để tìm ra nguyên nhân gây bệnh béo phì.

2.1 Nguyên nhân phổ biến

  • Đây là tình trạng tăng lượng thu vào và giảm lượng tiêu hao làm tăng tích tụ mỡ trong cơ thể đặc biệt là ở bụng, mông, đùi và vai.
  • Béo phì thường gặp ở các bé ăn nhiều, ít hoạt động và giảm chuyển hoá thân nhiệt. Trẻ béo phì thường cao hơn ở lứa tuổi trước dậy thì, nhưng lâu dài trẻ ngưng tăng trưởng sớm và có chiều cao trung bình thấp ở tuổi trưởng thành.
  • Dạng béo phì này thường mang tính gia đình. Những trẻ có bố mẹ, ông bà béo phì thường có nguy cơ dễ béo phì,; có thể tìm thấy gen gây béo (Leptin).
  • Sai lầm trong cách chăm sóc chế độ dinh dưỡng cho trẻ : đây là sai lầm của bố mẹ khá phổ biến khi cho trẻ ăn quá nhiều chất béo, đồ ăn nhanh, nước soda, hoặc ăn quá nhiều thức ăn trong ngày, ăn vặt quá mức khiến thừa calo, …
  • Trẻ có cân nặng sơ sinh quá cao hoặc ngủ ít ở trẻ em dưới 5 tuổi cũng là nguyên nhân béo phì.
  • Khẩu phần năng lượng ăn vào vượt quá nhu cầu năng lượng của cơ thể, do đó năng lượng dư thừa được chuyển thành mỡ tích lũy trong các tổ chức.
  • Đối với một số ít trẻ em, thuốc (ví dụ, một số loại thuốc tâm thần) có tác dụng phụ làm tăng nguy cơ béo phì cho trẻ.
  • Do ảnh hưởng của tâm lí: Những trẻ bị trầm cảm, stress cũng có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao hơn các trẻ bình thường.

Bệnh béo phì ở trẻ em và những điều bố mẹ nên biết để chăm sóc bé tốt hơn

2.2 Béo phì do nội tiết cơ thể

  • Trẻ có các vấn đề về hormone và trao đổi chất.
  • Tổn thương vùng dưới đồi có xu hướng gây béo phì nặng.
  • Béo phì do suy giáp trạng : béo toàn thân, lùn , da khô và thiểu năng trí tuệ.
  • Béo do cường năng tuyến thượng thận (U nam hoá vỏ tượng thận): béo bụng, da đỏ có vết rạn , nhiều trứng cá, huyết áp cao.
  • Béo phì do thiểu năng sinh dục : Thường gặp trong 1 số hội chứng: Prader-Willi béo bụng, lùn, thiểu năng trí tuệ và hay gặp tinh hoàn ẩn. Lorence Moon Biel béo đều toàn thân, đái nhạt, thừa ngón và có tật về mắt
  • Béo phì do các bệnh về não : Thường gặp do các tổn thương vùng dưới đồi, sau di chứng viêm não. Béo thường có kèm theo thiểu năng trí tuệ hoặc có triệu chứng thần kinh khu trú.
  • Béo phì do dùng thuốc : Uống Corticoid kéo dài trong điều trị bệnh hen, bệnh khớp, hội chứng thận hư hoặc vô tình uống thuốc đông y có trộn lẫn corticoid để điều trị chàm, dị ứng và hen. Đặc điểm béo của hội chứng Cushing, béo bụng là chủ yếu và không tìm thấy nguyên nhân trừ khai thác bệnh sử có sử dụng thuốc corticoid.

Các yếu tố tác động đến tình trạng béo phì ở trẻ em

  • Tiền sử gia đình : 80% trẻ béo phì nặng có một hoặc cả hai bố mẹ cùng béo phì. Cân nặng khi đẻ : nếu cân khi đẻ > 4 kg, trẻ sau này nuôi dưỡng trong môi trường tốt cũng dễ bị béo phì hơn những trẻ có cân nặng khi đẻ bình thường. Gia đình có ít con tỷ lệ béo phì cao hơn.
  • Ăn nhiều thực phẩm béo : Các thức ăn hàng ngày sử dụng nhiều dầu , mỡ dễ gây béo. Các loại ăn nhanh (Snack) thường có năng lượng và mỡ cao, kích thích trẻ ăn nhiều hơn.
  • Trẻ bị thiểu năng trí tuệ : Trẻ bị thiểu năng trí tuệ với bản năng tự kìm chế đồ ăn kém nên dễ dẫn đến ăn quá mức và ăn không biết no. Mặt khác ở những trẻ này khả năng giao tiếp xã hội bị hạn chế trẻ ít có cơ hội chơi đùa nên thường tìm đến ăn như là trò chơi tự tiêu khiển cho bản thân mình.
  • Trẻ hoạt động ít : Thói quen này nếu kéo dài lâu sẽ dẫn đến tình trạng béo phì. Hay xem vô tuyến lại thường ăn vặt hoặc uống nước ngọt 1 cách thụ động trẻ vô tình đã nạp thêm năng lượng.

Bệnh béo phì ở trẻ em và những điều bố mẹ nên biết để chăm sóc bé tốt hơn

3. Tác hại của bệnh béo phì với trẻ em

Nguy cơ bệnh tim mạch :

Rối loạn lipid máu, tăng huyết áp và kháng insulin thường thấy ở trẻ em béo phì và rối loạn lipid máu xuất hiện liên quan tới tăng tích lũy mỡ trong ổ bụng. Những rối loạn lipid máu, huyết áp và insulin máu ở trẻ em sẽ kéo dài đến thời kỳ thanh niên. Điều này làm trẻ gặp nhiều vấn đề về bệnh tim mạch.

Biến chứng gan :

Nhiễm mỡ gan và tăng men gan (transaminase huyết thanh). Các bất thường men gan cũng có thể liên quan với bệnh sỏi mật.

Hệ nội tiết, chuyển hóa :

Tình trạng kém dung nạp glucose, kháng insulin, nặng hơn là bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa mỡ máu, tăng acid uric gây bệnh gút.

Các biến chứng về giải phẫu, xương khớp

  • Trẻ béo phì dễ gặp các biến chứng về mặt giải phẫu. Nghiêm trọng là bệnh Blount (một dị dạng xương chày do phát triển quá mạnh), dễ bị bong gân mắt cá chân.
  • Sức nặng đè lên các khớp càng lớn, nhất là vùng lưng, khớp háng, khớp gối, cổ chân làm cho các khớp này sớm bị tổn thương và lão hóa nhanh.
  • Những phần xương chưa đủ sức để chịu tải trọng của thịt, nếu kéo dài sẽ dẫn tới tổn thương sụn, từ đó sinh ra chứng đầu gối lật vào trong hoặc ngoài cũng như chứng bàn chân bẹt.

Các biến chứng khác của bệnh béo phì

  • Gây nên những tình trạng da như phát ban, nhiễm trùng nấm và mụn.
  • Béo phì ở trẻ em còn có thể dẫn tới việc suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và nhất là gây chứng khó thở.
  • Nghẽn thở khi ngủ và bệnh giả u não. Nghẽn thở khi ngủ có thể gây chứng thở quá chậm và thậm chí ở những trường hợp nặng có thể gây tử vong. Bệnh giả u não là một bệnh hiếm gặp liên quan đến tăng áp suất trong sọ não, đòi hỏi cần phải đi khám ngay.
  • Tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe như huyết áp cao, tiểu đường, ung thư, đau tim, ngủ khó thở, viêm khớp mãn tính và bệnh đường mật.
  • Trẻ bị béo phì thường sống ít giao tiếp hơn, bởi trẻ dễ bị bạn bè trêu chọc, khinh thường, phân biệt đối xử thậm chí còn bắt nạt.
  • Trẻ béo phì thường dậy thì sớm nên sẽ làm kìm hãm sự tăng trưởng chiều cao của trẻ khi trưởng thành.
  • Béo phì trong tuổi thiếu niên làm tăng nguy cơ mắc bệnh như suy giảm trí nhớ, suy giảm chức năng hô hấp, tỷ lệ mắc ung thư cao… và tử vong sớm hơn người bình thường khi trưởng thành.
  • Trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ cũng có thể gặp khó khăn như: chậm chạp, không linh hoạt, khó tham gia vào các hoạt động tập thể, vận động với người khác…
  • Những bé gái thừa cân có thể có chu kỳ kinh nguyệt không đều và các vấn đề về sức khỏe sinh sản khi trưởng thành.

Tìm hiểu thêm: Chữa sâu răng cho trẻ cực hay bằng 5 loại thảo dược “cây nhà lá vườn”

Bệnh béo phì ở trẻ em và những điều bố mẹ nên biết để chăm sóc bé tốt hơn

4. Làm gì để trẻ em phòng tránh được bệnh béo phì

  • Dinh dưỡng hơp lý cho người mẹ trong thời gian có thai: Mức tăng cân hợp lý trong thời gian mang thai của bà mẹ là 10-12 kg. Cân nặng sơ sinh cao (>3500 gram) hoặc thấp (
  • Nuôi con bằng sữa mẹ ngay sau sinh và tiếp tục cho trẻ bú đến 18-24 tháng.
  • Cho trẻ ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm; chế độ ăn dặm cân đối, hợp lý, bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng cho bé theo độ tuổi, kiểm soát cân nặng của trẻ thường xuyên.
  • Đa dạng các loại thức ăn tốt cho sức khỏe như các thực phẩm cung cấp chất đạm, chất béo, chất bột, chất xơ (thịt, cá, thịt gà, trứng, đậu nành, lạc, gạo, bắp, các loại hoa quả…)
  • Việc uống đủ nước sẽ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ và giảm cảm giác thèm ăn vặt cũng như những loại nước ngọt không tốt cho sức khỏe.
  • Các mẹ hãy sáng tạo trong việc bổ sung những món ăn lành mạnh vào thực đơn của trẻ.
  • Cho ăn đúng giờ theo bữa. Cho trẻ ăn nhiều bữa mỗi ngày với số lượng ăn vừa phải.
  • Bạn không nên để trẻ quá đói trước bữa ăn vì như vậy sẽ khiến trẻ ăn nhiều hơn.
  • Cho trẻ ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, uống nước hoa quả hoặc ăn hoa quả tươi thay cho nước ngọt có ga.
  • Hạn chế các loại bánh kẹo, đường mật, kem, sữa đặc có đường.
  • Không nên dự trữ trong nhà các loại thức ăn giàu năng lượng, như bơ, pho mát, bánh, kẹo, chocolat, kem, nước ngọt.
  • Không nên cho trẻ ăn nhiều vào buổi tối trước khi đi ngủ. Ddây là cách phòng tránh tình trạng thừa cân béo phì cho trẻ em hiệu quả.
  • Không nên cho trẻ ăn vặt hoặc ăn quá nhiều thực phẩm có chứa nhiều đường, không ăn quá no đặc biệt là trong bữa sáng.
  • Khi trẻ bị béo phì thì chế độ ăn uống phải có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Hãy cùng trẻ tập thể dục thể thao, rủ trẻ cùng làm việc nhà, chơi vói trẻ …
  • Tránh cho trẻ ngồi lâu một chỗ, đọc truyện, chơi game kéo dài. Không chơi game hay xem ti vi quá 2 giờ một ngày.
  • Cha mẹ hay thành viên khác trong gia đình phải cùng thực hiện hành vi ăn uống và vận động thể lực lành mạnh để làm gương cho trẻ.
  • Cha mẹ nên tập cho trẻ ngủ trước 21 giờ và số giờ ngủ trung bình mỗi ngày tùy từng lứa tuổi.
  • Theo dõi tăng trưởng của trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng tại gia đình và trường học đẻ phát hiện sớm dấu hiệu béo phì để xử lý kịp thời.

Bệnh béo phì ở trẻ em và những điều bố mẹ nên biết để chăm sóc bé tốt hơn

5. Bệnh béo phì ở trẻ em điều trị như thế nào

Điều trị bệnh béo phì ở trẻ là cả một quá trình chứ không phải giải quyết qua một hay hai lần khám bệnh được. Trong trường hợp tất cả các phương pháp phòng chống và điều trị béo phì thừa cân ở trẻ em ở trên đều không thành công thì có thể thực hiện phẫu thuật giảm béo phì khi trẻ tới tuổi vị thành niên.

5.1 Các xét nghiệm phát hiện béo phì ở trẻ em

  • Rối loạn Lipids máu : Cholesterol, Triglyxerit có thể tăng
  • Rối loạn đường máu và dung nạp glucose
  • Định lượng nội tiết tố tuyến thượng thận; tuyến giáp; tuyến yên…
  • Thăm dò tìm nguyên nhân béo phì: chụp sọ não, SA ổ bụng…

5.2 Chế độ ăn khoa học

  • Hạn chế thực phẩm giầu năng lượng như dầu mỡ, đường, bánh kẹo ngọt và cho trẻ ăn hạn chế tinh bột, kiểm soát chế độ ăn trẻ không tăng cân hoặc tăng
  • Lập 1 chế độ ăn hợp lý cho trẻ béo phì : hạn chế các thức ăn nhiều đạm, đường, chất béo.
  • Tăng cường cho trẻ ăn rau xanh và hoa quả tươi, tìm hiểu sở thích của trẻ, tạo cho trẻ ăn nhiều thức ăn khác nhau, giúp trẻ không bị chán ăn.
  • Cho trẻ ăn chậm nhai kỹ, bữa ăn nên kéo dài tối thiểu 20 phút, duy trì bữa ăn gia đình đều đặn. Lập giờ giấc bữa ăn chính và bữa phụ cố định để trẻ biết rõ thời gian các bữa ăn.
  • Tránh xa các loại thức ăn đóng hộp và đồ ăn nhanh.
  • Cho trẻ uống nhiều nước, nước hoa quả thay cho nước ngọt.
  • Cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày, ăn từng ít một tránh tình trạng ăn nhiều một lúc.
  • Không áp dụng chế độ ăn kiêng quá mức hoặc uống thuốc để giảm cân.
  • Nên chọn các loại sữa năng lượng thấp, sữa không đường, tách béo, sữa dành cho trẻ thừa cân béo phì, khoảng 400ml – 500ml mỗi ngày theo nhu cầu khuyến nghị của tuổi. Bí quyết giúp trẻ vẫn tăng cân mà không béo phì là đây, phụ huynh có thể tham khảo nhé.

5.3 Thể dục trị liệu giúp trị béo phì cho trẻ

  • Hướng cho trẻ tìm môn thể thao phù hợp mà trẻ thích như nhảy dây, bơi lội, chạy hoặc đi bộ nhanh khoảng 60 phút/ ngày và ít nhất 4-5 ngày mỗi tuần.
  • Tạo thói quen năng động trong mọi hoạt động của trẻ, cho trẻ cùng bạn làm các công việc như lau nhà, dọn bàn, dọn dẹp phòng riêng, chăm sóc vườn cây …
  • Hãy khuyến khích con chơi các trò chơi lành mạnh với bạn cùng trang lứa, hoặc với một số loại đồ chơi kích thích trí thông minh của trẻ. Ngoài ra, bạn hãy tổ chức các chuyến đi dã ngoại, leo núi cùng với gia đình để con cảm thấy mình không đơn độc và quá trình rèn luyện thể chất trở nên dễ dàng, vui vẻ hơn.

5.4 Điều chỉnh hành vi cho trẻ

  • Cho trẻ ghi nhật ký ăn uống và vận động trong một tuần.
  • Cung cấp kiến thức về dinh dưỡng cho bé, chỉ cho bé những sản phẩm dinh dưỡng và lành mạnh.
  • Hạn chế dự trữ thức ăn ngọt béo trong nhà, chỉ ăn tại bàn ăn và không ăn nơi khác trong nhà, cha mẹ không ép trẻ ăn, không yêu cầu trẻ phải ăn hết toàn bộ suất ăn.

Bệnh béo phì ở trẻ em và những điều bố mẹ nên biết để chăm sóc bé tốt hơn

6. Những bí quyết cho mẹ khi chăm sóc trẻ không bị bệnh béo phì

  • Mẹ nên khuyến khích con dành nhiều thời gian hơn để chơi các trò vận động thay vì ngồi một chỗ xem tivi hoặc giải trí trên các thiết bị công nghệ.
  • Trẻ nhỏ hình thành thói quen ăn uống khi lên 3. Do đó, chính cách nuôi dạy của cha mẹ sẽ tác động đến ý thức ăn uống ở con mình.
  • Mẹ nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu. Tuyệt đối không bổ sung thêm một loại thực phẩm nào khác.
  • Khi lựa chọn đồ ăn cho trẻ em, mẹ hãy kiểm tra các thành phần natri, các chất làm ngọt nhân tạo, tổng giá trị dinh dưỡng và lượng calo trong một sản phẩm. Tất cả những thông tin này sẽ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc xác định loại thực phẩm tốt cho sức khỏe của trẻ.
  • Một bữa ăn cung cấp nhiều năng lượng có thể sẽ là một lựa chọn lành mạnh nếu nó đem lại giá trị dinh dưỡng đáng kể với các vitamin A, B, C, D, sắt và canxi. Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu đối vớ sự phát triển của bé, rau giúp cơ thể cân bằng năng lượng và tiêu hóa tốt hơn.
  • Cách bổ sung trái cây tốt nhất là cắt nhỏ và cho ăn từng miếng để tránh dư đường và giảm tình trạng hao hụt chất xơ. Năng lượng dư thừa từ nước trái cây cũng khiến cho trẻ không muốn ăn thêm các loại thực phẩm giàu chất xơ, protein và chất béo lành mạnh khác.
  • Ngũ cốc thường là bữa sáng nhanh gọn và ngon miệng cho trẻ nhỏ.  Tốt nhất nên dùng trái cây, sữa chua ít béo, trứng và bột yến mạch để cung cấp đủ năng lượng bé cần cho một ngày dài.
  • Bánh mì có thể là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh tiểu đường. Để đảm bảo, có thể chọn những loại gói có ghi 100% ngũ cốc nguyên hạt.
  • Một hũ sữa chua đạt tiêu chuẩn phải cung cấp khoảng 380 calo với 76g đường. Vì thế bạn nên cho trẻ ăn với lượng vừa phải để giảm sự tích tụ calo.
  • Bạn nên tự mình chế biến một món salad với rau, củ quả tươi, ít muối và dầu ô liu để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ để trẻ có nhiều dưỡng chất và giảm nguy cơ bị béo phì.
  • Bé nên ăn chậm, nhai kỹ, không vừa ăn vừa xem TV hoặc ăn vặt trước khi dùng bữa chính. Hạn chế cho con sử dụng nước ngọt, các loại thức ăn nhanh hoặc bánh kẹo chứa quá nhiều chất ngọt, đường. Tập cho trẻ uống sữa không đường.
  • Nếu chỉ số chiều cao và cân nặng thừa hoặc thiếu so với tiêu chuẩn bình thường thì mẹ nên đưa con đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị ngay.

Bệnh béo phì ở trẻ em và những điều bố mẹ nên biết để chăm sóc bé tốt hơn

>>>>>Xem thêm: 5 thời điểm cho trẻ bú dưới đây có thể lấy mạng con bất cứ lúc nào, mẹ đọc để tránh nhé!

Bệnh béo phì ở trẻ em có nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của bé như vậy đó. Từ bệnh béo phì có thể gây nên nhiều bệnh nguy hiểm khác mà bố mẹ không thể lường trước được. Chính vì vậy, việc phòng tránh và điều trị bệnh béo phì ở trẻ em phụ thuộc rất nhiều ở sự cố gắng của cả gia đình, từ việc ăn uống lành mạnh, vận động thường xuyên và cần có những hiểu biết đúng đắn về bệnh béo phì để kiểm soát nó. Vì sự phát triển của con em chúng ta, Blogtretho.edu.vn mong bố mẹ hãy chăm sóc bé thật chu đáo và khoa học nhé.

Chi Lê tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *