Bé sơ sinh bị vàng da và mọi vấn đề cơ bản liên quan mẹ cần biết

Rate this post

Bé sơ sinh bị vàng da là căn bệnh thường xuyên gặp phải ở các bé sơ sinh, chiếm 25-30% ở trẻ đủ tháng và đa số ở trẻ non tháng. Chính vì vậy các mẹ phải có những kiến thức cơ bản về bệnh vàng da để kịp thời xử lý những tình trạng xấu ảnh hưởng cho bé. Blogtretho.edu.vn sẽ giúp các mẹ có những thông tin chính xác và hữu ích nhất về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh ở bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Bé sơ sinh bị vàng da và mọi vấn đề cơ bản liên quan mẹ cần biết

Bé sơ sinh bị vàng da và mọi vấn đề cơ bản liên quan mẹ cần biết

1. Nguyên nhân bé sơ sinh bị vàng da

1.1 Vàng da ở trẻ sơ sinh là gì?

  • Bé sơ sinh bị vàng da rất phổ biến và thường gặp nhiều ở trẻ sinh non. Những bé có bilirubin cao, sắc tố màu vàng được tạo ra trong quá trình phân hủy hồng cầu bình thường gây nên hiện tượng vàng da.
  • Vàng da ở trẻ sơ sinh là hiện tượng bình thường và tạm thời, tuy nhiên đôi khi lại có thể dẫn đến những căn bệnh nghiêm trọng, cha mẹ cần lưu ý.
  • Vàng da thường xuất hiện trong 5 ngày đầu tiên sau khi trẻ được ra đời.
  • Trong hầu hết các trường hợp, vàng da sẽ biến mất trong vòng từ 2 đến 3 tuần sau sinh.
  • Tất cả trẻ sơ sinh phải được kiểm tra dấu hiệu vàng da (hoặc ít nhất là 8 đến 12 giờ) trước khi xuất viện và vài ngày sau khi xuất viện.
  • Với những trẻ bị xuất huyết ở bụng, không cùng nhóm máu với mẹ, thiếu men gan…thì bệnh lý vàng da thường trở nên nặng nề hơn.

1.2 Nguyên nhân bị vàng da ở bé sơ sinh

  • Trẻ sơ sinh non tháng là những trẻ sinh ra trước 37 tuần.
  • Khi các tế bào hồng cầu được tạo mới và phá hủy trong cơ thể của bé sơ sinh, nhưng sự phá hủy diễn ra nhiều hơn hay là hiện tượng vỡ các hồng cầu sau sinh này, khi hồng cầu bị vỡ sẽ giải phóng ra hemoglobin thì chất bilirubin được tạo thành. Chất bilirubin này sẽ chuyển hóa tại gan, do gan của trẻ sơ sinh làm việc còn yếu gây ra tình trạng tăng bilirubin trong máu, gây nên hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh.
  • Bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con: sẽ xảy ra hiện tượng các kháng thể phá huỷ các tế bào hồng cầu và làm bilirubin của bé tăng cao đột ngột.
  • Bầm tím khi sinh hoặc xuất huyết nội tạng nhiều.
  • Bệnh lý về gan, mật.
  • Nhiễm trùng.
  • Thiếu hụt enzyme.
  • Bé có sự bất thường về hồng cầu.

Bé sơ sinh bị vàng da và mọi vấn đề cơ bản liên quan mẹ cần biết

2. Vàng da ở bé sơ sinh có mấy loại?

Vàng da ở bé sơ sinh thường có 3 loại: Vàng da sinh lý, vàng da bệnh lý và vàng da nhân.

2.1 Vàng da sinh lý

  • Thường trẻ sơ sinh nào cũng sẽ bị vàng da sinh lý.
  • Vàng da sinh lý không gây nguy hiểm và hạn chế những sinh hoạt bình thường của trẻ.
  • Trẻ bị vàng da sinh lý là do cơ thể trẻ có lượng hồng cầu cao (khoảng 5 – 6 triệu hồng cầu/mm3), khi hồng cầu bị vỡ sinh ra chất bilirubin trong máu. Ngoài ra nguyên nhân còn là do trong sữa mẹ có nhiều beta caroten (tiền tố vitamin A).
  • Nồng độ bilirubin/máu không quá 12 mg% ở trẻ đủ tháng và không quá 14 mg% ở trẻ thiếu tháng… Tốc độ tăng bilirubin/máu không quá 5 mg% trong 24 h.

Bé sơ sinh bị vàng da và mọi vấn đề cơ bản liên quan mẹ cần biết

2.2 Vàng da bệnh lý

  • Ở trẻ sơ sinh vàng da bệnh lý chiếm tỷ lệ khoảng 25 – 30%. Vì chất bilirubin tự do trong máu tăng quá cao.
  • Xét nghiệm nhận thấy nồng độ bilirubin trong máu của bé tăng cao hơn mức bình thường.
  • Các vùng da bị vàng lan rộng rất nhanh, bắt đầu từ mặt, đến ngực, bụng rồi lan dần xuống hai tay, hai chân.
  • Nguyên nhân chính gây bệnh vàng da là mẹ và con bất đồng nhóm máu APO hoặc Rh, hạ đường huyết, đa hồng cầu, bướu máu…

Bé sơ sinh bị vàng da và mọi vấn đề cơ bản liên quan mẹ cần biết

2.3 Vàng da nhân

  • Đây là căn bệnh khó chữa ở trẻ sơ sinh. Thường xảy ra với những trẻ sinh non, thiếu tháng, trẻ nhẹ cân.
  • Triệu chứng ban đầu của bệnh vàng da nhân là toàn thân cứng, vặn xoắn, co giật, gan to.
  • Chất bilirubin nhanh chóng chạy lên não, làm tổn thương não dẫn đến bị vàng da nhân.
  • Trẻ dễ bị tử vong hoặc mắc các di chứng lâu dài: giảm thị lực, thính lực, chậm phát triển trí tuệ…

Bé sơ sinh bị vàng da và mọi vấn đề cơ bản liên quan mẹ cần biết

3. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị vàng da

  • Để trẻ dưới ánh sáng tự nhiên để nhận biết chính xác màu da của trẻ.
  • Bé bị vàng da, vàng vùng tròng trắng của mắt.
  • Vàng lòng bàn tay, lòng bàn chân.
  • Nước tiểu có màu tối hoặc màu vàng (nước tiểu của bé sơ sinh thường không màu).
  • Phân nhạt màu thay vì màu vàng hay da cam ở trẻ sơ sinh bình thường.
  • Những trường hợp khó nhận biết hơn khi da trẻ đỏ hồng hay đen, mẹ có thể ấn nhẹ ngón tay cái lên da trẻ trong vài giây sau đó thả ra. Nếu trẻ bị vàng da , nơi ấn ngón tay sẽ có màu vàng rõ rệt, còn bình thường sẽ có màu trắng.

3.1 Vàng da sinh lý

  • Thời gian xuất hiện vàng da sau 24 giờ tuổi.
  • Mức độ vàng da nhẹ – trung bình.
  • Phân màu vàng và nước tiểu trong.
  • Tốc độ vàng da tăng chậm; đạt mức độ cao nhất vào ngày thứ 3 – 4 (trẻ đủ tháng), ngày thứ 5 – 6 (trẻ đẻ non) rồi giảm dần.
  • Vàng da kéo dài dưới 10 ngày.
  • Vàng da đơn thuần, không kèm với các dấu hiệu bất thường khác.

3.2 Vàng da bệnh lý

  • Vàng da xuất hiện sớm trước 24 – 36 giờ tuổi.
  • Mức độ vàng da vừa đến rõ, vàng toàn thân.
  • Tốc độ vàng da tăng nhanh.
  • Nước tiểu có màu vàng còn phân thì có màu vàng hay bạc màu.
  • Vàng da kéo dài trên 1 tuần (đủ tháng) hay trên 2 tuần (đẻ non).
  • Vàng da có kèm với bất kỳ dấu hiệu bất thường khác như: Nôn, bú kém, ngưng thở, hạ thân nhiệt, sút cân, xanh tái, ban xuất huyết, dấu thần kinh (ngủ lịm, li bì, kích thích, gồng cứng người, co giật, hôn mê,…).

3.3 Những dấu hiệu vàng da bất thường cần đến bác sĩ hỗ trợ

  • Da của bé càng ngày bị vàng nhiều hơn, đặc biệt vàng ở bụng, cánh tay và chân.
  • Bé ốm yếu, mệt mỏi, khó tỉnh giấc.
  • Bé không tăng cân, ăn uống khó khăn, kém hiệu quả.
  • Trẻ bị vàng da trong thời gian dài hơn 3 tuần.

