Liên quan đến việc ăn uống của bé 8 tháng tuổi thì ngoài sữa mẹ, cần bổ sung thêm nhiều dưỡng chất khác để bé phát triển tốt là điều cần thiết. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý, có nhiều món ăn phù hợp với bé, nhưng cũng các loại thức ăn chưa nên cho bé ăn trong giai đoạn này.
Bạn đang đọc: Bé 8 tháng tuổi nên ăn gì và không nên ăn gì?
Đến tháng thứ 8 thì thực đơn của bé có những đổi khác so với các tháng trước. Bé càng phát triển, thực đơn dinh dưỡng của bé vì thế cũng cần thay đổi theo. Trong sự thay đổi này, sẽ có nhiều thực phẩm mới mẹ tập cho bé làm quan dần, song bên cạnh đó, vẫn có những lưu ý cần thiết liên quan về các loại thực phẩm bé chưa nên tập. Các mẹ hãy theo dõi chi tiết hơn ở nội dung dưới đây, để biết bé nhà mình nên ăn gì và không nên ăn gì trong tháng thứ 8 này nhé!
Contents
1. Bé 8 tháng tuổi nên ăn gì?
Theo ý kiến của các chuyên gia, sữa mẹ và sữa bột vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của bé khi được 8 tháng tuổi. Việc cho bé ăn dặm là rất cần thiết. Tuy nhiên, các món ăn dặm trong giai đoạn này chỉ đóng vai trò là món ăn bổ sung chứ không phải là nguồn dinh dưỡng chính cho cơ thể bé. Do đó, mẹ vẫn chú ý duy trì cho bé bú mẹ là chính nhé!
Ở tháng thứ 8, mẹ cần cung cấp dinh dưỡng cho bé với khoảng 500ml sữa. Như đã nói ở trên, sữa mẹ vẫn là tốt nhất trong giai đoạn này. Nếu không có sữa mẹ thì thay thế sữa công thức phù hợp với tháng tuổi.
Song song với đó, mẹ cần cho bé ăn dặm 1-2 bữa bột/cháo xay, rau củ quả nghiền (khoảng 400-500ml/ngày), từ loãng đến đặc dần. Thực đơn ăn dặm cho bé cần đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: 40 – 50g tinh bột (gạo tẻ trắng, gạo lứt, ngũ cốc, yến mạch), 20 – 30g thịt (tôm, cá…), 2-4 thìa cà phê rau xanh/ củ/ quả, 1 thìa cà phê dầu ăn,…
Ở 8 tháng tuổi , mẹ cần lưu ý cho bé ăn dặm theo nguyên tắc: ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, từ nhuyễn đến tăng dần độ thô, làm quen từng loại thực phẩm, sau đó mới kết hợp các thực phẩm lại. Không nên cho bé ăn quá nhiều một nhóm thực phẩm nào đó, nhất là chất đạm, bởi không tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Mẹ cũng cần cho bé ăn đa dạng các loại thực phẩm, thay đổi thực đơn hằng ngày để bé ngon miệng hơn.
2. Bé 8 tháng tuổi không nên ăn gì?
Khi bé 8 tháng tuổi thì thực đơn ăn dặm của bé cũng đa dạng hơn với nhiều món ăn mới có thể bổ sung. Tuy nhiên, vẫn có nhiều thực phẩm hạn chế và không nên cho bé ăn mà mẹ cần biết.
Tìm hiểu thêm: Trầm cảm sau sinh – mức độ, triệu chứng, điều trị và cách phòng tránh chị em nên biết
Hạn chế thức ăn ngọt và mặn không phù hợp với lứa tuổi. Trong giai đoạn này, hệ tiêu hóa của bé còn non yếu nên việc cho bé ăn nhiều thức ăn ngọt và mặn không phù hợp dễ gây hại cho đường ruột của bé. Không nên cho bé dùng sữa bò. Sữa mẹ hoặc sữa bột vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé trong 12 tháng đầu tiên. Nếu dùng sữa công thức, mẹ hãy tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc những nguồn thông tin đáng tin cậy để chọn sữa tốt và phù hợp cho bé nhé!
Không nên cho mật ong. Mật ong là loại thực phẩm rất tốt. Tuy nhiên, với bé 8 tháng tuổi thì mẹ chưa nên dùng loại thực phẩm này vì có thể gây rắc rối cho hệ tiêu hóa của bé. Bên cạnh đó, mẹ cũng tránh cho bé ăn một số thực phẩm khác như:
- Xúc xích, thịt gia cầm (trừ thịt ức gà) vì khó tiêu hóa.
- Trái cây có hạt vì dễ gây hóc.
- Các loại rau xanh chưa được nấu chín…
3. Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi
Các mẹ có thể tham khảo thêm một số món ăn dưới đây để bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi nhà mình nhé!
3.1 Cháo thịt heo bí đao
Nguyên liệu : cháo gạo tẻ, bí đao, thịt heo, dầu ăn cho bé
Cách chế biến : Thịt và bí đao xay nhuyễn. Sau đó cho vào cháo đã nấu chín và đun sôi hỗn hợp. Đun đến khi thịt và bí mềm thì tắt bếp và để cho bớt nóng. Cho thêm dầu ăn rồi để nguội và cho bé thưởng thức.
3.2 Cháo thịt heo nấm rơm
Nguyên liệu : Cháo gạo tẻ, nấm rơm, thịt heo (nạc, băm nhuyễn), dầu ăn,…
Cách chế biến : Cho thịt heo đã băm nhuyễn vào nấu với cháo. Đun đến khi thịt và cháo đều chín mềm. Sau đó cho nấm rơm đã cắt nhỏ vào nấu chín. Thêm dầu ăn vào, khuấy đều và để nguội. Hãy cho bé thưởng thức khi cháo còn âm ấm, đừng để cháo quá nguội sẽ mất ngon.
>>>>>Xem thêm: Cách chơi với trẻ sơ sinh giúp bé phát triển trí tuệ và thể chất
3.3 Cháo cá cà rốt
Nguyên liệu : Cháo gạo tẻ, cà rốt (luộc chín mềm, cắt nhỏ), thịt cá trắng (hấp chín, tán nhuyễn), dầu ăn,…
Cách chế biến : Trộn cá, cà rốt và dầu ăn vào cháo đã nấu chín. Sau đó đun sôi để tất cả hỗn hợp chín mềm. Có thể dùng cơm xay thay cháo.
Bé 8 tháng tuổi hầu như đều có nhu cầu ăn tăng lên. Ngoài sữa mẹ, việc bổ sung thêm các món ăn dặm phù hợp không chỉ tăng dinh dưỡng, còn giúp bé có những trải nghiệm thú vị về thực phẩm. Tuy nhiên, dù thực đơn của bé thay đổi dần với nhiều nguyên liệu mới, nhưng mẹ cũng luôn cần chú ý những thực phẩm nên cho bé ăn và không nên.
Tuyết Nguyễn tổng hợp