Bé 5 tháng ăn dặm như thế nào để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng?

Rate this post

Bé 5 tháng ăn dặm không chỉ bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết, mà quan trọng hơn là giúp con yêu tập làm quen dần với các loại thức ăn. Theo các chuyên gia, nên bắt đầu cho bé ăn dặm khi con được 6 tháng tuổi, vì lúc này những yếu tố cần thiết để bé ăn dặm tốt nhất gần như đã hoàn thiện. Tùy vào sự phát triển của từng bé, mà thời điểm bắt đầu cho con ăn dặm có thể sớm hơn, ở 5 tháng tuổi chẳng hạn. Và việc lên thực đơn ăn dặm cho bé trong giai đoạn này cũng có những lưu ý khác biệt. Hãy cùng Blogtretho.edu.vn tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Bạn đang đọc: Bé 5 tháng ăn dặm như thế nào để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng?

Bé 5 tháng ăn dặm như thế nào để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng?

1. Dấu hiệu có thể cho bé 5 tháng tuổi ăn dặm

Các mẹ có thể bắt đầu tập cho bé 5 tháng ăn dặm khi con bắt đầu có những dấu hiệu như:

  • Mỗi lúc rảnh rỗi, miệng của con cứ nhai nhóp nhép.
  • Mỗi khi thấy người lớn ăn là bé cũng bị kích thích miệng lưỡi, con tỏ ra thích thú và đùn lưỡi liên tục.
  • Bé đòi bú nhiều hơn so với bình thường, mặc dù con bú cách đó không lâu.
  • Giấc ngủ của bé bị ngắt quãng vì con luôn đòi ăn.

Bé 5 tháng ăn dặm như thế nào để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng?

Nếu bé yêu của bạn cũng có những biểu hiện như trên mặc dù con chỉ mới 5 tháng tuổi, thì bạn vẫn có thể bắt đầu tập cho bé ăn dặm được rồi.

2. Bé 5 tháng ăn dặm như thế nào để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng?

Trong khoảng thời gian đầu tập ăn dặm, chủ yếu là mẹ tập cho bé làm quen với thìa và tập nuốt thức ăn, nguồn dinh dưỡng chính vẫn là sữa mẹ. Dưới đây là thực đơn ăn dặm khoa học cho bé 5 tháng tuổi theo từng tuần mà mẹ nên tham khảo:

  • Khi mới bắt đầu tập cho bé 5 tháng ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn thử bột loãng (tỷ lệ 1:10) với lượng bột khoảng 1/2 muỗng cà phê, hoặc ăn cháo trắng theo tỉ lệ 1 gạo/10 nước.
  • Sang tuần thứ hai, ngoài cho con ăn cháo trắng (15 ml – 25 ml), mẹ có thể bổ sung thêm bí đỏ (5 ml), cà chua (5 ml) và carot (5 ml) vào thực đơn ăn dặm của trẻ.
  • Đến tuần thứ 3 chắc hẳn bé đã quen dần với đồ ăn mới, lúc này mẹ có thể tăng số lượng cho con ăn mỗi ngày. Cho con ăn cháo trắng (30 ml – 40 ml) kết hợp với các loại rau củ như rau cải bó xôi (10 ml), su hào (10 ml), rau ngót (10 ml). Tổng số lượng mà con có thể dung nạp mỗi ngày là từ 40 ml – 50 ml.

Tìm hiểu thêm: Những món ăn dặm cho bé dễ nấu, thơm ngon và giàu dinh dưỡng

Bé 5 tháng ăn dặm như thế nào để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng?

  • Ở tuần thứ 4, mẹ vẫn duy trì thực đơn ăn dặm cho bé theo số lượng hợp lý với lượng thức ăn như những tuần vừa rồi. Sau khi con đã bắt đầu quen dần với lượng tăng từ 1 bữa/ngày lên 2 bữa /ngày, lên 3 bữa/ngày, thì mẹ hãy nấu bột ăn dặm đặc dần cho con ăn trong những lần lên thực đơn tiếp theo.

3. Những lưu ý khi cho bé ăn dặm mẹ cần quan tâm

Tập cho bé 5 tháng ăn dặm là một công việc đòi hỏi mẹ phải tốn rất nhiều thời gian, công sức cũng như phải luôn chú ý đến bé. Dưới đây là một số lưu ý khi cho bé cần ăn dặm mà mẹ cần quan tâm:

  • Không nên cho muối vào đồ ăn dặm của con 5 tháng tuổi.
  • Có thể thêm 1 muỗng dầu ăn cho bé vào thức ăn để bé ngon miệng hơn.
  • Tránh cho bé ăn những loại cá lưng xanh như cá thu, các loại ốc, thịt, sữa bò, các loại giáp xác như tôm cua, bạch tuộc,… vì dễ gây dị ứng cho bé.
  • Đối với những em bé nhạy cảm, nếu bé không chịu ăn thì mẹ cũng không nên ép con phải ăn. Mẹ hãy ngừng khoảng 2 – 3 ngày, sau đó chế biến thức ăn trơn hơn rồi thử cho con ăn lại nhé.
  • Nên cho con ăn từng loại thực phẩm mỗi lần chứ không nên trộn lẫn chúng lại với nhau, để có thể biết được nguyên nhân gây ra dị ứng (nếu có).
  • Mẹ nên lên một khung giờ ăn cố định cũng như một chế độ ăn uống hợp lý để con tập quen dần.

Bé 5 tháng ăn dặm như thế nào để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng?

>>>>>Xem thêm: Những loại trái cây mẹ nên ăn sau sinh

Với những ghi chú và lưu ý cho bé 5 tháng ăn dặm khoa học ở trên, hy vọng đã mang đến những thông tin hữu ích cho các mẹ. Chúc con yêu của bạn luôn mạnh khỏe và đừng quên đồng hành cùng Blogtretho.edu.vn để bổ sung thêm nhiều thông tin hữu ích khác, liên quan đến những giai đoạn ăn dặm sau của bé nhé!

Tuyết Nguyễn tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *