Bé khó ngủ vào ban đêm là một trong những tình trạng khá thường gặp, điều này khiến cha mẹ dễ mệt mỏi và kiệt sức nhất. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này và cách khắc phục như thế nào cho hiệu quả, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.
Bạn đang đọc: Bé khó ngủ ban đêm – bạn nên làm thế nào để khắc phục?
Có rất nhiều nguyên nhân ngoài đói, quá mệt, khó chịu…khiến bé khó ngủ vào ban đêm. Bạn hãy theo dõi danh sách dưới đây và xem gia đình mình thường thức dậy ban đêm cùng bé do nguyên nhân nào nhé.
Contents
- 1 1. Bé quá phấn khích nên không ngủ được
- 2 2. Bé thuộc kiểu người nhạy cảm
- 3 3. Bé không nhìn thấy ánh sáng ban ngày
- 4 4. Bé đòi ăn lúc nửa đêm
- 5 5. Bé thuộc hội “chống ngủ trưa”
- 6 6. Bé không ngủ được nếu thiếu bạn
- 7 7. Bé gặp khó khăn khi phải ngủ riêng
- 8 8. Bạn không chịu được việc để bé khóc
- 9 Bé khó ngủ – giải mã nguyên nhân và gợi ý khắc phục
- 10 Bé trằn trọc khó ngủ vào ban đêm và những lý do mẹ cần biết
- 11 Trẻ khó ngủ ban đêm là tín hiệu nguy hiểm các mẹ nên chú ý
- 12 Giấc ngủ độc lập ở trẻ và những chiến lược hay dành cho cha mẹ
- 13 Trẻ biếng ăn uống thuốc gì cải thiện tốt nhất?
- 14 Top 12 đồ bầu đẹp và thời trang nhất hiện nay
- 15 Top 16 các loại bột ăn dặm cho bé tốt nhất hiện nay
- 16 Top 9 túi bỉm sữa đựng đồ tốt nhất hiện nay
- 17 Top 10 ghế tập ngồi cho bé từ 4 – 6 tháng tốt nhất hiện nay
- 18 Top 12 sữa tắm cho bé tốt nhất hiện nay
- 19 Top 12 các loại bỉm cho bé tốt nhất hiện nay
- 20 Top 13 men vi sinh cho bé an toàn và tốt nhất hiện nay
- 21 Top 15 kem trị rạn da cho bà bầu tốt nhất hiện nay
- 22 Top 14 sách cho bé 4 tuổi phát triển trí tuệ được ưa chuộng nhất
- 23 Top 11 kem trị hăm cho bé an toàn và tốt nhất hiện nay
- 24 Top 11 các loại áo lót cho bà bầu tốt nhất hiện nay
1. Bé quá phấn khích nên không ngủ được
Dù bé được ba tung hứng lên không trung, được xem một đoạn video hay chỉ đơn giản là vẫy nước trong chậu tắm, thì bé có thể dành cả buổi tối để phản ứng ngược lại hoàn toàn mục đích của bạn, là làm dịu bé cho giờ đi ngủ. Lúc này, đối với bé, đi ngủ đồng nghĩa với việc bé sẽ bỏ lỡ tất cả những trò vui của buổi tối, vì vậy bé sẽ không ngủ. Việc này sẽ khiến bé quá mệt và trở nên khó ngủ hơn nhiều. Bé cũng sẽ dễ thức nhiều lần trong đêm hơn.
Giải pháp dành cho bạn:
- Bạn hãy loại bỏ các hoạt động gây kích thích đối với bé như ti vi, điện thoại, các trò chơi khiến bé quá phấn khích…Thay vào đó bạn hãy massage cho trẻ , hát ru, kể chuyện cho hay thay tã cho con.
- Bạn nên dựa vào tính khí của bé để lựa chọn lịch trình đi ngủ phù hợp. Một số bé không thích tắm trước khi ngủ, bạn có thể dời giờ tắm lên sớm hơn nếu bé của bạn thuộc trường hợp này.
- Bạn hãy chú ý đến tâm trạng của mình vì nó sẽ ảnh hưởng đến bé. Nếu bạn căng thẳng bé cũng sẽ khó chịu theo và ngược lại. Vì vậy, khi cho bé đi ngủ, bạn hãy làm cho mọi thứ chậm lại, hãy di chuyển nhẹ nhàng và giảm ánh sáng. Giờ đi ngủ nên là khoảng thời gian ấm cúng với bé và cả bạn.
2. Bé thuộc kiểu người nhạy cảm
Bạn đã dành thời gian mang thai để tìm kiếm những CD hát ru hoàn hảo dành cho bé, và mặc cho những cố gắng của bạn, bé vẫn không thấy thoải mái.
Bạn nên biết rằng một số em bé rất nhạy cảm với cả môi trường bên ngoài và bên trong (cơ thể) bé. Con có thể bị làm phiền bởi tiếng chuông điện thoại, khó chịu bởi sự cọ xát của nhãn quần áo, hoặc thậm chí cảm giác trong cơ thể như tiêu hóa không tốt…Bé có thể bỏ qua những cảm giác này vào ban ngày khi có nhiều tiếng ồn, nhưng vào ban đêm thì khó hơn.
Giải pháp dành cho bạn:
- Bạn hãy làm cho môi trường xung quanh bé nhẹ nhàng nhất có thể. Nếu bạn không chắc chắn được điều gì làm con không thoải mái, hãy loại bỏ các tem mạc trên quần áo, thay lơp vải lót mềm hơn và giảm ánh sáng trong phòng con. Bạn cũng hãy thử sờ cổ và tai bé xem có nóng không. Nếu có, hãy cởi bớt quần áo cho con. Vì trong khi cha mẹ nghĩ rằng bé cần mặc nhiều đồ để giữ ấm, thì thực tế con có thể đang bị quá nóng.
- Bạn có thể dùng khăn quấn bé để tạo cảm giác như khi còn trong bụng mẹ. Việc này sẽ giúp bé thấy bình tĩnh, an tâm và dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Quấn khăn có thể có tác dụng đối với bé ít nhất đến 4 tháng tuổi và đôi khi đến 6 tháng.
3. Bé không nhìn thấy ánh sáng ban ngày
Bạn có khi nào quá mệt mỏi hoặc bận rộn để đưa bé đi dạo trước 3 giờ chiều? Việc giữ bé trong bóng tối quá lâu có thể gây đảo lộn lịch trình giấc ngủ của con. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được tiếp xúc với ánh sáng ban ngày sẽ ngủ đêm ngon hơn.
Giải pháp dành cho bạn:
Điều quan trọng là bé được tiếp xúc với ánh sáng buổi sáng, vì nó ức chế melatonin – một loại hormone điều chỉnh chu kỳ ngủ – để nó đạt đến đỉnh điểm vào đúng thời điểm. Bạn hãy đưa bé đến nơi nắng nhất trong nhà và cho bé ăn ở đó.
Bạn cũng có thể đưa bé cùng đi bộ vào buổi sáng, kể cả khi trời nhiều mây. Nếu bạn không thể ra ngoài, hãy bật một chùm đèn và giảm ánh sáng trước giờ ngủ 1-2 giờ. Như vậy, bạn sẽ giúp bé liên hệ ánh sáng và hoạt động với ban ngày; và bóng tối và không hoạt động với ban đêm. Như vậy việc đi ngủ sẽ dễ dàng hơn.
4. Bé đòi ăn lúc nửa đêm
Đây có lẽ là lý do số 1 khiến trẻ khó ngủ. Khi bạn cho bé ăn ngay trước lúc ngủ, bé sẽ liên kết 2 hoạt động này với nhau và mặc định ăn nghĩa là tới giờ ngủ, đặc biệt khi bạn để bé ngủ khi đang bú mẹ. Việc này có lẽ không có vấn đề gì lúc 7 giờ tối, nhưng nó sẽ trở thành vấn đề nếu bé thức dậy đòi ăn lúc 3 giờ sáng.
Giải pháp dành cho bạn:
- Bạn có thể dời giờ ăn của trẻ sớm lên một chút. Thay vì cho trẻ ăn rồi ngủ luôn, bạn có thể xen kẽ bằng ăn – thay tã – ngủ (đặt bé ngủ khi bé buồn ngủ nhưng vẫn còn thức). Bạn cũng nên cân nhắc việc không cho bé ăn trong phòng ngủ của bé để con biết rằng phòng ngủ chỉ để ngủ mà thôi.
- Bạn có thể cho bé ăn mỗi giờ hoặc mỗi hai giờ vào buổi tối và ít nhất một lần nữa trước khi cho bé ngủ để tránh việc bé bị đói vào lúc nửa đêm. Hoặc bạn có thể cho bé ngủ, sau đó cho bé ăn một lần nữa trước khi bạn ngủ.
5. Bé thuộc hội “chống ngủ trưa”
Thông thường, trẻ sơ sinh ngủ bất cứ khi nào chúng muốn. Nhưng đến 4 tháng, giấc ngủ của bé sẽ ổn định hơn, thường là 2 hoặc 3 giấc ngủ ngắn ban ngày. Những bé từ chối ngủ trưa sẽ gây rắc rối cho mẹ nhiều hơn việc làm mất một chút thời gian rảnh của mẹ vào ban ngày. Vì bé không ngủ trưa hoặc ngủ ít sẽ khó ngủ và thức dậy thường xuyên hơn vào ban đêm.
Giải pháp dành cho bạn:
- Bạn hãy theo dõi những dấu hiệu buồn ngủ của bé (ngáp, mắt nhìn xa xăm…) và đặt bé ngủ ngay. Vì nếu bạn bỏ lỡ thời điểm đó, bé có thể trở nên quá mệt và không chịu ngủ nữa.
- Bạn hãy nhất quán – nếu thói quen đi ngủ của bé là một bài hát ru và một câu chuyện, hãy làm tương tự vào giấc ngủ trưa. Nếu bé ngủ thì thật tuyệt, nếu bé không ngủ mà mất cả giờ để tự dỗ mình thì cũng vẫn ổn, bé sẽ dần quen giấc. Như vậy vẫn tốt hơn là không có gì.
6. Bé không ngủ được nếu thiếu bạn
Bạn thường vỗ về hoặc xoa lưng cho bé ngủ. Dù là cách nào thì cũng chứng tỏ bé đã trở nên phụ thuộc vào sự có mặt của bạn để ngủ.
Giải pháp dành cho bạn:
Bạn hãy giảm dần thời gian ở bên cạnh bé vào ban đêm và thay vào đó là một món đồ chuyển tiếp như vú da hoặc một chiếc khăn hay chăn mỏng. Tuy nhiên bạn cần chú ý trẻ phải trên 6 tháng mới được ngủ một mình với chăn, khăn hay những món đồ khác. Vì trước 6 tháng, bất cứ đồ vật lỏng lẻo nào trong nôi cũng có thể làm tăng nguy cơ SIDS ( hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh ) với trẻ.
Bạn có thể sử dụng chiếc khăn quấn hoặc thú nhồi bông nhỏ để kết hợp vào thói quen đi ngủ cho đến khi bé đủ lớn để ôm chúng trong cũi khi ngủ.
7. Bé gặp khó khăn khi phải ngủ riêng
Đã đến lúc bạn “lấy lại” phòng ngủ của mình nhưng bé lại không thích phải “cô đơn” trong cũi. “Hai bạn” ngủ chung càng lâu thì việc này sẽ càng trở nên khó khăn hơn.
Giải pháp dành cho bạn:
Trước tiên hãy tập cho bé ngủ trưa một mình. Sau đó hãy đưa nôi của bé vào phòng bạn hoặc cho bé ngủ ở phòng riêng nhưng vẫn đón bé vào phòng bạn nếu bé dậy giữa đêm, và cuối cùng cho bé ngủ riêng cả đêm. Nếu bé không tự ngủ một mình được suốt đêm, bạn có thể để bé khóc một lúc. Khi bé nhận ra bạn sẽ không đến, bé sẽ học cách tự dỗ mình ngủ trở lại.
8. Bạn không chịu được việc để bé khóc
Bạn thử nghĩ xem mình có thể ngủ ngay lập tức khi lên giường không? Có lẽ là không. Bé cũng vậy. Vì vậy, khi bạn vào phòng dỗ dành bé ngay khi nghe thấy tiếng thút thít nhỏ nhất, bạn có thể khiến bé mất tập trung để ngủ, thậm chí là đánh thức bé dậy.
Giải pháp dành cho bạn:
- Bạn hãy kiềm chế để không bị thôi thúc kiểm tra bé mỗi vài phút và dỗ dành bé ngay khi nghe bé cựa quậy. Nếu bạn không cho bé cơ hội tự dỗ mình ngủ thì bé sẽ không học được cách làm điều đó.
- Bạn hãy giảm sự chú ý của mình xuống một chút, để chỉ “nghe” tiếng khóc to của bé mà bỏ qua những điều nhỏ nhặt hoặc những âm thanh rì rầm mà bé có thể tạo ra trong giấc ngủ.
Như vậy, trẻ khó ngủ ban đêm do khá nhiều nguyên nhân mà hầu hết bạn đều có thể điều chỉnh được cho bé, dù có thể mất một khoảng thời gian. Là cha mẹ, dù rất thương con nhưng bạn hãy cố gắng “cứng rắn” hơn để giúp bé ngủ ngon hơn cũng như tạo thói quen ngủ lành mạnh cho con sau này, bạn nhé.
Theo Parents.com
Lily Nguyễn lược dịch
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
Bé khó ngủ – giải mã nguyên nhân và gợi ý khắc phục
Bé trằn trọc khó ngủ vào ban đêm và những lý do mẹ cần biết
Trẻ khó ngủ ban đêm là tín hiệu nguy hiểm các mẹ nên chú ý
Tìm hiểu thêm: Cách dạy bé tập nói các con vật đơn giản mẹ nên biết
Giấc ngủ độc lập ở trẻ và những chiến lược hay dành cho cha mẹ
CHỦ ĐỀ MỚI
Trẻ biếng ăn uống thuốc gì cải thiện tốt nhất?
Top 12 đồ bầu đẹp và thời trang nhất hiện nay
Top 16 các loại bột ăn dặm cho bé tốt nhất hiện nay
Top 9 túi bỉm sữa đựng đồ tốt nhất hiện nay
Top 10 ghế tập ngồi cho bé từ 4 – 6 tháng tốt nhất hiện nay
Top 12 sữa tắm cho bé tốt nhất hiện nay
Top 12 các loại bỉm cho bé tốt nhất hiện nay
Top 13 men vi sinh cho bé an toàn và tốt nhất hiện nay
Top 15 kem trị rạn da cho bà bầu tốt nhất hiện nay
Top 14 sách cho bé 4 tuổi phát triển trí tuệ được ưa chuộng nhất
Top 11 kem trị hăm cho bé an toàn và tốt nhất hiện nay
>>>>>Xem thêm: Kế hoạch hóa gia đình là gì và các biện pháp tránh thai sử dụng hiệu quả trong kế hoạch hóa