Bé khó ngủ – giải mã nguyên nhân và gợi ý khắc phục

Rate this post

Bé khó ngủ là do nhiều yếu tố tác động. Nếu có thể tìm hiểu rõ nguyên nhân, bố mẹ sẽ biết cách chăm sóc bé tốt hơn. Blogtretho.edu.vn xin chia sẻ cùng bố mẹ một số lý do phổ biến liên quan đến việc khó ngủ, mà bé nhà mình có thể đang gặp phải như sau:

Bạn đang đọc: Bé khó ngủ – giải mã nguyên nhân và gợi ý khắc phục

1. Tại sao bé khó ngủ?

Bé khó ngủ – giải mã nguyên nhân và gợi ý khắc phục

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé khó ngủ, nhưng không phải bà mẹ nào cũng nhận ra hay tìm ra. Để hiểu rõ nguyên nhân khó ngủ của bé nhà mình, bạn có thể tham khảo những thông tin liên quan như dưới đây: 

Thụt lùi về giấc ngủ (Sleep regression)

Bé sẽ trải qua từng thời kỳ, và ở mỗi giai đoạn sẽ có sự thay đổi đáng kể, trong đó có giấc ngủ. Việc thụt lùi về giấc ngủ sẽ diễn ra rõ rệt nhất khi bé 3-4 tháng, lặp lại lúc bé 8-10 tháng và 12 tháng. Có nghĩa là tổng thời gian ngủ của bé sẽ rút ngắn, chu kỳ ngủ cũng sẽ giảm dần.

Thói quen bú đêm

Bé dưới 6 tháng thường sẽ chưa ăn dặm, cho nên thức ăn chính của bé chỉ có sữa. Từ 6 tháng tuổi trở lên, bé sẽ được bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng bên ngoài, nên mẹ bắt đầu hạn chế việc bú đêm của bé. Nhưng do thói quen, bé rất dễ tỉnh giấc và quấy khóc, một số bé khó ngủ lại và cần bố mẹ vỗ về.

Đau khi mọc răng

Đây là lý do khiến bé khó ngủ phổ biến nhất. Thường diễn ra trong giai đoạn từ 3-12 tháng. Mọc răng làm cho phần nứu bị sưng, gây đau nhứt và khó chịu. Mẹ nên để ý để giúp bé giảm đau và có giấc ngủ ngon.

Tìm hiểu thêm: Dạy trẻ biết kiềm chế cảm xúc như thế nào cho hiệu quả?

Bé khó ngủ – giải mã nguyên nhân và gợi ý khắc phục

Bé khó ngủ khi mọc răng – Ảnh Internet

Mẹ hình thành thói quen bé ngủ là phải ru

Nếu mẹ đã tập cho bé ru mới ngủ thì bé sẽ không học cách tự ngủ được. Nếu bé thức giấc giữa đêm, bé có thể khóc, lăn lộn mãi mà không chịu ngủ nếu không được mẹ ru, thậm chí là đòi thứ mình muốn để gây sự chú ý. Khoảng 3 tháng tuổi, là mẹ có thể tập cho bé tự ngủ , miễn là bé không ốm đau, bệnh tật.

Bé khó ngủ vì ngủ không đủ giấc

Trẻ con rất dễ cáu kỉnh nếu không được ngủ đủ, và điều đó lại càng khiến một số bé khó có được một giấc ngủ ngon. Ở độ tuổi từ 2 tuổi trở đi, bé cần ngủ 11-14 giờ mỗi ngày, bao gồm cả ngủ đêm và những giấc ngủ ngắn giữa ngày. Cho nên, việc cho bé ngủ đúng giờ rất quan trọng.

Không tạo thành các thói quen trước giờ ngủ cho bé

Các chuyên gia cho rằng, do mẹ không tập cho bé làm những việc giống nhau mỗi đêm trước giờ đi ngủ, nên bé chưa thể nhận ra sự thay đổi giữa việc thức và ngủ. Vì chưa có sự chuẩn bị để ngủ, thành ra bé khó ngủ hơn, giấc ngủ cũng sẽ đến chậm hơn.

