Bé gái 10 tháng tuổi chưa mọc răng do đâu?

Rate this post

Bé gái của bạn đã được 10 tháng tuổi và có nhiều đổi thay mà bạn chứng kiến qua từng ngày. Tuy nhiên, những chiếc răng bé xinh của bé vẫn chưa nhú lên khỏi lợi và bạn không yên tâm về điều này. Đừng quá lo lắng, hãy xem qua nội dung sau đây, bạn sẽ giải tỏa được những băn khoăn lo lắng, xung quanh việc chậm mọc răng của bé nhé!

Bạn đang đọc: Bé gái 10 tháng tuổi chưa mọc răng do đâu?

Khi bé ra đời, những chiếc răng sữa đầu tiên sẽ nhú lên khỏi lợi trong giai đoạn 5 – 7 tháng tuổi. Tuy nhiên, không phải mọi bé đều có sự phát triển giống nhau. Và việc bé gái chậm mọc răng khi đã 10 tháng tuổi cũng là hiện tượng thường gặp. 

1. Bé gái 10 tháng tuổi chưa mọc răng do đâu?

1.1 Thiếu canxi

Thiếu canxi là nguyên nhân hàng đầu khiến bé chậm mọc răng. Nguồn dinh dưỡng chính của các bé khi 10 tháng tuổi vẫn là sữa. Sữa giàu canxi và dễ hấp thu nhất. Do đó, nếu bé bú sữa mẹ, hoặc uống sữa công thức không đủ thì nguồn cung cấp canxi chính sẽ bị thiếu hụt.

Bé gái 10 tháng tuổi chưa mọc răng do đâu?

Tỷ lệ canxi trong thức ăn được hấp thụ còn tùy thuộc và một số chất khác. Đầu tiên là phốt-pho. Phốt-pho có nhiều trong các loại ngũ cốc, các loại rau, củ… Khi tỷ lệ phốt-pho quá cao, sự hấp thụ canxi sẽ giảm đi.

Một chất nữa cũng cần thiết cho sự hấp thụ canxi là vitamin D. Có 2 nguồn cung cấp vitamin D cho bé là từ thức ăn và từ ánh sáng mặt trời. Trong đó, thức ăn động vật (thịt, cá, trứng, sữa) chứa nhiều vitamin D hơn với tỷ lệ hấp thụ cao hơn thức ăn có nguồn gốc thực vật. Tuy nhiên, vì vitamin D tan trong dầu nên nếu chế độ ăn không có đủ chất béo thì vitamin D cũng khó được hấp thụ vào cơ thể. Và từ đó, sự hấp thụ canxi cũng không được hiệu quả.

Bé gái 10 tháng tuổi chưa mọc răng do đâu?

Nói vậy không có nghĩa là bé đủ canxi sẽ sớm mọc răng. Việc mọc răng của bé còn do nhiều yếu tố khác quyết định. Nhiều trường hợp bé gái 10 tháng tuổi đủ canxi, bụ bẫm, phát triển tốt về thể chất cũng vẫn chậm mọc răng. Các mẹ không cần quá lo lắng về việc bé 10 tháng tuổi vẫn chưa mọc răng vì đây là hiện tượng bình thường. Còn nếu chưa thật sự yên tâm, mẹ có thể đưa bé đi khám để được kiểm tra kỹ hơn.

1.2 Bẩm sinh

Nhiều chuyên gia cho biết, việc bé chậm mọc răng thể do bẩm sinh. Nghĩa là, tùy thuộc vào việc bé sinh đủ tuần đủ tháng hay bé sinh non, mà tốc độ mọc răng cũng khác nhau. Bé sinh non cũng có thể là nguyên nhân của việc chậm mọc răng. Bên cạnh đó, hầu hết những bé sinh bị thiếu cân cũng có thể chậm mọc răng hơn những bé khác

Tìm hiểu thêm: Thành phần thuốc tránh thai khẩn cấp chị em cần nắm rõ

Bé gái 10 tháng tuổi chưa mọc răng do đâu?

1.3 Tổn thương khoang miệng

Nguyên nhân khiến bé gái 10 tháng tuổi chậm mọc răng cũng có thể đến từ bên ngoài. Khoang miệng của bé có vấn đề khiến lợi bị tổn thương dẫn đến răng mọc chậm.

2. Một vài lưu ý khi bé gái chậm mọc răng

Bé gái hay bé trai 10 tháng tuổi chưa mọc răng không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, mẹ cũng cần tham khảo chuyên gia để thay đổi chế độ dinh dưỡng cho bé nếu việc chậm mọc răng xuất phát từ nguyên nhân thiếu canxi. Lúc này, việc bổ sung canxi cho bé là việc cần thiết.

Canxi có nhiều trong sữa và các chế phẩm từ sữa. Do đó, mẹ cần duy trì việc bú mẹ và uống sữa công thức cho bé 10 tháng tuổi. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Nhưng sữa mẹ có ít vitamin D. Do đó, mẹ cần thường xuyên cho trẻ tắm nắng và bổ sung vitamin D vào chế độ ăn.

Mẹ cũng cần bổ sung canxi cho bé từ các chế phẩm canxi. Tùy vào sản phẩm mà liều lượng uống khác nhau. Ví dụ, dạng sirô thì cho bé uống 1-2 thìa cà phê mỗi ngày, dạng ống thì 1 ống/ngày. Để bổ sung canxi cho bé đúng cách và an toàn, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi cho con dùng nhé. 

Bé gái 10 tháng tuổi chưa mọc răng do đâu?

>>>>>Xem thêm: Tại sao phụ nữ Pháp không bị chứng són tiểu sau sinh hay mất kiểm soát bàng quang – cùng học hỏi kinh nghiệm hay nào các mẹ ơi!

Giờ thì các mẹ đã biết bé gái 10 tháng tuổi của mình chưa mọc răng do đâu rồi phải không? Mẹ không cần quá lo lắng về điều này đâu. Mẹ chỉ cần bổ sung canxi cho bé đúng cách và cho bé ăn, ngủ, chơi bình thường là được. Tuy nhiên, mẹ cũng cần đưa bé đi khám bác sĩ thường xuyên cho an tâm hơn, về sự phát triển của con nói chung nhé! 

Tuyết Nguyễn tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *