Bé đi nhà trẻ là một vấn đề luôn luôn làm các bậc phụ huynh phải đắn đo, suy nghĩ, cả phần lo lắng. Đây là môi trường đầu tiên các con tiếp cận ngoài môi trường gia đình. Liệu con đi nhà trẻ có tốt không? Hay, làm cách nào để bé đi nhà trẻ một cách suôn sẻ và ít “vấn đề” nhất? Bài viết dưới đây sẽ giúp phụ huynh, nhất là các bà mẹ giải đáp được những băn khoăn này.
Bạn đang đọc: Bé đi nhà trẻ và những lưu ý quan trọng phụ huynh nên quan tâm
Contents
- 1 1. Thời điểm cho bé đi nhà trẻ thích hợp – điểm quan trọng đầu tiên mẹ cần lưu ý
- 2 2. Các bước chuẩn bị trước khi bé đi nhà trẻ
- 3 3. Các vấn đề thường gặp khi cho bé đi nhà trẻ
- 4 4. Những bí quyết dành cho các mẹ cho bé đi nhà trẻ
1. Thời điểm cho bé đi nhà trẻ thích hợp – điểm quan trọng đầu tiên mẹ cần lưu ý
1.1 Thời điểm bé đi nhà trẻ
Có lẽ, thời điểm bé đi nhà trẻ là một vấn đề khá lớn ảnh hưởng đến quyết định và kế hoạch chăm sóc con nhỏ của nhiều gia đình, nhất là các gia đình trẻ. Có rất nhiều quyết định khác nhau về việc chọn thời điểm để gửi con đi học. Ở mỗi thời điểm, đều có những lợi ích và các hạn chế đính kèm. Do vậy, tùy vào hoàn cảnh, điều kiện và các yếu tố của gia đình, mẹ có thể cân nhắc thời điểm gửi con đi nhà trẻ sao cho phù hợp nhất. Bởi, sự cân nhắc cẩn trọng này vừa giải quyết bài toán mà gia đình gặp phải trong việc chăm và trông con, vừa khiến mẹ thêm phần yên tâm về quyết định của mình, cũng như biết phải làm thế nào để giảm thiểu những hạn chế nếu có. Và dưới đây là các trường hợp cụ thể hơn để mẹ có cơ sở xem xét, cân nhắc, mẹ hãy tham khảo nhé.
1.1.1 Cho bé đi nhà trẻ sớm
Lợi ích :
- Bé có cơ hội sớm để hòa nhập và phát triển, kỹ năng giao tiếp được cải thiện khi bé được vui chơi và học tập ở môi trường có cô giáo và bạn bè. Điều này giúp bé hòa đồng và dạn dĩ hơn.
- Bố mẹ có thời gian đi làm, thêm thu nhập cho gia đình.
- Giúp bé tự lập hơn, bản lĩnh hơn nhờ sự giúp đỡ và chỉ dạy của cô giáo. Bé sẽ dần dần cải thiện những kỹ năng cho bản thân. Qua môi trường nhà trẻ, bé có thể tập nói nhanh hơn, ăn giỏi hơn, biết đi vệ sinh và đôi khi còn biết hát nữa.
- Sau này khi bé học mẫu giáo cũng dễ dàng hơn, vì tâm lý của bé ổn định, đã quen với môi trường nhà trẻ và ba mẹ không còn lo ngại khi bé đi học mẫu giáo nữa.
Hạn chế :
- Xa gia đình sớm sẽ làm tình cảm của bé và bố mẹ thêm xa cách. Đôi khi bé sẽ thích đi học, thích chơi với cô và các bạn hơn là ở nhà chơi với bố mẹ.
- Cơ thể bé còn yếu, đễ bị các loại vi khuẩn, virut xâm nhập. Khi đi nhà trẻ sớm, môi trường sống ở trường sẽ làm các bé dễ bị bệnh hơn ở nhà.
- Vệ sinh nhà trẻ có khi không được đảm bảo. Trong khi đó, hệ tiêu hóa của bé còn yếu, nếu ăn uống không sạch sẽ thì có thể khiến bé bị các bệnh về đường ruột, tiêu hóa .
- Khi đi nhà trẻ sớm, nếu bé chưa sẵn sàng sẽ làm tâm lý bé không ổn đinh, sợ hãi, khiến bé khóc khi đi nhà trẻ và đêm về khi ngủ sẽ hay mơ, khó ngủ và hay khóc đêm.
- Đi nhà trẻ sớm, có thể trẻ sẽ không phát huy hết được về sự phát triển trí thông minh và nền tảng cảm xúc của con ở giai đoạn này.
1.1.2 Bé đi nhà trẻ muộn
Lợi ích :
- Bé và ba mẹ gần gũi với nhau được nhiều hơn.
- Bố mẹ không quá lo lắng khi gửi bé đi nhà trẻ muộn vì bé đã đủ lớn.
- Bé sẽ ít bị lây bệnh vặt hơn vì bé ít tiếp xúc với nhiều người.
- Con có đủ nền tảng tình cảm và tốt đẹp tinh thần, gắn bó với gia đình, phát huy tối đa sự phát triển trí thông minh và cảm xúc.
Hạn chế :
- Bé sẽ không hòa đồng nhanh như những bạn bè cùng trang lứa, vì bé đã quen với việc ở nhà và ít tiếp xúc với người lạ.
- Không nhạy bén và có khi sẽ rụt rè khi đi nhà trẻ đúng tuổi.
- Sự học hỏi và phát triển có một phần bị kìm hãm vì bé đã bỏ qua giai đoạn cần được hiểu biết về môi trường xung quanh nhất.
1.1.3 Thời điểm thích hợp để bé đi nhà trẻ
Thời điểm thích hợp nhất để cho bé đi nhà trẻ được cho là từ 2 – 3 tuổi . Đây là giai đoạn mà bé đủ khỏe mạnh để tiếp xúc với môi trường bên ngoài, vì bé đã được tiêm đủ vắc-xin phòng bệnh, cũng như có đủ sức khỏe để đi học hàng ngày. Không những vậy, thời điểm này là thời điểm cả 5 giác quan của bé phát triển rất nhanh cho nên, nếu bé được đi học ở những môi trường giáo dục tốt và phù hợp, bé sẽ phát triển rất tốt.
1.2 Điều kiện cơ bản nhất để bé đi nhà trẻ
- Khung xương của bé đã cứng cáp, bé có thể ngồi hoặc bò được.
- Có kỹ năng giao tiếp tối thiểu.
- Biết ra dấu hiệu là muốn đi vệ sinh.
- Không quá bám mẹ, có thể chơi với người thân, người xung quanh.
- Không quá nhút nhát, khóc nhè.
2. Các bước chuẩn bị trước khi bé đi nhà trẻ
2.1 Mẹ cần chuẩn bị những gì?
2.1.1 Tìm và chọn môi trường nhà trẻ thích hợp
Việc tìm và chọn trường cho bé là rất quan trọng. Đây sẽ là môi trường để bé hòa nhập và phát triển. Vì vậy mẹ cần chọn nhà trẻ cho bé theo những tiêu chí sau:
- Nên lựa chọn nhà trẻ có cơ sở vật chất tốt, đảm bảo an toàn cho bé.
- Tỷ lệ cô và bé hợp lý để con được chăm sóc đầy đủ.
- Cô giáo được đạo tạo, có kinh nghiệm trong việc chăm sóc trẻ.
- Nhà trẻ gần nhà nhất có thể.
- Nhà trẻ cần có cô y tá túc trực và hỗ trợ.
- Nhà trẻ có camera theo dõi bé.
- Chương trình đào tạo phù hợp và khoa học cho bé.
2.1.2 Trao đổi với hiệu trưởng và giáo viên
Điều này là cần thiết, nó giúp mẹ nắm rõ thủ tục nhập học, lớp học thích hợp cho lứa tuổi của bé, giờ đưa đón, chế độ ăn, kế hoạch giảng dạy,… Ngoài ra các mẹ cũng nên trao đổi với giáo viên về tình trạng sức khỏe, thói quen đặc biệt của bé,…
2.2 Mẹ chuẩn bị cho con ra sao
2.2.1 Chuẩn bị tâm lý cho bé
Tâm lý của bé khi bắt đầu đi học sẽ không được ổn định, bé sẽ lo lắng khi xa gia đình, xa bố mẹ và phải ở trong một môi trường xa lạ. Để chuẩn bị tâm lý ổn định cho bé sẵn sàng đi nhà trẻ, mẹ cần lưu ý những điểm sau:
- Các bé sẽ cần một thời gian làm quen với môi trường mới. Mẹ nên cho bé tham quan ngôi trường, để bé có sự hứng thú bởi những gì có ở trường như đồ chơi, hình vẽ, đất nặn,… Điều này sẽ giúp bé cảm thấy quen thuộc hơn với môi trường mới này.
- Cho bé kết bạn với những bé hàng xóm.
- Mẹ cũng nên nói chuyện với cô giáo của bé, để bé cảm thấy thân thuộc với cô.
- Thường xuyên nhắc về trường lớp, về những gì bé thích khi ở trường.
- Buổi sáng ngày đến trường thì khuyến khích bé tự mặc đồ, tự lấy balo , tự đánh răng và lấy món đồ chơi mà bé yêu thích muốn mang theo.
- Những ngày đầu tiên, mẹ nên ở cùng con vài tiếng và nhớ đón con đúng giờ để tạo cảm giác an tâm cho bé. Vài tuần tiếp theo khi em đã quen rồi thì mẹ không cần ở cùng con quá lâu.
2.2.2 Chuẩn bị đồ cần thiết cho bé đến trường
- Quần áo : Điều này là bắt buộc phải có, mẹ nên chuẩn bị cho bé áo quần và áo khoác khi đi đến trường.
- Ba lô : Giúp bé để đồ, sữa và bình nước cho bé, nên lựa chọn những ba lô nhỏ, dễ thương và theo ý thích của bé.
- Tã, sữa : Nếu con đi nhà trẻ khi còn quá nhỏ thì cần chuẩn bị tã, bình sữa cho bé.
- Thuốc : Mẹ cũng nên chuẩn bị thuốc nếu bé đang bị bệnh.
3. Các vấn đề thường gặp khi cho bé đi nhà trẻ
Khi cho bé đi nhà trẻ, hầu như chúng ta và chính trẻ ít nhiều đều sẽ gặp các vấn đề khác nhau xảy ra. Vì đây là lần đầu tiên con ra ngoài môi trường khác lạ lẫm, vì vậy, có các phát sinh hoặc một số trường hợp xảy ra không như chúng ta mong đợi cũng là điều không bất ngờ. Điểm mấu chốt là, các vấn đề thường gặp nhất, phổ biến nhất xảy ra với trẻ khi con đến trường là gì, có các nguyên nhân nào và cách khắc phục những tình trạng đó ra sao. Trong phạm vi của bài viết này, Blogtretho.edu.vn liệt kê một số vấn đề thường gặp nhất cùng gợi ý cách giải quyết, mẹ hãy tham khảo nhé.
3.1 Bé đi nhà trẻ biếng ăn – một tình trạng cực kỳ phổ biến
3.1.1 Nguyên nhân
- Từ 1 – 5 tuổi sự thèm ăn của bé đã giảm so với các giai đoạn khác.
- Bé bị biếng ăn sinh lý, thích chơi hơn thích ăn.
- Tâm lý của bé không được ổn định, đặc biệt là với những bé mới đi lần đầu nên bé không chịu ăn .
- Đôi khi sức khỏe của bé không tốt, điều này sẽ làm bé mệt mỏi, khó chịu và không muốn ăn
- Đồ ăn nhà trẻ không hợp với khẩu vị của bé.
- Bé đang chiến trạnh lạnh ” không ăn” để đòi cô hoặc mẹ một thứ gì đó mà bé muốn.
3.1.2 Giải pháp
- Tập cho trẻ tự ăn khi còn ở nhà. Điều này làm bé hứng thú với việc ăn uống và giúp bé tự lập hơn.
- Nên chuẩn bị cho bé những đồ ăn mà bé thích, nhưng đừng quá nhiều khiến bé bị no.
- Cho bé ngồi ăn chung với cả nhà để bé quan sát và làm theo bố mẹ hay anh chị. Nó sẽ giúp bé không còn bỡ ngỡ khi ăn ở nhà trẻ.
- Đừng nên ép trẻ ăn, hãy để cho trẻ có thời gian để trẻ ăn.
- Nếu bé không ăn được đồ ăn ở trường, mẹ có thể chuẩn bị đồ ăn riêng cho bé để bé hợp khẩu vị.
Tìm hiểu thêm: Top 3 máy hút sữa Pigeon của Nhật Bản tốt nhất hiện nay
3.2 Bé đi nhà trẻ hay bị ốm
3.2.1 Nguyên nhân
- Sức đề kháng của bé còn yếu: Do bé có hễ miễn dịch yếu hơn người lớn nên dễ bị các vi khuẩn, virut xâm nhập khiến bé bị câc bệnh như sốt, cảm, ho, tiêu chảy,… Đặc biệt là những khi giao mùa, bé lại càng dễ bị ốm hơn.
- Khi bé đang làm quen với môi trường mới, bé còn tâm lý lo sợ, không an tâm nên bé hay khóc, bỏ ăn và mất ngủ. Điều này làm bé dễ bị ốm hơn khi ở nhà.
- Môi trường nhà trẻ, đông người, vi khuẩn lây bệnh dễ phát tán. Một bé bệnh có thể lây bệnh cho nhiều bé khác.
- Trẻ vui chơi quá mức, bụi bẩn đất cát dính vào cơ thể bé sau đó cho lên miệng, mắt,… rất dễ cho vi khuẩn virut xâm nhập bé.
- Sinh hoạt tập thể, nên đồ chơi và nhiều thứ ở đó là dùng chung, không hề đảm bảo được sự sạch sẽ hoàn toàn cho các bé.
- An toàn thực phẩm không được đảm bảo, vệ sinh kém sạch sẽ.
3.2.2 Giải pháp
- Tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch cho trẻ : Trước khi cho đi nhà trẻ, mẹ nên cho bé tiêm phòng đầy đủ các bệnh như cúm, thủy đậu,…
- Dạy trẻ biết vệ sinh sạch sẽ : Chỉ cho trẻ cách rửa tay sạch sẽ, bịt miệng khi hắc xì hay ho và hạn chế sử dụng đồ chung.
- Bổ sung dinh dưỡng cho bé : Một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng, nhiều trái cây và rau xanh giúp bé tăng trưởng sức đề kháng.
- Ngủ đủ giấc : Trẻ thường ngủ từ 10 -14h mỗi đêm, không nên để trẻ bị thiếu ngủ sẽ làm bé dễ bị bệnh hơn.
- Bổ sung probiotic : Cho bé ăn sữa chua đều đặn và thường xuyên giúp bé tăng sức đề kháng .
- Dùng nước muối : Súc miệng hoặc rửa mũi bằng nước muối 1-3 lần/ngày đã được chứng minh là giảm nguy cơ ốm bệnh.
- Tránh tiếp xúc với khói thuốc : Thuốc lá vô cùng độc hại, là tác nhân kích hoạt và làm trầm trọng bệnh hơn. Vì vậy nên hạn chế khói thuốc với trẻ.
- Tăng cường hoạt động ngoài trời : Cho trẻ vận đông 30p mỗi ngày để trẻ tăng sức đề kháng.
- Tăng cường vệ sinh trường học : Điều này nhằm tạo môi trường sạch sẽ bảo đảm cho trẻ có mội trường học tập và vui chơi an toàn hơn.
3.3 Bé đi nhà trẻ khóc nhiều – vấn đề thường làm các bố mẹ đau đầu nhất
3.3.1 Đi nhà trẻ khóc
Nguyên nhân :
- Bé không muốn xa mẹ , sợ môi trường mới xa lạ.
- Có cảm giác sợ hãi mỗi khi đến trường, sợ bị bỏ rơi, cô đơn.
- Trẻ không quen với sinh hoạt ở trường: phải dậy sớm, không ngủ được,…
- Có thể trẻ đang không khỏe, khó chịu trong người.
Giải pháp :
- Tạo cho bé cảm giác an tâm và gần gũi với môi trường nhà trẻ, cô và bạn bè.
- Mẹ nên dứt khoát, không do dự khi đưa bé đến nhà trẻ để bé khóc , đòi theo.
- Không nên lấy trường và cô giáo để hù dọa bé.
- Mang đồ chơi yếu thích của bé đến trường để bé thích nghi.
- Tìm cách dộng viên, vỗ về và khen ngợi bé.
- Tập cho bé thói quen đi ngủ sớm, dậy sớm.
- Lựa chọn trang phục phù hợp và bé thích để bé không cảm thấy khó chịu, bức rức.
3.3.2 Bé đi nhà trẻ về khóc đêm
Trẻ khi đi nhà trẻ về có hiện tượng khóc đêm , tình trạng này xảy ra nhiều với những bé mới bắt đầu đến trường, lớp. Vậy nguyên nhân dẫn đến việc khóc đêm của trẻ và giải pháp các phụ huynh nên áp dụng là gì?
Nguyên nhân :
- Có thể bé bị cô hoặc bàn bè đánh
- Bé đang cảm thấy không an toàn, cảm thấy sợ hãi hay lo lắng điều gì đó khi bé chưa quen với môi trường mới, cách sinh hoạt mới. Điều này là dấu hiệu cho thấy tâm lý bé đang bất ổn.
- Bé ăn hoặc bú không no nên ban đêm bé cảm thấy đói, hoặc có khi bé ăn quá no, bị đầy hơi,…
- Bé có thể gặp vấn đề về sức khỏe như đau bụng, cảm lạnh,…
Giải pháp :
- Tránh đánh thức bé chỉ cần dỗ dành cho bé có cảm giác an tâm.
- Cho bé ăn vừa đủ no và đi vệ sinh trước khi đi ngủ.
- Không nên để bé xem tivi có nội dung bạo lực, hành động trước khi ngủ.
- Không nên hù dọa bé về hình ảnh của cô giáo, nhà trẻ.
- Kể chuyện cho con nghe trước khi bé đi ngủ.
4. Những bí quyết dành cho các mẹ cho bé đi nhà trẻ
- Đừng do dự khi đưa trẻ đến trường vì nó là mội trường khuyến khích sự phát triển của bé.
- Tạo sự tin tưởng cho bé để bé an tâm khi rời khỏi ba mẹ, đến với môi trường mới.
- Tập cho bé tự lập, các kỹ năng chăm sóc bản thân cơ bản.
- Không tạo áp lực cho trẻ.
- Không hù đánh hay lấy những người ở nhà trẻ ra để hù dọa bé.
- Mẹ nên tìm hiểu kĩ về trường lớp trước khi cho bé đi học.
- Nên chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cần thiết cho bé, tránh bị thiếu.
- Đón bé đúng giờ hoặc có thể sớm hơn.
- Nếu trẻ có khóc khi đến nhà trẻ, mẹ nên cương quyết để bé không ỷ lại.
- Cách tạm biệt con hiệu quả: Ở với con thêm vài phút nếu con chưa muốn xa mẹ, nói nhẹ nhàng với con và hứa sẽ đón con sớm.
- Nếu con chưa quen với môi trường mới, mẹ có thể cho bé đồ dùng quen thuộc như đồ chơi, gấu,… cho bé có cảm giác gần gũi.
>>>>>Xem thêm: Khi nào nên cho trẻ ăn dặm và những điều mẹ cần lưu ý
Bé đi nhà trẻ là việc rất quan trọng với cả gia đình và chính bản thân bé. Thời điểm con đi nhà trẻ không chỉ đơn thuần là phụ huynh cần gửi con đi học, để có thể giải quyết những công việc khác, mà, thời điểm bé có thể đến trường cũng chính là thời điểm con đang cần được tạo điều kiện, cần sự kích thích, để phát triển các kỹ năng cơ bản cần thiết, cho sự phát triển toàn diện của mình ở giai đoạn quan trọng này. Mong rằng những chia sẻ trên của Blogtretho.edu.vn , sẽ giúp các ông bố bà mẹ có những quyết định đúng đắn, để thêm phần an tâm hơn khi chuẩn bị cho con đi nhà trẻ, mà không bị gặp phải vấn đề khó giải quyết nào. Hãy cho con trẻ có những ngày đến trường đầu tiên vui vẻ, hạnh phúc, còn ba mẹ thì bớt những băn khoăn lo lắng ba mẹ nhé.
Chi Lê tổng hợp