Bé ngủ hay giật tay chân, bố mẹ chớ nên xem thường

Rate this post

Bé ngủ hay giật tay chân rất có thể là một trong những báo động về tình trạng sức khỏe bất ổn của bé. Cho nên, nhất định bố mẹ phải tìm hiểu nguyên nhân, để có hướng điều trị kịp thời.

Bạn đang đọc: Bé ngủ hay giật tay chân, bố mẹ chớ nên xem thường

1. Bé ngủ hay giật tay chân là do chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hay giật tay chân khi bé ngủ. Có thể trong quá trình thai nghén, chế độ dinh dưỡng của mẹ không đủ bổ sung canxi cho thai nhi, hoặc mẹ có tiền sử bị thiếu canxi thì trẻ sinh ra có nguy cơ bị hạ canxi máu. Điều này rất dễ dẫn đến tình trạng bé bị co giật tay chân khi ngủ.

Bé ngủ hay giật tay chân, bố mẹ chớ nên xem thường

Thiếu vitamin D cũng là một trong những yếu tố gây nên tình trạng bé ngủ hay giật tay chân. Vì vitamin D là một trong những chất có ảnh hưởng đến quá trình phát triển hệ xương của trẻ nhỏ và điều hòa nồng độ canxi trong máu.

Nếu do chế độ dinh dưỡng làm cho bé ngủ hay giật tay chân, thì hướng khắc phục cũng khá đơn giản như sau:

  • Cho trẻ tắm nắng thường xuyên, nhất là đối với trẻ sơ sinh. Vì co giật cũng là một trong những dấu hiệu của còi xương ở trẻ nhỏ.
  • Chế độ dinh dưỡng của mẹ trước và sau khi sinh cần đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất để có thể bổ sung cho bé thông qua sữa mẹ.
  • Thức ăn giàu vitamin D: dầu gan cá, lòng đỏ trứng, sữa, gan động vật, các loại cá như cái hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích. Các loại đồ uống từ ngũ cốc, hoặc nước ép từ cam là những thực phẩm mẹ cần bổ sung đủ cho trẻ trong các bữa ăn hàng ngày.
  • Mẹ cũng có thể cho bé uống bổ sung vitamin D , nhưng cần theo sự chỉ định của bác sĩ, để đảm bảo độ an toàn cho bé.

2. Bé ngủ hay giật tay chân do tác nhân kích thích từ bên ngoài

Tìm hiểu thêm: Đánh giá sữa tắm gội Pigeon Jojoba Baby wash của Nhật cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Bé ngủ hay giật tay chân, bố mẹ chớ nên xem thường

Do phản xạ moro kích thích đột ngột, có thể là tiếng ồn bên ngoài quá lớn, hoặc chạm mạnh vào cơ thể khi bé đang ngủ. Lúc này, bé sẽ có phản ứng chuyển động đối xứng đột ngột cả cánh tay đưa lên phía trên, sau đó là co mình lại và rồi tay dần dần quay trở lại ngang chéo cơ thể.

Bên cạnh đó, các bé sơ sinh cũng thường hay bị giật mình và run chi. Run chi là những cử động cùng biên độ và cùng hướng, lúc này mẹ chỉ cần nắm giữ chi đang run hoặc ôm trẻ vào lòng, cơn run chi sẽ tự động chấm dứt. Đây là tình trạng bình thường của trẻ nhỏ, lành tính, và không để lại di chứng, nên cũng không cần điều trị.

3. Bé ngủ hay giật tay chân là biểu hiện của bệnh động kinh

Thời điểm xảy ra cơn động kinh của trẻ

Sóng điện não của con người lúc ngủ sẽ biến đổi từ trạng thái ru ngủ sang ngủ nông rồi đến ngủ sâu, ngủ rất râu và ngủ mơ. Chu kỳ ngủ này có thể lặp đi lặp lại 3 – 4 lần mỗi đêm. Như vậy, động kinh trong giấc ngủ thường xảy đến vào những thời điểm như sau:

  • Trong vòng một giờ từ 1 – 2 giờ đầu sau khi bé đi vào giấc ngủ, tức là lúc diễn ra trạng thái ngủ nông (vào ban đêm)
  • Một đến hai giờ trước và sau khi thức giấc (vào sáng sớm hoặc buổi trưa)

Bé ngủ hay giật tay chân, bố mẹ chớ nên xem thường

>>>>>Xem thêm: Cốm cho trẻ biếng ăn và 3 điều quan trọng mẹ nào cũng nên biết

Dấu hiệu nhận biết bé ngủ hay giật tay chân là biểu hiện của bệnh động kinh

  • Giai đoạn trương lực cơ: Xuất hiện lúc trẻ phát bệnh và kéo dài trong khoảng 30 giây. Lúc này trẻ bị ngất đột ngột, dù rằng trước đó vẫn đang chơi vui vẻ, kèm theo chân tay co cứng lại, da xanh tái, thở dốc, hai hàm răng nghiến chặt và mắt trợn ngược lên.
  • Giai đoạn giật rung: người bé co giật mạnh, răng nghiến chặt, chân tay co quắp, lưỡi chuyển động theo từng cơn co giật, mặt và miệng bị méo, sùi bọt mép. Giai đoạn này kéo dài khoảng 3 phút sau đó trẻ rơi vào trạng thái hôn mê.
  • Giai đoạn hôn mê: các cơ dần giãn ra mềm nhũn, miệng thở khò khè, da xanh tái. Trẻ sẽ hôn mê trong khoảng 15 phút tới 1 giờ. Khi tỉnh dậy, trẻ sẽ rất mệt mỏi và không nhớ chuyện gì đã xảy ra.

Nếu các cơn co giật của bé kéo dài hơn 5 phút, lặp lại thường xuyên và liên tục thì tình trạng của bé đã trở lên nặng hơn. Nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ra những tổn thương não bộ và nguy hiểm cho tính mạng của bé.

Bé ngủ hay giật tay chân dù là biểu hiện bệnh lý hay bình thường thì cha mẹ cũng đừng chủ quan hay nghiêm trọng quá vấn đề. Điều đầu tiên nên làm nếu phát hiện tình trạng này ở bé, thì phải cải thiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý hơn. Sau đó, bố mẹ cần bình tĩnh để theo dõi và quan sát kỹ, trước khi nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ.

Mai Lê tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *