Bé 7 tháng ăn được gì hẳn sẽ là vấn đề mẹ nào cũng quan tâm. Ở 7 tháng tuổi, hầu hết các bé đã quen với việc ăn dặm, nên cơ thể sẽ phát triển cứng cáp hơn và hệ tiêu hóa cũng làm việc tốt hơn so với trước đó. Để chăm con tốt hơn ở giai đoạn này, Blogtretho.edu.vn mời mẹ cùng tìm hiểu kỹ hơn về các nhóm thực phẩm và thực phẩm mà bé 7 tháng có thể hấp thu nhé.
Bạn đang đọc: Bé 7 tháng ăn được gì – 4 nhóm thực phẩm cùng lưu ý chế biến mẹ cần biết
Bé 7 tháng tuổi cần được bổ sung thêm nhiều vitamin C,D, kẽm, sắt, canxi… để phát triển xương khớp và quá trình mọc răng sữa. Vì thế, ngoài sữa mẹ cần chú trọng chất lượng, thì việc bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng vào thực đơn hằng ngày của bé là rất cần thiết.
Contents
1. Bé 7 tháng ăn được gì
1.1 Tại sao cần phải xem xét về vấn đề bé 7 tháng ăn được gì
7 tháng là thời điểm khá quan trọng như một bước đệm giữa quá trình bắt đầu tập ăn dặm và sang chế độ ăn thô hay cụ thể hơn là ăn dặm chỉ huy ở thời gian sau 7 tháng. Ở các nước phương Tây, việc phân chia giai đoạn ăn dặm được chú ý kỹ càng và rõ ràng, song điều này không phổ biến lắm với mọi bà mẹ Việt.
Hầu hết các bà mẹ Việt đều chăm con theo cảm tính và theo tư duy cá nhân hoặc áp dụng các cách chăm con một còn khá máy móc. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tập ăn các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ, ảnh hưởng đến quá trình tập nhai, cũng như đến sự phát triển thể chất, hệ tiêu hóa của trẻ. Có rất nhiều biểu hiện là kết quả của việc tập cho bé ăn chúng ta có thể thấy được rõ ràng như việc bé biếng ăn, việc con ăn không giỏi,…nếu tập cho con ăn không khoa học. Tuy nhiên, ngoài những biểu hiện chúng ta có thể quan sát được, có những hệ lụy khác diễn ra bên trong cơ thể trẻ mà chúng ta không thể quan sát bằng mắt thường, hoặc chúng ta chỉ biết sau một thời gian khá dài như thể chất con không phát triển tốt, con hay đau ốm, bé biếng ăn , suy dinh dưỡng,….
Chính vì những lý do trên, việc xem xét cụ thể về thực phẩm trẻ 7 tháng tuổi có thể hấp thu và làm cách nào để bé hấp thu tốt là việc làm rất cần thiết, các mẹ đừng bỏ qua điều này nhé.
1.2 Bé 7 tháng ăn được gì
Khi 7 tháng tuổi, con đã qua giai đoạn tập ăn. Thông thường, thời gian ở 6 tháng tuổi được xem là thời gian để bé tập làm quen với thực phẩm. Sau tháng thứ 6, tháng thứ 7 là thời gian để con tập với các món ăn dạng hỗn hợp, làm quen với nhiều thực phẩm mới hơn và tăng độ thô hơn so với tháng thứ 6, tăng lượng thức ăn,…
Dù vậy, 7 tháng tuổi con đương nhiên cũng vẫn còn nhỏ và hệ tiêu hóa của con chưa thực sự phát triển hoàn thiện để có thể hấp thu mọi thực phẩm, vì vậy sự chọn lọc thực phẩm cho bé ở thời gian này quan trọng không kém giai đoạn tập ăn ở tháng thứ 6. Có một khác biết so với tháng thứ 6 là, sang tháng thứ 7, mẹ đã có thể tập cho con thử đủ 4 nhóm thực phẩm giàu đạm, tinh bột, giàu vitamin và chất xơ, cũng như nhóm thực phẩm giàu chất béo. Tuy nhiên, như đã đề cập về việc còn hạn chế ở sự hoàn thiện của hệ tiêu hóa, nên bé chỉ có thể tiếp nhận và hấp thu một số loại thực phẩm thuộc 4 nhóm này mà thôi.
2. 4 nhóm thực phẩm & thực phẩm dành cho bé 7 tháng tuổi và lưu ý dành cho mẹ
2.1 4 nhóm thực phẩm và thực phẩm dành cho bé 7 tháng
2.1.1 Thức ăn giàu chất đạm
Bé 7 tháng tuổi có thể hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm chứa nhiều đạm (như thịt, cá, trứng, sữa) mà lúc 6 tháng bé chưa thể ăn nhiều. Tuy nhiên, các mẹ vẫn cần chú ý đến quá trình chọn lựa các loại thực phẩm thuộc nhóm này như:
- Thịt lợn: Mẹ nên chọn phần nạc vai hoặc phần thăn mềm
- Thịt gà: Mẹ nên chọn phần ức mềm và ít dai
- Thịt bò: Mẹ chỉ nên cho bé ăn phần thăn bò
- Cá biển: Nên chọn cá tuyết trắng, cá hồi, cá ngừ
- Cá nước ngọt: Nên chọn cá quả
- Hải sản khác: Mẹ nên chọn tôm hoặc lươn đồng
Bé 7 tháng tuổi vẫn chưa nhai được dễ dàng, nên các mẹ nên thái mỏng, băm nhuyễn hoặc xay nhuyễn thịt trước khi nấu. Ở những bữa đầu, mẹ có thể làm nhuyễn mịn, nhưng về sau, mẹ không cần làm mịn nữa để bé có cơ hội bắt đầu tập quen dần với độ thô của thức ăn.
Khi xay thịt nếu mẹ muốn trữ đông, tốt nhất mẹ nên xay thịt sống rồi mới đem đi trữ đông. Vì thịt xay đúng yêu cầu, khi rã đông sẽ tơi, mềm, nếu nấu chung với nước dùng sẽ thơm và ngọt hơn so với thịt trữ đông trước rồi mới xay.
Với các loại cá như cá quả, cá hồi, lươn, các mẹ có thể nấu chung với nước dùng sau đó dằm nhuyễn, trộn chung với cháo/ bột rồi cho bé ăn.
Với tôm, mẹ có thể làm chín thịt tôm rồi xay hoặc băm nhuyễn thịt tôm sống trước khi chế biến món ăn cho bé đều được.
2.1.2 Thức ăn giàu tinh bột
Khi bước vào giai đoạn ăn dặm 7 tháng của con, các mẹ có thể trộn các loại ngũ cốc mà con đang ăn (không có biểu hiện dị ứng với bất cứ loại nào), để đổi món, kích thích khẩu vị của bé. Đồng thời, việc trộn các loại ngũ cốc cũng là cách để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho bé.
Và, thay vì mẹ cho trẻ ăn bột hay cháo từ các loại ngũ cốc từ gạo, các loại đậu, lúa mạch, yến mạch….các mẹ có thể cho bé ăn thêm bánh mì, bánh nướng, bánh gạo, bánh quy hoặc mỳ gạo, mỳ ý, nui,….với cách chế biến phù hợp. Nui hay các loại bánh là các thực phẩm chế biến từ các nguyên liệu gạo, các loại hạt hay đậu đều có thể chế biến thành đa dạng món ăn cho bé tập ăn. Việc thay đổi linh động thực đơn hằng ngày, cũng là cách có thể giúp bé 7 tháng tuổi không rơi vào tình trạng chán ăn, nhưng vẫn bảo đảm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé.
2.1.3 Thức ăn giàu vitamin và chất xơ
Mẹ có thể tăng cường cho bé ăn rau và một số loại trái cây dinh dưỡng phù hợp như rau cải, đậu xanh, bí ngô, khoai lang, cà rốt, bơ, táo, chuối, xoài, đào, lê, mận…. Lúc này bé có thể dùng lưỡi để đưa thức ăn xuống cổ họng, nên các mẹ không cần xay nhuyễn mịn các loại trái cây như trước, mà chỉ cần thái mỏng, nghiền nhỏ và cho bé tập nhai từ từ vừa để tập kỹ năng nhai vừa để tận dụng tối đa chất xơ bé có thể hấp thu.
Tìm hiểu thêm: Thuốc phá thai có nguy hiểm không?
Rau xanh và củ quả phù hợp đều rất tốt cho bé 7 tháng tuổi. Đây cũng sẽ là một trải nghiệm thú vị về thực phẩm với con. Các mẹ có thể làm chín hoặc nấu chung rau xanh, củ, quả với các loại thực phẩm khác. Bé ở giai đoạn này thường thích ăn các loại củ quả hơn các loại rau có lá. Vì vậy, mẹ cần chế biến các món từ rau có màu lá đậm để thu hút bé. Cách này cũng kích thích và tập cho bé có sở thích với rau hơn.
2.1.4 Thức ăn giàu chất béo
Thêm một nhóm thức ăn trả lời cho câu hỏi bé 7 tháng ăn được gì của các mẹ chính là đây. Chất béo cũng góp phần quan trọng trong việc phát triển trí não và thị lực của bé – đó là lý do mẹ không nên lơ là hay bỏ qua nhóm thực phẩm này. Các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo tốt cho sức khỏe của bé 7 tháng tuổi có thể kể đến như: cá hồi, mỡ gan cá, mỡ các loại động vật biển, phô mai , dầu cá, dầu thực vật phù hợp độ tuổi trẻ (gồm dầu cải; dầu mè, dầu hướng dương, dầu olive), sữa chua và sữa….
Hằng ngày, các mẹ có thể bổ sung chất béo cho bé bằng cách thêm dầu thực vật vào các món ăn của bé. Mẹ cũng có thể cho bé ăn thêm phô mai và sữa chua, để bổ sung ngoài chất béo còn có nguồn canxi phong phú, cũng như kích thích vị giác của trẻ tốt hơn.
2.2 Lưu ý dành cho mẹ khi chế biến thực phẩm cho bé 7 tháng tuổi
Theo các đề cập ở trên, mẹ đã thấy khá cụ thể về nhóm thực phẩm và thực phẩm liên quan mà bé 7 tháng có thể tiếp nhận. Lưu ý quan trọng bên cạnh đó chính là lượng thức ăn, bữa ăn và cách chế biến. 3 yếu tố này cũng là những ghi chú mẹ cần thiết phải quan tâm, để chắc chắn thức ăn mình chuẩn bị cho bé, con sẽ đón nhận một cách tích cực và có hiệu quả dinh dưỡng thực sự.
2.2.1 Lượng thức ăn cho bé 7 tháng tuổi
Lượng thức ăn cho bé 7 tháng tuổi ở khoảng 80-120-150g tùy thuộc cụ thể vào từng bé. Nếu con chỉ tiếp nhận thức ăn ở mức trung bình, mẹ cho con ăn thêm lượng thức ăn hàng ngày khoảng 80-120g/ ngày là đủ. Nếu bé có nhu cầu cao hơn, mức 150g/ ngày là đủ. Do vậy, mẹ không cần ép bé hoặc lo lắng nếu con không tiếp nhận nhiều hơn khối lượng này.
2.2.2 Bữa ăn cho bé 7 tháng tuổi
Với rất nhiều bà mẹ đều tuân thủ 3 bữa ăn dặm/ ngày cho con 7 tháng của mình. Điều này thực sự không cần thiết hoặc thậm chí có thể ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sữa của bé. Dưới 1 tuổi, thực phẩm chính của bé vẫn là sữa mẹ (hoặc sữa công thức đối với những mẹ không nuôi con bằng sữa mẹ sau 6 tháng vì lý do nào đó). Bữa ăn dặm cho bé vẫn giữ vai trò là thực phẩm bổ sung. Bé 7 tháng ăn thêm 1-2 bữa ăn dặm/ ngày là đã đủ nhu cầu. Trong đó, mẹ có thể chọn 1 bữa chính là bột/ cháo đủ 4 nhóm dinh dưỡng và 1 bữa phụ như trái cây, sữa chua, bánh, phô mai,…
2.2.3 Cách chế biến thức ăn cho bé 7 tháng
Trong cách chế biến thức ăn cho bé 7 tháng tuổi mẹ có thể lưu ý 3 điều quan trọng sau:
- Có thể kết hợp nhiều hơn 2 nguyên liệu trong 1 món ăn để làm đa dạng món ăn lẫn dinh dưỡng cho bé.
- Thức ăn cần nhuyễn nhưng không cần mịn và nên tăng dần độ thô.
- Không nêm gia vị như muối, nước mắm, đường,…vào món ăn của bé. Vì, dưới 1 tuổi con, gia vị tự nhiên có sẵn trong thực phẩm đã đủ cho nhu cầu của bé. Việc nêm ném gia vị thêm có thể làm hại đến thận của con.
- Có thể cho thêm một lượng ít các loại rau thơm để tăng độ hấp dẫn kích thích bé ăn ngon miệng hơn như hành, tỏi, thì là, tiêu, húng quế, hương thảo, gừng, vỏ chanh, oregano, hoa hồi và lá bạc hà.
>>>>>Xem thêm: Trẻ 4 tháng biết làm gì và những điều mẹ nên lưu ý
Mẹ thấy đấy vấn đề bé 7 tháng ăn được gì cũng đâu phải là chuyện nhỏ phải không nào. Tìm hiểu kỹ, áp dụng linh động nhưng khoa học, đúng cách về chế độ dinh dưỡng, thực phẩm phù hợp cho con, không chỉ giúp con ăn ngon miệng, hấp thu tốt, phát triển tốt mà việc mẹ chăm bữa ăn hàng ngày cho bé cũng không còn quá vất vả nữa. Chúc các mẹ luôn chăm con khỏe và ngày càng phát triển nhé.
Kim Chi tổng hợp