Bé sơ sinh bị sôi bụng, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả cho bé

Rate this post

Bé sơ sinh bị sôi bụng là hiện tượng khá phổ biến ở các bé sau sinh khoảng 3 – 18 tuần tuổi. Bé bị sôi bụng thường là do chế độ dinh dưỡng không phù hợp. Vì thế, các bố mẹ hãy theo dõi kỹ các triệu chứng dưới đây, để có những biện pháp điều trị thích hợp cho bé.

Bạn đang đọc: Bé sơ sinh bị sôi bụng, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả cho bé

Bé sơ sinh bị sôi bụng, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả cho bé

1. Triệu chứng bé sơ sinh bị sôi bụng

Nếu bé yêu nhà bạn xuất hiện những triệu chứng dưới đây, rất có thể bé đã bị sôi bụng:

  • Biểu hiện đầu tiên chứng tỏ bé sơ sinh bị sôi bụng là tiếng động phát ra từ bụng bé xảy ra thường xuyên, cứ sau bữa ăn khoảng 1 tiếng đồng hồ.
  • Bé phun nước bọt, tỏ rõ sự khó chịu, ít thèm bú.
  • Bé thức tỉnh thường xuyên.
  • Bé bị tiêu chảy, phân có màu bất thường.
  • Bé bị nôn mửa, ọc sữa ra ngoài, hơi thở có mùi hôi chua.
  • Da bé xuất hiện các đốm đỏ. Tay chân bé bị sưng lên.

Bé sơ sinh bị sôi bụng, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả cho bé

2. Cách điều trị bé sơ sinh bị sôi bụng

Thay đổi chế độ ăn của mẹ

Sữa mẹ là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất, dẫn đến tình trạng bé sơ sinh bị sôi bụng, vì lúc này hệ tiêu hóa của bé rất non nớt, nhạy cảm. Một số loại thực phẩm mẹ ăn khi bé bú cũng góp phần tạo ra không khí, khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng. Các mẹ nên hạn chế cam, quýt, cà chua, bông cải xanh, cải bắp, súp lơ, giá đỗ, các sản phẩm làm từ đậu nành và sữa trong khẩu phần ăn hàng ngày, để phần nào giảm lượng khí sinh ra trong bụng trẻ.

Kiểm tra lại cách pha sữa

Việc pha sữa không đúng cách cũng là một nguyên nhân quan trọng, khiến bé sơ sinh bị sôi bụng. Do trẻ sơ sinh rất yếu nên mẹ cần chăm sóc kĩ càng, đồng thời chú trọng đảm bảo vệ sinh cho trẻ, nhất là đảm bảo vệ sinh trong việc pha sữa bình cho bé bú. Các mẹ cần pha sữa đúng cách , tránh để lượng khí trong bình sữa hay các bong bóng khí khi lắc bình sữa, vì đây là nguyên nhân khiến trẻ mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Đồng thời, các mẹ nên vệ sinh nấm vú, bình sữa sạch sẽ cho trẻ trước và sau khi bú, bảo quản nơi khô ráo, thoáng.

Tìm hiểu thêm: Đăng ký tiêm chủng cho bé ở đâu – mẹ cần nắm rõ

Bé sơ sinh bị sôi bụng, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả cho bé

Massage bụng

Massage bụng cho bé là một trong những cách điều trị hiệu quả tình trạng bé sơ sinh bị sôi bụng, giúp trẻ cảm thấy thích thú và dễ chịu hơn. Sau khi cho trẻ bú khoảng 30 phút mẹ dùng tay xoa nhẹ nhàng vùng bụng của trẻ theo kim đồng hồ, giúp hơi bụng trẻ dễ thoát ra rất tốt cho đường tiêu hóa. Đồng thời, massage nhẹ sóng lưng của trẻ, các ngón tay, ngón chân trẻ để máu trong cơ thể được lưu thông dễ dàng, giảm được cơn đau bụng và mang đến cho trẻ giấc ngủ sâu, ngon hơn.

Thay đổi tư thế cho bé

Nếu bé khóc và bạn nghe thấy âm thanh sôi bụng, hãy cố gắng giúp khí đi qua đường tiêu hóa bằng cách thay đổi vị trí của trẻ. Lúc này, các bố mẹ hãy đặt bé tựa đầu lên vai bạn và vỗ lưng để bé ợ nóng, hoặc đặt con nằm ngửa, gập đầu gối và di chuyển từng chân trẻ lên xuống. Đối với các bé bú bình, phụ huynh hãy đảm bảo miệng bé ngậm vừa núm vú để ngăn không để bé nuốt phải không khí trong khi bú bình.

Bé sơ sinh bị sôi bụng, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả cho bé

Dùng lá trầu xanh

Khi bé sơ sinh bị sôi bụng, các mẹ chỉ cần lấy lá trầu hơ nóng trên than rồi hơ bụng cho bé (chú ý đừng hơ sát bụng quá bé sẽ bị bỏng đấy vì da bé còn rất mỏng manh và non nớt), để lá trầu cách bụng khoảng 5cm và hơ qua hơ lại, khi nguội lại hơ trên lửa cho nóng rồi lại tiếp tục hơ bụng cho con), đảm bảo sẽ hết ngay.

Bé sơ sinh bị sôi bụng, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả cho bé

>>>>>Xem thêm: Bệnh tay chân miệng ở trẻ nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả

Bé sơ sinh bị sôi bụng là dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa của bé đang gặp vấn đề. Nếu tình trạng này kéo dài, bố mẹ hãy đưa trẻ đi gặp bác sĩ để thăm khám và có cách điều trị tốt nhất. Mặc dù tình trạng sôi bụng không nguy hiểm nhưng nó lại gây cho bé cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến việc ăn uống, hấp thu dinh dưỡng của các bé. Hy vọng với những thông tin cần thiết mà bài viết trên đây đã cung cấp, Blogtretho.edu.vn giúp các mẹ thêm một phần trong việc chăm con khỏe mạnh, an toàn. 

Mỹ Tiên tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *