Bé sơ sinh thở khò khè, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Rate this post

Bé sơ sinh thở khò khè là tình trạng bé thở ra những tiếng thở liên tục mang tính nhạc nghe thấy từ ngực bé, âm sắc có thể cao hoặc thấp. Các bố mẹ có thể nhận được ra điều này bằng các áp tai gần miệng hoặc mũi của bé, đặc biệt là khi con ngủ, sẽ thấy tiếng thở lạ, gần giống với tiếng ngáy nhẹ.

Bạn đang đọc: Bé sơ sinh thở khò khè, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Bé sơ sinh thở khò khè có thể là dấu hiệu đầu tiên của nhiều loại bệnh khác nhau, đặc biệt là bệnh về đường hô hấp. Do đó, để xác định biện pháp điều trị phù hợp, phụ huynh nên tìm hiểu những nguyên nhân tạo ra tiếng thở khác lạ của bé.

Bé sơ sinh thở khò khè, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

1. Nguyên nhân khiến bé sơ sinh thở khò khè

Khò khè xảy ra khi bé bị các bệnh liên quan đến tắc nghẽn đường thở, chủ yếu là tắc nghẽn phế quản.

1.1 Khò khè cấp tính

Bé sơ sinh thở khò khè có thể là do bé bị:

Hen phế quản

Viêm tiểu phế quản

Viêm phế quản

Viêm thanh khí quản

Viêm khí quản do vi trùng

Dị vật đường thở cấp tính

Dị vật thực quản

Bé sơ sinh thở khò khè, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

1.2 Khò khè mạn tính hoặc khò khè tái phát

Bé sơ sinh khò khè mạn tính có thể là do dị dạng cấu trúc hoặc có những bất thường chức năng trong cơ thể

  • Dị dạng cấu trúc:

– Mềm sụn khí quản

– Hẹp khí quản/ khe khí quản

– U chèn ép

– Tim lớn…

  • Bất thường chức năng:

– Hen phế quản

– Trào ngược dạ dày thực quản

– Hít sặc tái phát

– Bệnh xơ nang

– Suy giảm miễn dịch

– Dị vật khí quản/ thực quản 

– Phù phổi

– Rối loạn dây thanh…

Tìm hiểu thêm: Trẻ 3 tháng tuổi lười ăn bố mẹ cần lưu ý những điều này

Bé sơ sinh thở khò khè, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Bé sơ sinh thở khò khè có thể là do hen phế quản – Ảnh Internet

Chính vì vậy, phụ huynh cần phải chú ý theo dõi bé liên tục để phát hiện kịp thời những bất thường trong cơ thể bé, từ đó có thể điều trị tốt nhất cho bé.

2. Điều trị bé sơ sinh thở khò khè

2.1. Điều trị qua thăm khám

Các mẹ nên cho con đi khám ngay để được điều trị kịp thời khi bé sơ sinh thở khò khè có những triệu chứng nghiêm trọng như:

  • Bé sơ sinh thở khò khè, thở khó khăn, lồng ngực đập mạnh, co rút lồng ngực mỗi lần hít thở, da tím tái, xanh xao.
  • Bé thở khò khè đi kèm với tình trạng nôn mửa, sốt.
  • Bé dưới 3 tháng tuổi thở khò khè
  • Tình trạng bé sơ sinh thở khò khè kéo dài, không dứt. Nếu đến tuần thứ 3 mà hiện tượng này vẫn còn tiếp diễn thì bố mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị an toàn, hiệu quả.
  • Bé sơ sinh thở khò khè đã từng bị hen suyễn trước đó, có dấu hiệu thở gấp, khó thở thì phụ huynh nên đưa bé đi khám để tránh hen suyễn tái phát, hoặc các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Bé sơ sinh thở khò khè, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

2.2 Một số phương pháp hỗ trợ điều trị tại nhà

Thông thường, bé sơ sinh thở khò khè sẽ đi kèm với tình trạng sổ mũi. Vì vậy, khi phát hiện con mình có biểu hiện thở khò khè, các mẹ nên thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Vệ sinh mũi họng cho bé

Các mẹ nên vệ sinh mũi, họng cho bé sạch sẽ, tránh để ứ đọng đờm trong khoang mũi bằng nước muối sinh lý theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế:

– Sau khi đặt bé nằm nghiêng hoặc nghiêng nhẹ đầu bé sang một bên, mẹ nhỏ 2 giọt nước muối cho chảy từ từ vào khoang mũi bé. Nếu mẹ dùng lọ xịt thì đặt vòi phun ở xa vạch an toàn, sát vạch lỗ mũi.

– Nghiêng đầu bé về bên còn lại rồi tiếp tục nhỏ hoặc xịt tương tự.

– Khoảng 5 – 10 phút sau, các mẹ nên dùng các dụng cụ y tế chuyên dụng để hút dịch nhầy ở 2 lỗ mũi, hoặc dùng tăm bông thấm lượng nước nhỏ còn đọng lại.

Bé sơ sinh thở khò khè, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Trẻ bị tiêu chảy mẹ cho ăn 4 loại rau củ quen thuộc là hết ngay đó, mẹ đừng bỏ qua nhé!

  • Giữ ấm cho bé

Bé sơ sinh thở khò khè cần được giữ ấm để hạn chế bé sổ mũi. Vì nếu tình trạng sổ mũi xảy ra, các bé thường không tự kiểm soát được cơ thể, sẽ khịt mũi vào, khiến nước mũi chảy ngược vào cuống họng gây ho. Điều này không chỉ làm bé cảm thấy khó chịu mà bệnh của bé cũng dễ diễn tiến nặng hơn.

  • Cho bé bú đúng cách

Các mẹ hãy cho bé bú đúng cách để hỗ trợ điều trị tình trạng thở khò khè của bé. Lời khuyên cho chị em là nên nâng đầu bé cao lên một chút, bế bé áp bụng vào bụng mẹ, cho bé ngậm sâu quầng đen núm vú.

Trong khi cho bú, mẹ một tay ôm giữ lưng và mông con, một tay thì đỡ lấy bầu ti, hai ngón tay trỏ và giữa kẹp nhẹ phía trên quầng đen núm vú để chặn bớt sữa khi sữa phun tia để tránh tình trạng bé bị sặc sữa.

Nếu con vẫn không bú được, mẹ có thể vắt sữa ra cốc rồi dùng thìa đút cho bé từng chút một, nhưng nhớ là hãy cho con bú mẹ ngay khi có thể để tránh hiện tượng bé bỏ bú mẹ.

  • Cho bé uống nhiều nước

Việc các mẹ cho bé sơ sinh thở khò khè uống nhiều nước sẽ giúp bé sạch họng , mát họng. Lời khuyên cho các bậc phụ huynh khi con mình gặp phải tình trạng này là nên pha một chút xíu nước chanh vào nước ấm rồi cho con uống để làm sạch dịch nhầy hoặc một số đờm nhớt còn ứ đọng lại trong cổ họng của bé.

  • Sử dụng tinh dầu tràm

Một phương pháp khác rất hiệu quả hỗ trợ điều trị bé sơ sinh thở khò khè sử dụng tinh dầu tràm. Các mẹ hãy dùng tinh dầu tràm xoa vào lòng bàn chân của con vào mỗi buổi tối, hoặc cho vào chậu nước tắm cho bé. Điều này không chỉ giúp cơ thể bé được giữ ấm, tránh được tình trạng sổ mũi, giúp mũi bé thông thoáng mà còn tạo cho bé giấc ngủ ngon hơn.

[caption-6]

Bé sơ sinh thở khò khè có thể bị nguy hiểm đến tính mạng nếu có những biến chứng nặng nề. Vì thế, các mẹ tuyệt đối đừng chủ quan, mà nên chủ động chăm sóc và điều trị phù hợp với bé để dứt điểm tình trạng này, nhằm tránh cho bé những hệ quả không đáng có. Chúc các bé luôn ngoan và luôn khỏe mạnh.

Mỹ Tiên tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *