Bé bị rôm sảy là hiện tượng trên da (nhất là ngực, lưng, trán, cổ…) xuất hiện những nốt, mảng đỏ theo vùng. Điều kiện phát triển của bệnh là do các ống dẫn mồ hôi bị bít nên mồ hôi ứ đọng dưới da, chủ yếu ở lỗ chân lông. Lúc này, các bé thường ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc nhiều, khiến các bố mẹ rất lo lắng.
Bạn đang đọc: Bé bị rôm sảy và những điều mẹ cần biết
Rôm sảy thường xuất hiện vào mùa hè và tùy theo mức độ mà nó sẽ có những dấu hiệu khác nhau như: mụn nước, mảng đỏ… Các ông bố bà mẹ trẻ thường rất hoang mang, không biết phải giải quyết thế nào. Bài viết dưới đây của Blogtretho.edu.vn sẽ mang đến những thông tin cần thiết về tình trạng bé bị rôm sảy, giúp các ông bố bà mẹ điều trị và chăm sóc con thật tốt.
Contents
1. Nguyên nhân khiến bé bị rôm sảy
Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị rôm sảy, thông thường là do 5 nguyên nhân chính sau đây:
- Thời tiết nóng, kết hợp độ ẩm không khí cao làm da bé khó bài tiết, tuyến mồ hôi hoạt động quá sức.
- Một số bé sơ sinh bị bệnh, phải nằm trong lồng ấp nên dễ bị rôm sảy hơn các bé khác.
- Bé hiếu động, hoạt động quá nhiều nên tuyến mồ hôi làm việc quá mức
- Môi trường xung quanh ô nhiễm, nóng bức cũng là nguyên nhân khiến bé bị rôm sảy.
- Quần áo của các bé ôm sát, chật chội khiến cho mồ hôi khó thoát ra ngoài, bít kín lỗ chân lông.
2. Bé bị rôm sảy có nguy hiểm không?
Thông thường, nếu bé bị rôm sảy mà được chăm sóc đúng cách, bệnh sẽ khỏi trong vòng 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh nặng hoặc điều trị không đúng cách, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
- Sốc nhiệt: Do lỗ chân lông bị bít tắc nên mồ hôi không thoát được qua da, gây ra hiện tượng chóng mặt, buồn nôn, tim đập nhanh, huyết áp hạ, thậm chí có thể đột quỵ.
- Nhiễm trùng: Bé bị rôm sảy thường xảy ra khi da bị tổn thương, vi trùng phát triển có thể dẫn đến bội nhiễm, mụn mủ…
3. Nên làm gì để phòng chống tình trạng bé bị rôm sảy?
Để phòng chống bé bị rôm sảy, các mẹ nên chú ý những điều sau đây:
- Giữ vệ sinh nhà ở, môi trường xung quanh.
- Giữ vệ sinh cá nhân, tắm rửa sạch sẽ cho bé thường xuyên, tránh dùng các loại sữa tắm dành cho người lớn, dễ khiến da bé bị tổn thương.
Tìm hiểu thêm: Sau sinh kinh nguyệt không đều nguyên nhân do đâu?
- Cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt
- Tránh để bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng khi trời nóng bức, oi ả vì nắng nóng chính là thủ phạm hàng đầu gây rôm sảy cho bé.
4. Điều trị bé bị rôm sảy bằng thảo dược dân gian
Khi bé bị rôm sảy, các mẹ có thể dùng các loại rau quả sau để điều trị rôm sảy cho bé , nhưng nhớ là phải rửa các loại thảo dược thật sạch trước khi nấu, đặc biệt là không nên dùng cách này khi da bé bị trầy xước, mưng mủ.
Có thể dùng khổ qua (mướp đắng) để trị cho bé. Cho 2 trái khổ qua vào máy xay sinh tố, dùng vải buộc chặt bã, nấu lấy nước cho bé tắm trong vòng khoảng 1 tuần. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể dùng lá khổ qua để nấu. Cách dùng tương tự như với trái khổ qua. Tình trạng bé bị rôm sảy sẽ khỏi.
Ngoài ra, mẹ có thể dùng lá chè xanh đem vò nát, nấu lấy nước cho bé bị rôm sảy tắm. Lá kinh giới cũng có tác dụng giúp bé bị rôm sảy nhanh chóng khỏi bệnh. Các mẹ nên cho 2 – 3 nắm lá kinh giới vào nồi, nấu lấy nước cho bé tắm trong vòng khoảng 1 tuần.
Thứ tư, các mẹ cũng có thể dùng nước ấm lượng vừa đủ pha với một ít muối và nửa quả chanh để hỗ trợ điều trị bé bị rôm sảy vì nó sẽ giúp làm mát da bé để bé cảm thấy dễ chịu hơn. Trường hợp nếu da bé nổi mụn trắng, dày đặc trên diện rộng, tình trạng mẩn ngứa kéo dài…, các mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để được điều trị đúng cách để tránh biến chứng nặng nề.
>>>>>Xem thêm: Bé 9 tháng tuổi không chịu uống sữa phải làm sao?
Thực tế, tình trạng bé bị rôm sảy không phải là hiếm gặp. Đa phần bệnh rôm sảy không gây nguy hiểm cho bé nhưng lại khiến cho bé khó chịu, ngứa ngáy, ngủ không ngon giấc, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển chung của bé. Hy vọng quan bài viết này, các mẹ an tâm phần nào và biết cách chữa trị hiệu quả khi bé bị rôm sảy.
Mỹ Tiên tổng hợp