Thức khuya

Trẻ con rất thích vui chơi, nên chúng ít khi chịu đi ngủ đúng giờ, và luôn cố tình tạo ra lý do để được ngủ muộn hơn. Chúng có thể đòi mẹ đọc thêm truyện, uống sữa hay đi vệ sinh chẳng hạn. Việc thức khuya, làm cho trẻ ngủ không đủ giấc, dần dần sẽ làm lệch giờ ngủ và bé sẽ khó ngủ hơn vì bị quá giấc.

[caption-2]

Không ngủ đủ vào ban ngày sẽ làm cho bé khó ngủ vào ban đêm

Giấc ngủ ngắn vào ban ngày sẽ giúp bé tỉnh táo và vui vẻ hơn. Tuy nhiên, nếu vì một lý do gì đó mà mẹ bỏ qua giấc ngủ ngày của bé, thì về đêm chúng sẽ trở nên khó ngủ. Hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều cần 2-3 giấc ngủ ngắn một ngày.

Bé khó ngủ do tắc nghẽn hay ngưng thở tạm thời khi ngủ do một số bệnh gây ra

Với những trẻ bị hen suyễn, viêm V.A, viêm amidan, hay các mô mũi phì đại, thì trong lúc ngủ đường hô hấp bị chặn, trẻ sẽ ngưng thở tạm thời , ngáy to , thở dốc và sẽ quấy khóc khi ngủ. Nghẹt mũi do dị ứng, cảm lạnh, sốt,…có thể khiến bé khó thở và ngủ không ngon giấc. Ở trẻ sơ sinh, bé rất dễ bị đau bụng, trào ngược dạ dày, đau tai hoặc đau răng cũng có thể dẫn đến ngủ kém. Nếu bé khó ngủ vì bệnh lý, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác bệnh và giúp bé có giấc ngủ tốt hơn.

Gặp ác mộng và nỗi sợ ban đêm

Đừng nghĩ rằng, trẻ con không nằm mơ. Nhưng thật ra chúng cũng có những giấc mộng, đôi khi thì vô hại, nhưng có lúc bé gặp ác mộng và dẫn đến sợ hãi. Từ đó, làm cho bé sợ bóng đêm, sợ phải ngủ. Nếu những cơn ác mộng vẫn tiếp tục đến, mẹ hãy đưa bé đi khám tâm lý.

Mộng du làm bé khó ngủ dẫn đến mất ngủ

Biểu hiện của bé mộng du là đi bộ, nói chuyện, ngồi trên giường hay làm các việc khác, mắt trẻ vẫn mở nhưng trong trạng thái ngủ. Hầu hết trẻ sẽ hết mộng du khi vào tuổi teen. Mộng du làm bé sợ phải đi ngủ vào ban đêm.

2. Giải pháp nào dành cho bé khó ngủ?

Bé khó ngủ – giải mã nguyên nhân và gợi ý khắc phục

>>>>>Xem thêm: Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp trước khi học mẫu giáo

Tạo thói quen ngủ dúng giờ, đủ giấc cho bé – Ảnh Internet

Với rất nhiều nguyên nhân được nêu trên, hãy chọn giải pháp nào phù hợp nhất theo gợi ý dưới đây cho bé, các mẹ nhé: 

  • Hãy tạo thói quen đi ngủ cho bé.
  • Đảm bảo không gian ngủ lý tưởng.
  • Cho trẻ tắm nắng thường xuyên để giảm tình trạng thiếu vitamin D.
  • Cho trẻ ngủ đúng giờ , đủ giấc cả ban ngày lẫn ban đêm.
  • Tạo một tâm lý thoải mái, hoàn toàn thư giãn để trẻ an tâm mà đi vào giấc ngủ.
  • Vận động, tập thể dục thể thao là một trong những cách giúp trẻ ngủ ngon hơn.

Giấc ngủ là rất quan trọng đối với bé. Ngủ đủ giấc, một giấc ngủ ngon, ngủ sâu sẽ làm cho tinh thần bé thoải mái, vui vẻ và tiếp thu hiệu quả. Thế nên, nếu thấy bé khó ngủ, mẹ hãy tìm hiểu kỹ nguyên nhân để tìm ra hướng khắc phục tốt nhất.

Mai Lê tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *