Bé lười tập di luôn có một lý do hay nguyên nhân nào đó. Một trong những lý do khiến bé lười tập đi thường gặp nhất là, bé bị té ngã từ lần đầu tiên tập tành. Thậm chí nỗi sợ này còn khiến một số bé có vẻ ám ảnh, đến gần cả 1 tuổi bé vẫn chưa chịu đứng dậy tập đi.
Bạn đang đọc: Bé lười tập đi chỉ sau 1 lần té ngã – mẹ nên làm gì?
Bé lười tập đi có thể khiến bố mẹ và mọi người lớn sốt ruột. Tuy nhiên, mẹ cần thấy rõ được vấn đề là, việc tập đi của bé là một hành trình vất vả, đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức của cả mẹ và bé. Muốn bé bước đi một bước là cả một quá trình khó khăn, vậy mà đôi khi, chỉ cần một sự cố nhỏ xảy ra như vấp ngã trong quá trình tập đi, lại có thể khiến bé lười tập đi trong suốt một thời gian dài sau lần ngã đó. Nếu gặp trường hợp này – mẹ sẽ phải xử lý thế nào? Mẹ hãy cùng Blogtretho.edu.vn tìm hiểu rõ hơn về nguyên do và cùng tìm cách để khắc phục nhé.
Contents
1. Tại sao bé lười tập đi chỉ sau một lần té ngã?
Khi bắt đầu học một thứ gì đó mới mẻ, mẹ cần trang bị cho bé sức khỏe cũng như một tinh thần, tâm lí thật tốt để bắt đầu. Việc tập đi đối với bé cũng tương tự như thế, nó là một bài học mang tính thử thách rất lớn, yêu cầu bé đạt được một số chỉ tiêu nhất định cả về chỉ số cơ thể lẫn tinh thần như: cơ thể bé đã thật sự cứng cáp, có thể giữ thăng bằng tốt, cộng thêm một tinh thần can đảm. Bé phải ở tring tình trạng sẵn sàng bắt đầu và có lòng ham thích với việc tập đi nhanh, để hạn chế trạng thái chán nản sinh ra tình trạng bé lười tập đi.
Đặc biệt về mặt sức khỏe, để có thể bước đi bé phải vận dụng kết hợp nhiều bộ phận cùng lúc trên cơ thể, yêu cầu bé phải có đủ sức lực để giữ thăng bằng cho đôi chân, giữ trọng tâm và chống đỡ sức nặng của bản thân. Việc này đòi hỏi nhiều kỹ năng và phải có quá trình rèn luyện tốt. Tuy nhiên, ở giai đoạn mới tập đi từ 8 – 12 tháng tuổi, cơ thể bé chưa thể đáp ứng ngay những yêu cầu trên, mà phải trải qua quá trình vừa tập đi vừa rèn luyện. Do đó, chuyện té ngã trong lúc tập đi là điều hoàn toàn bình thường, rất dễ xảy ra và khó lòng tránh khỏi.
Về mặt tâm lí, nếu chẳng may bị tai nạn khi bé tập đi sẽ sinh ra cảm giác bé lười tập. Vì, khác với khi bé tập bò hoặc tập ngồi, các bộ phận trên cơ thể sẽ được chống đỡ để khi tiếp đất bé không bị đau quá nhiều. Tuy nhiên, với việc tập đi, nếu chẳng may trong quá trình luyện tập, nếu bé bị ngã sẽ là một cú ngã đau nhớ đời, do đó, bé sẽ có xu hướng nhút nhát và ngại việc tập đi lâu dần trở thành bé lười tập đi. Đây là tâm lí hoàn toàn bình thường với mọi trẻ em trên đời, vì hầu hết các bé đều có thể ghi nhớ rất lâu chi tiết và cảm giác đau khi té ngã, đồng thời ghi nhớ luôn cả sự “thất bại” khi mới tập đi lần đầu.
Phải suốt một khoảng thời gian sau đó, bé vẫn chưa thể quên ngay được điều tình trạng thôi ấn tượng xấu về lần té ngã của mình và không muốn tiếp tục tập đi. Biểu hiện là bé sẽ thường co chân lên nếu mẹ chuẩn bị đặt bé xuống đất, leo lên hông người lớn, ngồi im một chỗ…
2. Làm gì khi bé lười tập đi?
Chuyện té ngã trong lúc tập đi là hoàn toàn bình thường. Do đó, chuyện bé lười tập đi sau một lần té ngã cũng là hệ quả tất yếu. Hiển nhiên nên mẹ không cần quá lo lắng quá, vì tình trạng này sẽ không kéo dài trong thời gian lâu, nếu mẹ áp dụng một số cách sau:
2.1 Không “bắt ép” trẻ phải tập đi
Nếu mẹ biết bé đang có “ác cảm” với việc tập đi và đang trong tình trạng bé lười tập đi, đừng cố “bắt ép” trẻ tập luyện hay tạo cơ hội để hai chân của bé chạm đất. Điều này không hề giúp ích gì cho quá trình tập đi của bé, mà chỉ càng làm bé sợ và “ghét bỏ” việc tập đi hơn nữa.
Tìm hiểu thêm: Thực đơn cho bé 8 tháng – mẹ cần lưu ý những gì?
2.2 Tránh những cú ngã nặng nề
Nếu bé đã từng té ngã hoặc chưa bao giờ té ngã trong lúc tập đi, mẹ nên nghĩ đến việc cho bé tập đi trên sàn có lót thảm , hoặc lót những miếng mút nhiều màu sắc. Điều này vừa giúp tạo hứng thú cho bé lúc tập đi vừa giúp bé hạn chế những tổn thương về mặt thể chất và tinh thần từ, đó làm giảm thiểu tình trạng bé lười tập đi.
>>>>>Xem thêm: Bàn chân em bé bị lạnh nói lên điều gì và lưu ý dành cho bố mẹ
Nói về môi trường cho bé tập đi, mẹ cũng nên tuyệt đối tránh cho bé tập đi ở những nơi đang trong tình trạng sửa chữa. Trang bị quần áo tập đi cho bé và không bao giờ rời mắt bé lúc bé tập đi để có thể kịp thời bế bé, xoa dịu vết thương nếu bé có ngã trong lúc tập.
2.3 Cho bé tập đi cùng những món đồ chơi bé yêu thích
Việc tập đi sẽ hứng thú hơn rất nhiều nếu bé được chơi cùng những món đồ chơi mình yêu thích trong lúc tập. Mẹ có thể lấy món đồ chơi bé thích ra để dụ bé bước đi, hoặc làm bé quên đi cơn đau té ngã là nguyên nhân của việc bé lười tập đi trong quá trình tập đi của bé.
Bên cạnh đó, nếu cho bé cầm đồ chơi khi đang tập đi sẽ hạn chế việc bé vịn tay vào tường hay các đồ vật chắc chắn khác như bàn, ghế… Điều này sẽ giúp rút ngắn kha khá một khoảng thời gian dài tập đi của bé nữa đấy, đồng thời giúp bé phát triển trí tuệ tốt hơn nữa mẹ ạ.
Mỗi sự phát triển trong cuộc đời của con đều là những cột mốc đáng nhớ của ba mẹ. Vì vậy, chỉ cần có một vài dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng tập đi thì mẹ cũng nên sẵn sàng cùng bé luyện tập, dù đôi khi bé lười tập đi đi chăng nữa, cũng không là vấn đề lớn đúng không ba mẹ nhỉ.
Ngọc Hoài tổng hợp