Bé sơ sinh bị vàng da và mọi vấn đề cơ bản liên quan mẹ cần biết

4. Bé sơ sinh bị vàng da phải làm sao?

4.1 Có 3 phương pháp

  • Tùy vào trường hợp cụ thể mà sử dụng 1-2 hay 3 phương pháp điều trị vàng da cho bé sơ sinh cùng lúc.
  • Cung cấp đầy đủ nước và năng lượng (qua cho bú hoặc truyền dịch), truyền albumin và dùng một số loại thuốc để gia tăng tốc độ chuyển hoá bilirubin gián tiếp.
  • Chiếu đèn là phương pháp điều trị vàng da sơ sinh hiệu quả nhất, an toàn, đơn giản và kinh tế nhất. Được chỉ định đối với trẻ (có cân nặng trên 2,5kg) có nồng độ bilirubin trong máu vào ngày thứ nhất: 40mg/l; ngày thứ 2: 130mg/1; ngày thứ 3: 160mg/l. Trẻ sẽ được nằm dưới luồng ánh sáng đặc biệt ở bệnh viện trong vòng 24 giờ hoặc nhiều hơn để các loại ánh sáng đặc biệt này có tác dụng giúp giảm nhẹ chứng vàng da bằng cách loại thải mức bilirubin trong máu.
  • Thay máu khi bé có triệu chứng đe dọa nhiễm độc thần kinh do bilirubin trong máu tăng cao. Được chỉ định đối với trẻ (có cân nặng trên 2,5kg) có nồng độ bilirubin trong máu vào ngày thứ 1 và ngày thứ 2: 180mg/l; ngày thứ 3: 200mg/l. Việc này sẽ thay thế máu bị hỏng của bé bằng các tế bào hồng cầu khoẻ mạnh. Điều này cũng làm tăng số tế bào hồng cầu của bé và làm giảm mức bilirubin.

4.2 Một số cách điều trị thông thường khác

  • Với những trẻ sơ sinh được xác định vàng sơ sinh lý biểu hiện sẽ tự hết sau 2-3 tuần.
  • Mẹ cho bé bú thường xuyên (từ 8 đến 12 lần một ngày) sẽ giúp trẻ sơ sinh đào thải bilirubin và nên cho trẻ bú sữa mẹ cách mỗi hai giờ sau khi sinh.
  • Thay thế sữa mẹ bằng một loại sữa chế biến đặc biệt dành cho trẻ.
  • Mẹ nên uống nước lúa mì trước khi cho con bú để loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể của em bé.
  • Điều trị tại nhà bằng cách tắm nắng cho bé.
  • Tùy theo từng nguyên nhân gây vàng da để có những chỉ định điều trị triệu chứng và điều trị đặc hiệu (bằng thuốc như kháng sinh trong vàng da nhiễm khuẩn hay phẫu thuật khi tắc mật bẩm sinh…) một cách thích hợp.

Bé sơ sinh bị vàng da và mọi vấn đề cơ bản liên quan mẹ cần biết

5. Những câu hỏi phổ biến

5.1 Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?

  • Đây là một câu hỏi thường gặp về vàng da ở trẻ sơ sinh . Tùy cơ địa mỗi bé khác nhau mà vàng da ở trẻ sẽ hết.
  • Thường những trường hợp có mức bilirubin quá cao mới cần phải được can thiệp về y tế bởi nguy cơ biliburin có thể di chuyển đến não và gây hư hại não. Khi bác sĩ nhận thấy sức khỏe trẻ ổn định và đáp ứng rất tốt với việc chữa trị thì có thể mau chóng trở về nhà.

Tìm hiểu thêm: Bé 5 tháng ăn được những gì và lưu ý liên quan việc ăn dặm sớm nhất định mẹ nào cũng phải biết

Bé sơ sinh bị vàng da và mọi vấn đề cơ bản liên quan mẹ cần biết

5.2 Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì?

  • Bữa ăn của mẹ phải đa dạng các loại thực phẩm giàu dinh thường thuộc 4 nhóm chất: Nhóm chất bột đường; Nhóm chất đạm; Nhóm chất béo; Nhóm vitamin và khoáng chất.
  • Các mẹ nên tiếp tục uống sữa bà bầu để bổ sung các khoáng chất cần thiết.
  • Ăn nhiều trái cây có tác dụng giải độc tố như: dưa hấu, bưởi, chanh, bơ, dứa, táo, dưa leo,… giúp kích thích men gan, lọc thận, giải độc cơ thể rất hiệu quả.
  • Ăn nhiều sả, rong biển cũng giúp nguồn sữa mẹ chất lượng hơn, đẩy lui căn bệnh vàng da ở bé.
  • Mẹ nên uống 8 cốc nước mỗi ngày (tương đương 2 – 2,5 lít nước) để thanh lọc cơ thể, giải độc gan, giúp sữa không nhiễm các chất độc hại.
  • Những loại thảo dược tự nhiên như trà bồ công anh, cỏ bạc hà, lá cây hoa chuông hay cỏ long nha,… giúp cho việc thải độc trong cơ thể bé dễ dàng hơn.
  • Mẹ nên hạn chế ăn những thực phẩm nhiều caroten làm bé bị vàng da . Nó thường thấy trong các loại trái cây và rau quả có màu cam, màu vàng như cà rốt, bí ngô, đào, khoai lang đỏ, khoai lang vàng… Hoặc những loại rau có màu xanh đậm như bông cải xanh, rau bi na, cải xanh…

Chế độ dinh dưỡng của trẻ sơ sinh bị vàng da

  • Trẻ sơ sinh đến 4 tháng tuổi bị vàng da : Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chủ yếu nuôi sống bé, truyền cho bé hệ miễn dịch cao nhất từ mẹ để trẻ có sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh xung quanh, đặc biệt là căn bệnh trẻ sơ sinh bị vàng da.
  • Trẻ từ 4 tháng đến 6 tháng tuổi bị vàng da : Các mẹ nên tập cho con bắt đầu ăn dặm khi trẻ đủ 6 tháng tuổi.
  • Trẻ ở tháng thứ 5 hoặc thứ 6 : Các mẹ hãy tự chế biến ra bột ăn dặm cho bé có thành phần như lạc, đỗ xanh, đỗ đen, gạo tẻ, hạt sen, hạt ý dĩ, ăn hoa quả xay nhuyễn bổ sung vitamin.
  • Từ 6 tháng đến 10 tháng tuổi bị vàng da : Trẻ bắt đầu có răng 6 đến 8 tháng cho trẻ ăn cháo nấu rồi xay nhuyễn. Các loại thực phẩm tốt cho con trong giai đoạn này là bột ngũ cốc, gạo, lúa mạch, cà rốt, bí ngô, khoai lang, thịt gà, thịt bò, thịt heo nấu nhừ.
  • Từ 10 đến 12 tháng tuổi bị vàng da : Các mẹ cho con ăn những thức ăn giàu chất sắc, chất đạm, chất béo giống như giai đoạn 6 đến 10 tháng.

Bé sơ sinh bị vàng da và mọi vấn đề cơ bản liên quan mẹ cần biết

5.3 Chiếu đèn điều trị vàng da được thực hiện như thế nào?

  • Chiếu đèn là phương pháp sử dụng ánh sáng có bước sóng từ 400-500 nm, cực điểm 450-460 nm tương ứng với đỉnh hấp thụ của bilirubin (ánh sáng màu xanh dương).
  • Khi chiếu đèn sẽ làm biến đổi các phân tử bilirubin gián tiếp (độc cho não của trẻ) thành các sản phẩm đồng phân hay các sản phẩm quang oxy hoá tan được trong nước, không độc và sẽ được đào thải qua gan (qua mật) và thận (qua nước tiểu).
  • Được thực hiện sau 24 giờ sau sinh để điều trị vàng da do tăng bilirubin và chưa có triệu chứng tiền nhiễm độc hay nhiễm độc thần kinh.
  • Cũng có thể chiếu đèn dự phòng trong các trường hợp có nguy cơ vàng da sơ sinh như: trẻ non tháng, có bướu huyết thanh, sọ to, trẻ có tán huyết…
  • Khi thực hiện chiếu đèn trẻ được cởi trần, có che kín mắt và bộ phận sinh dục, thường xuyên xoay trở mình cho trẻ để tăng diện tích da tiếp xúc với ánh sáng.
  • Có thể chiếu đèn liên tục hay cách quãng, với trẻ đủ tháng khỏe mạnh, khoảng sau 3 giờ, có thể cho trẻ ra ngoài để bú mẹ hoặc thay tã.
  • Các trẻ vàng da bệnh lý mức độ nhẹ hoặc trung bình thì có thể thực hiện chiếu đèn tại phòng riêng của mẹ có sự theo dõi của bác sĩ chứ không cần ở phòng cách ly. Thực hiện việc chiếu đèn sớm có tác dụng khi trẻ xuất viện sẽ không còn nguy cơ vàng da nặng.

Bé sơ sinh bị vàng da và mọi vấn đề cơ bản liên quan mẹ cần biết

5.4 Có thể ngừa bệnh vàng da trẻ sơ sinh được không?

  • Tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh không thể ngừa được. Điều mẹ cần làm là khi mang thai, bố mẹ thực hiện kiểm tra nhóm máu và kiểm tra nhóm máu của bé ngay sau khi sinh để loại trừ khả năng không tương thích nhóm máu có thể dẫn đến vàng da sơ sinh.
  • Có nhiều cách mẹ có thể ngăn ngừa chứng bệnh này trở nên trầm trọng: Cho bé bú 8 đến 12 lần một ngày trong vài ngày đầu đảm bảo rằng em bé không bị mất nước, giúp bilirubin thải ra nhanh hơn.
  • Có thể chọn sữa công thức cho bé bú mỗi 2 đến 3 giờ trong tuần đầu tiên, trẻ sinh non có thể uống ít sữa hơn.
  • Theo dõi bé thường xuyên trong 5-7 ngày đầu tiên sau sinh để kịp thời các dấu hiệu vàng da ở bé. Nếu mẹ phát hiện các dấu hiệu vàng da ở bé nên báo cho bác sĩ kiểm tra.

Bé sơ sinh bị vàng da và mọi vấn đề cơ bản liên quan mẹ cần biết

5.5 Bé sơ sinh bị vàng da có nguy hiểm không?

Vàng da ở trẻ sơ sinh có 2 mức độ :

  • Nhẹ : Da hơi vàng ở mặt, thân mình nhưng vẫn bú sữa mẹ bình thường. Có khi vàng da xuất hiện muộn, sau ngày thứ ba.
  • Nặng : Những trẻ sinh non, nhiễm trùng, sinh ngạt dễ bị vàng da nặng với những dấu hiệu da vàng sậm; trẻ bú kém, bỏ bú; hoặc vàng da xuất hiện sớm, trong vòng 1-2 ngày sau sinh.
  • Nếu bị vàng da nhẹ thì khoảng 7-10 ngày sẽ khỏi.
  • Nếu bị vàng da nặng có thể gây tổn thương não, làm cho trẻ hôn mê, co giật, dẫn đến tử vong.

Bé sơ sinh bị vàng da và mọi vấn đề cơ bản liên quan mẹ cần biết

5.6 Trẻ bú sữa mẹ nhiều có giảm bệnh vàng da ở trẻ?

Sữa mẹ sẽ giúp hoàn thiện niêm mạc ruột cùng các bộ phận khác trong cơ thể, trong đó có gan. Nhờ vậy gan sẽ hoạt động tốt hơn và việc đào thải bilirubin diễn ra nhanh chóng hơn. Nên mẹ cần cho bé bú thường xuyên để vấn đề vàng da của trẻ nhanh hết.

5.7 Tắm nắng có giúp trẻ sơ sinh giảm vàng da?

Chưa có nghiên cứu hay khoa học nào cho biết việc tắm nắng sẽ làm giảm vấn đề vàng da ở trẻ. Đôi khi việc tắm nắng sai cách có thể gây bệnh về da cho trẻ. Vì vậy, các mẹ nên cân nhắc khi thực hiện phương pháp này.

Bé sơ sinh bị vàng da và mọi vấn đề cơ bản liên quan mẹ cần biết

6. Lời khuyên dành cho các mẹ

  • Để phòng vàng da bệnh lý mẹ mang thai cần khám thai định kỳ, đặc biệt, các tháng cuối cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để không bị sinh non.
  • Đối với các trẻ mới chớm vàng da thì có thể tắm nắng ấm mỗi sáng, nhưng nếu trẻ đã vàng da nhiều thì phải sớm đưa trẻ đi khám ở bác sĩ chuyên khoa Nhi để được điều trị ngay.
  • Các chị em chuẩn bị sinh, mới sinh, thậm chí đang nuôi con nhỏ là, luôn theo dõi, chú ý thật kỹ những biểu hiện hay thay đổi của con, để có thể xử lý kịp thời mọi tình huống có thể xảy ra liên quan đến tình trạng vàng da ở bé.

Bé sơ sinh bị vàng da và mọi vấn đề cơ bản liên quan mẹ cần biết

>>>>>Xem thêm: Trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày có nguy hiểm không?

Bé sơ sinh bị vàng da sẽ không còn là nỗi lo của bố mẹ nếu họ biết được tình trạng con mình hiện tại và có sự trợ giúp của bác sĩ kịp thời. Bố mẹ hãy quan tâm theo dõi con thường xuyên để cho con mình khỏe mạnh ngay từ khi lọt lòng mẹ các bạn nhé.

Chi Lê tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *