Bé 12 tháng tuổi ăn cơm được chưa là một trong những câu hỏi được rất nhiều mẹ đặt ra. Có một thực tế là, càng ngày việc cho trẻ ăn dặm, ăn cháo, ăn cơm ở thời điểm nào càng trở nên nghiêm trọng hơn với các mẹ. Lý do của sự nghiêm trọng này xuất phát từ những lo lắng thường trực, trong việc phải chăm sóc con đúng cách, phải cho con ăn uống khoa học,…
Bạn đang đọc: Bé 12 tháng tuổi ăn cơm được chưa và câu trả lời đầy đủ nhất cho mẹ
Contents
- 1 1. Có nên lo lắng về thời điểm cho bé ăn cơm?
- 2 2. Hệ tiêu hóa và tình trạng mọc răng của bé ở 12 tháng tuổi
- 3 3. Hoạt động ăn uống của bé 12 tháng tuổi
- 4 4. Cách cho bé 12 tháng tuổi ăn cơm
- 5 5. Các thực phẩm bé 12 tháng có thể tiêu thụ cùng với cơm
- 6 6. Giới thiệu 5 món mặn cho bé 12 tháng ăn cùng cơm nát bảo đảm không chán
- 7 7. Gợi ý món canh cho bé
1. Có nên lo lắng về thời điểm cho bé ăn cơm?
Câu trả lời là không. Mẹ không nhất thiết phải tạo quá nhiều áp lực cho mình và cho trẻ về chuyện chính xác các thời điểm cho bé ăn món gì bao gồm cả ăn cơm.
Có những nguyên tắc rất cơ bản về chuyện ăn uống và dinh dưỡng cho trẻ dựa trên đặc điểm chính của lứa tuổi, được đánh giá dựa trên sự phát triển thể chất và hoàn thiện các chức năng trong cơ thể trẻ. Do đó, việc mẹ lo lắng thái quá về thời điểm ăn món này món kia của con là không cần thiết.
Thay vì lo lắng như thế, mẹ có thể tìm hiểu những yếu tố quan trọng và cần thiết khác như: hệ tiêu hóa của bé 12 tháng tuổi đã phát triển ra sao, khả năng nhai nghiền thức ăn của con đã ở mức nào, con cần bổ sung chất dinh dưỡng quan trọng nhất là gì, những thực phẩm con có thể tiêu thụ và ước lượng khối lượng thực phẩm mà con cần là bao nhiêu.
Ngoài việc nắm bắt những yếu tố chính, mẹ căn cứ thêm vào tình trạng thực tế của trẻ nhà mình như: tốc độ phát triển của con, con có ăn tốt không, con đã mọc bao nhiêu răng, khả năng cầm nắm của con tốt chưa, con có hoạt động thể chất nhiều không, con còn bú mẹ không, con có uống sữa công thức hay không, con thích ăn gì,…Từ việc hiểu con như vậy, sẽ giúp mẹ quyết định thời điểm cho con ăn cơm rất thích hợp theo tình hình thực tế của bé, mà không phải lăn tăn quá nhiều.
Để giúp mẹ có cái nhìn bức tranh toàn cảnh về việc cho trẻ ăn cơm, Blogtretho.edu.vn mời mẹ cùng theo dõi tiếp, lần lượt những phần chia sẻ liên quan từng vấn đề ta đã đề cập như ở trên nhé.
2. Hệ tiêu hóa và tình trạng mọc răng của bé ở 12 tháng tuổi
Nói đến việc ăn uống của trẻ nói chung, bé 12 tháng nói riêng, 2 trong các yếu tố quyết định đến việc con có thể ăn cơm hay các thực phẩm cứng ở mức độ nào là: sự phát triển hệ tiêu hóa của bé, cũng như răng bé đã mọc thế nào.
Với các bé 12 tháng tuổi , dung tích dạ dày của bé chứa được khoảng 250ml. Hệ tiêu hóa nói chung của một trẻ khỏe mạnh đã hoạt động trơn tru hơn trước. Khả năng tiêu hóa của con đã tốt dần lên so với thời gian trước đó. Con có thể tiêu thụ các thực phẩm có độ cứng, thô tăng dần thay vì nhuyễn nát so với thời điểm 9-10 tháng.
Trẻ ở độ tuổi 12 tháng có thể đã mọc được 4 răng hàm. Điều này giúp cho khả năng nghiền thức ăn của con cũng tăng lên. Nếu trẻ được tập nhai đúng tiến trình thì ở thời điểm 12 tháng tuổi, con có thể cắn và nhai nhiều loại thức ăn thô có độ cứng tăng lên.
3. Hoạt động ăn uống của bé 12 tháng tuổi
Đa phần các bé 12 tháng tuổi, nếu đã trải qua giai đoạn tập ăn dặm đúng cách và tập cầm nắm thích hợp ở các thời điểm nhất định trong quá trình phát triển của bé, thì ở 12 tháng tuổi, bé đã có thể ngồi thẳng ở bàn ăn và tự xúc thức ăn bằng thìa một cách độc lập.
Bên cạnh đó, bé 12 tháng tuổi cũng đã bắt đầu thể hiện ngày càng rõ quan điểm sở thích của mình với thực phẩm, nhất là giai đoạn trước đó, mẹ đã tập cho con làm quen với đa dạng các nhóm thực phẩm.
Theo UNICEF ( Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc ), trong tài liệu hướng ghi chú chăm sóc trẻ 1 tuổi có đề cập rằng, trẻ 1 tuổi đã có thể nhai tốt thức ăn và hoàn toàn có thể cùng ngồi bàn ăn, dùng thức ăn như những thành viên khác trong gia đình.
Theo các tài liệu chăm sóc trẻ ăn dặm và độ tuổi đến dưới 2 tuổi của các trang thông tin chăm sóc sức khỏe trẻ em như Standford Children’s Health, Kids Health, Healthy Children hay Baby Centre đều nhấn mạnh tiến trình tập ăn thô của trẻ. Và, việc chú ý của mẹ khi chăm sóc cho trẻ ăn cần chú ý vào việc dạng thô, độ mềm cứng phù hợp của thực phẩm (bao gồm cả cơm) với tình trạng thực tế tập ăn, ăn được, nhai được của trẻ; mà không phân định rõ sự bắt buộc ở độ tuổi nào thì con có thể dùng món này hay món khác.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng và các bác sỹ nhi khoa trong nước từ các bệnh viện uy tín như Bệnh viện Nhi Đồng hay từ Viện Dinh Dưỡng, các trung tâm dinh dưỡng, cũng đều có một nhận định trung về việc, mẹ cần căn cứ vào tình trạng phát triển của trẻ ở thực tế, để quyết định thời điểm cho con ăn cơm, với điều kiện cơm có độ mềm thô phù hợp. Chẳng hạn như, nếu ở 12 tháng tuổi con không còn thích ăn cháo thì có thể xen kẽ cơm nhão/ cơm mềm, để bảo đảm hệ tiêu hóa của con không phải làm việc quá sức. Và, thời điểm tốt nhất để con ăn cơm bình thường như người lớn là khi, hệ tiêu hóa của con đã phát triển hoàn thiện hơn, khỏe mạnh hơn và con đã mọc đủ 8 răng hàm bảo đảm cho việc nhai nát thức ăn.
Như vậy, vấn đề chính là chúng ta cần căn cứ vào việc trẻ đã có thể ăn được gì, mức độ nhai và tiêu hóa của trẻ ra sao,…Điều này đồng nghĩa với việc, mẹ sẽ cho trẻ ăn cơm như thế nào để phù hợp với khả năng tiêu hóa ở thời điểm cụ thể của trẻ, chứ không chỉ nằm ở vấn đề 12 tháng trẻ đã ăn cơm được chưa.
4. Cách cho bé 12 tháng tuổi ăn cơm
Với các bé 12 tháng tuổi, mẹ có thể cho con ăn cơm và mức độ mềm phù hợp nhất là dạng cơm nát.
Cơm nát ở đây có thể hiểu là dạng cơm nhão ở giữa mức của cháo đặc và cơm mềm. Đây là bước chuyển đoạn hợp lý trong việc tập ăn thô cho trẻ, từ giai đoạn cháo đặc tăng dần đến độ thô của cơm bình thường.
Để làm cơm nát cho bé, mẹ có thể tham khảo các cách đã được rất nhiều mẹ có kinh nghiệm chia sẻ như:
- Nấu cơm nhiều nước hơn bình thường để có độ nát phù hợp cho thời điểm tập ăn của trẻ.
- Vun gạo trong nồi cơm nấu cơm bình thường trong gia đình sao, cho phần gạo để thành cơm nát có mức nước cao hơn phần gạo còn lại trong nồi.
- Cho lượng gạo đủ cho bé vào chén cơm và mức nước nhiều tùy vào độ nát mong muốn, cho chén này vào nồi cơm nấu cho gia đình. Khi cơm chín thì mẹ cũng có cơm nát cho bé dùng. Đây là một trong những cách nấu cơm nát cho bé nhiều mẹ thích áp dụng vì rất tiện.
5. Các thực phẩm bé 12 tháng có thể tiêu thụ cùng với cơm
Theo UNICEF, sau 12 tháng tuổi, trẻ đã có thể ăn các loại thực phẩm rắn chế biến phù hợp. Và, bé có thể ăn đa dạng các loại thực phẩm gồm rau củ, quả, các nhóm thực phẩm giàu protein gồm thịt, cá, trứng, chế phẩm sữa như phô mai,….Và, yêu cầu trong thực đơn của trẻ hàng ngày cần bảo đảm đủ 4 nhóm dinh dưỡng, để trẻ phát triển khỏe mạnh, đủ chất.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng trong nước, việc cho con ăn cơm nát cần bảo đẻm kèm theo thực đơn phong phú, nhằm giúp trẻ ăn ngon miệng không ngán cơm và đủ dinh dưỡng. Trong thực đơn này cũng cần tuân thủ 4 nhóm dinh dưỡng cho trẻ .
Tìm hiểu thêm: Bắn mắt cận thị là gì và dành cho những đối tượng nào?
6. Giới thiệu 5 món mặn cho bé 12 tháng ăn cùng cơm nát bảo đảm không chán
6.1 Trứng bác
Trứng bác là món ngon dễ làm mẹ có thể làm cho bé ăn ngay từ khi còn ăn dặm trước 12 tháng. Mẹ cũng có thể chế biến món này cho con ăn cùng cơm nát rất ngon miệng.
Trứng bác có thể bác chỉ trứng, có thể thêm cà chua – đều cho món ngon dễ chinh phục các bé.
- Cách làm : Mẹ phi hành, đập trứng và khuấy cho đến khi trứng chín. Mẹ có thể cho thêm vào một chút nước hoặc sữa không đường nếu muốn có món trứng mềm ướt cho bé. Còn không, mẹ có thể làm món trứng khô (không cho thêm nước) đều ngon. Khi trứng được mẹ cho vào một chút xíu nước mắm, để trên bếp thêm hơn 1 phút là được. Nếu làm món trứng bác cà chua, mẹ thái cà chua hạt lựu, xào chín nhừ rồi cho trứng, thao tác còn lại như trên.
6.2 Thịt xíu mại/ thịt viên
Hầu như mẹ nào cũng có thể làm món này. Thịt xíu mại hay thịt viên cũng có nhiều cách làm như làm chỉ thịt băm hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác như cà chua, hành tây, nấm,…
- Cách làm : Mẹ ướp thịt heo xay nhuyễn với chút nước mắm và hành tím băm nhuyễn, sau đó viên tròn lại và hấp cách thủy đến chín là có thể lấy ra dằm nát cho bé dùng cùng cơm. Nếu mẹ kết hợp với các nguyên liệu khác cũng bằm nhỏ trộn vào thịt. Riêng cà chua thì mẹ không trộn vào thịt mà làm nước sốt để rim với thịt hấp chín, hoặc cho cà chua vào hấp chín cùng viên thịt.
6.3 Thịt bò bằm xào hành tây
Món ăn này sẽ giúp bé đổi vị và tăng cường dưỡng chất nhất là chất sắt có trong thịt bò. Thịt bò bằm xào hành tây có vị ngọt cũng khá dễ chinh phục bé.
- Cách làm : Mẹ băm nhuyễn hành tây và tỏi, phi thơm tỏi sau đó cho hành tây vào xào rồi kế đến cho thịt bò. Khi thịt bò chín mẹ cho vào một chút nước tương, đảo thêm 1 phút cho thấm rồi tắt bếp.
6.4 Cá sốt cà chua
Cá sốt cà chua cũng là một trong các món ngon mà nhiều bé thích thú. Vị chua chua của sốt cà chua góp phần kích thích bé ăn cơm ngon miệng hơn.
- Cách làm : Mẹ phi hành tím cho thơm, cho cà chua vào xào chín thành nước sốt rồi cho cá phi lê vào nấu đến chín. Mẹ cho thêm một chút xíu nước mắm. Cá dùng để làm món này mẹ có thể dùng phi lê cá ba sa, phi lê cá lóc hoặc phi lê cá hồi.
6.5 Thịt gà băm xào nấm
Thịt gà băm xào nấm là món ăn lạ miệng, chắc chắn sẽ kích thích vị giác của bé, xua tan cảm giác chán cơm nát hay ngán ăn của con.
- Cách làm : Mẹ phi hành thơm, cho nấm băm nhuyễn cùng thịt ức gà băm nhuyễn vào xào, cho thêm nước để nhỏ lửa cho thịt chín kỹ. Thịt chín, mẹ cho thêm chút xíu nước mắm để thêm 1-2 phút là có thể tắt bếp.
7. Gợi ý món canh cho bé
7.1 Canh trứng cà chua
Hẳn là mẹ nào cũng có thể nấu món canh trứng cà chua thơm ngon phải không nhỉ. Món canh này mẹ có thể kết hợp với món mặn như thịt gà băm xào nấm hay thịt bò xào hành tây là đã có thực đơn dinh dưỡng, ngon miệng cho bé dùng.
7.2 Canh bí xanh
Bí xanh khi nấu canh có độ mềm nên trẻ 12 tháng tuổi có thể dùng cùng cơm nát. Để nấu món canh này, mẹ có thể kết hợp nấu với tôm hay thịt băm hoặc sườn non đều được. Còn bé, mẹ có thể cắt miếng nhỏ vừa ăn hoặc băm sợi, trẻ đều có thể ăn dễ dàng.
7.3 Canh mồng tơi
Canh mồng tơi rất mát và trẻ có thể ăn từ khi còn đang ăn dặm dưới 12 tháng. Mẹ có thể nấu canh này kết hợp trong thực đơn cho bé khi ăn cùng cơm nát. Canh mồng tơi cũng có nhiều cách nấu khác nhau để đổi vị và bổ sung dinh dưỡng cho trẻ như mẹ nấu cùng tôm hoặc cua đồng.
7.4 Canh rau đay
Cũng như canh mồng tơi, canh rau đay là một trong những món canh ngon nhiều trẻ rất thích khi ăn cùng cơm kể cả thời điểm ăn cơm nát.
Mẹ có thể nấu rau đay với cua đồng hoặc tôm để đổi vị cho con.
7.5 Canh bí đỏ
Bí đỏ là thực phẩm vô cùng quen thuộc với các bé kể từ khi mới tập ăn dặm. Có thể mẹ sẽ nghĩ rằng con ngán khi ăn cùng cơm nát. Tuy nhiên, bí đỏ nấu canh và trẻ tự xúc ăn sẽ có sự thích thú riêng.
Mẹ có thể nấu canh bí đỏ cùng tôm, thịt heo xay, thịt bò xay hoặc sườn non heo để bé có thêm trải nghiệm vị canh này nhé.
>>>>>Xem thêm: 9 cách giảm bớt áp lực nuôi con một mình trong gia đình đơn thân
Mẹ thấy đấy, vấn đề bé 12 tháng ăn cơm được chưa đến đây coi như đã được giải đáp một cách tương đối đầy đủ rồi phải không nào. Blogtretho.edu.vn hy vọng rằng, qua những thông tin đã được tổng hợp này, sẽ giúp mẹ yên tâm hơn và bắt đầu quan sát bé yêu thật kỹ. Từ đó, mẹ sẽ biết chính xác nhất là đã nên chuẩn bị cho bé ăn cơm nát hay chưa. Chúc bé của mẹ ăn tốt, chóng lớn và mẹ thì không gặp phải những băn khoăn lo lắng về chuyện cho con ăn cơm nữa nhé.
Cát Lâm tổng hợp