Bảng chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ em Việt Nam

Rate this post

Chiều cao cân nặng của trẻ em Việt Nam được xác định dựa vào bảng chiều cao và cân nặng mới nhất, kết hợp bởi biểu đồ tăng trưởng do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và do Trung tâm Kiểm soát Phòng ngừa Bệnh tật (CDC) phát hành. Từ đó, bố mẹ có thể khám phá các bí quyết hữu ích để tăng chiều cao, cân nặng, giúp con phát triển tầm vóc toàn diện.

Bạn đang đọc: Bảng chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ em Việt Nam

1. Bảng chiều cao và cân nặng chuẩn nhất cho trẻ em Việt Nam

Bảng chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ em Việt Nam

Bảng trên được đưa ra dựa trên tổng hợp từ biểu đồ tăng trưởng của WHO (cho trẻ dưới 5 tuổi) và biểu đồ tăng trưởng trẻ 2 – 19 tuổi của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật (CDC) phát hành. Bảng gồm các cột bố mẹ cần lưu ý là “Bé trai”, “Bé gái”, “Cân nặng”, “Chiều cao”, “Tháng tuổi”. Hướng dẫn cách đọc các chú thích:

  • TB là trẻ đạt chuẩn chiều cao, cân nặng trung bình.
  • Nhỏ hơn -2SD là trẻ có nguy cơ mắc bệnh thấp còi, hoặc suy dinh dưỡng dạng thiếu cân.
  • Lớn hơn +2SD là trẻ có nguy cơ béo phì, thừa cân, hoặc chiều cao tăng bất thường.

Tùy thể trạng, giới tính của bé mà các chỉ số này có thể khác nhau, do đó, để sử dụng bảng khoa học, chính xác nhất, hãy nhờ đến bác sĩ Nhi khoa để được hướng dẫn chi tiết.

Bảng chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ em Việt Nam

Đặc điểm của bảng chiều cao và cân nặng chuẩn nhất cho trẻ kết hợp theo tiêu chí của WHO và CDC:

  • Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiêu chuẩn về sự tăng trưởng của trẻ được thiết lập dựa trên việc nuôi trẻ sơ sinh bằng sữa mẹ. Bảng tăng trưởng của WHO phản ánh các mô hình tăng trưởng của trẻ được bú sữa mẹ chủ yếu trong 4 tháng đầu, và vẫn còn bú sữa mẹ sau 12 tháng tuổi. Các thông số đều được đưa ra dựa trên kết quả nghiên cứu chất lượng cao với khung thiết kế rõ ràng, vững chắc. Từ đó, tạo nên bảng xếp hạng tăng trưởng với dữ liệu chiều cao, cân nặng của trẻ được đo ở những thời điểm liên tiếp nhau dễ theo dõi. Còn biểu đồ của CDC phù hợp dùng cho trẻ lớn hơn.
  • Biểu đồ tăng trưởng do CDC đưa ra có thể được áp dụng cho trẻ từ 2 đến 19 tuổi. Với trẻ trong độ tuổi 2 – 5, thì cả 2 bảng của CDC và WHO đều có thiết kế tiêu chí và phương pháp đo lường giống nhau.

Khi đưa con đi khám sức khỏe định kỳ, các bác sĩ thường sẽ kiểm tra sự phát triển của trẻ so với những đứa trẻ khác cùng độ tuổi, đồng thời, tính toán tỷ lệ gia tăng cân nặng so với chiều cao của trẻ. Với các bé dưới 2 tuổi, bác sĩ sẽ ghi nhận lại tất cả các thông số phát triển vào biểu đồ tăng trưởng chuẩn do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phát hành. Với trẻ hơn 2 tuổi thì được áp dụng biểu đồ tăng trưởng do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh (CDC) phát hành, để theo dõi sát sao sự phát triển của trẻ hơn.

2. Sự tăng trưởng chiều cao cân nặng của trẻ em Việt Nam theo độ tuổi

Sự tăng trưởng về thể chất được hiểu là sự tăng về kích thước cơ thể (xét về chiều cao, chiều dài, cân nặng) và kích thước của các cơ quan.

2.1. Sự tăng trưởng về kích thước cơ thể

Bảng chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ em Việt Nam

  • Trẻ mới sinh đến khoảng 1 – 2 tuổi được xem là giai đoạn tăng trưởng nhanh. Bé sinh đủ tháng thường có cân nặng dao động trong khoảng 2,9 đến 3,8kg với mức trung bình tăng ít nhất 600gr/tháng hoặc 125gr/tuần. Chiều dài bé sơ sinh thường khoảng 50cm, với mức trung bình tăng 2,5cm/tháng trong 6 tháng đầu, và 1,5cm/tháng từ sau 6 tháng tuổi trở đi.
  • Trên 1 tuổi, trẻ phát triển chậm lại, đồng nghĩa với việc trẻ cần ít calories hơn, và bố mẹ cũng có thể nhận thấy sự thèm ăn của con giảm đi đáng kể. C
  • Trẻ 2 tuổi thường có thói quen ăn uống rất thất thường, đôi khi khiến bố mẹ lo lắng. Một số bé hầu như không chịu ăn gì cả, nhưng vẫn tiếp tục phát triển và tăng trưởng. Trên thực tế, các bé 2 tuổi thường ăn ít vào một số ngày không cố định, sau đó thì bù đắp lại bằng cách ăn nhiều hơn vào những ngày khác. Ở độ tuổi này, tốc độ phát triển chiều cao của trẻ khoảng 10 – 12cm/năm, và cân nặng tăng trung bình từ 2,5 đến 3kg.
  • Trẻ ở độ tuổi mầm non và bắt đầu vào cấp 1 có sự tăng trưởng về chiều cao lẫn cân nặng khá ổn định. Ở mỗi tiêu chí về chiều cao hoặc cân nặng, trẻ có xu hướng tăng đều một lượng tương tự mỗi năm, cho đến khi chuyển tiếp sang giai đoạn “bùng nổ” ở tuổi vị thành niên. Cụ thể, trẻ tăng cân nặng trung bình khoảng 2kg/năm, và chiều cao phát triển trung bình 6 đến 7cm/năm.

2.2. Sự tăng trưởng về kích thước của các cơ quan

Bảng chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ em Việt Nam

  • Mỗi bộ phận khác nhau trên cơ thể của trẻ sẽ phát triển ở các mức khác nhau. Ví dụ, hệ thống sinh sản có sự phát triển rất ngắn sau khi sinh, sau đó, thay đổi ít cho đến giai đoạn dậy thì. Lúc này, ở trẻ xuất hiện những dấu hiệu biến đổi tâm – sinh lý đáng kể, kèm theo sự “tăng vọt” về chiều cao, cân nặng, hoặc cả 2 cho đến khi trẻ thực sự trưởng thành về giới tính.
  • Ngược lại, não của trẻ hầu như chỉ phát triển trong những năm đầu đời. Còn thận thì hoạt động với chức năng như người lớn khi trẻ lên 1 tuổi. 
  • Đến 3 tuổi, tỷ lệ cơ bắp của trẻ tăng lên, mỡ cơ thể giảm, nhờ đó mà trông bé săn chắc, cứng cáp hơn. Hầu hết trẻ ở độ tuổi này đều đã có thể kiểm soát được ruột và bàng quang của mình, đồng nghĩa với việc bố mẹ có thể huấn luyện con ngồi bô, tập đi vệ sinh phù hợp.

3. Cách đo cân nặng và chiều cao cho trẻ chính xác tại nhà

Theo tài liệu tập huấn dành cho phụ huynh của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật (CDC), bố mẹ có thể thực hiện các hướng dẫn dưới đây khi đo chiều cao cân nặng của trẻ tại nhà.

3.1. Cách đo chiều cao cho trẻ

Tìm hiểu thêm: Phòng khám tâm lý trẻ em tphcm uy tín cho phụ huynh tham khảo

Bảng chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ em Việt Nam

  • Đo chiều cao cho trẻ vào buổi sáng để có số liệu chính xác nhất. Thông thường, chiều cao của bé trai sẽ “nhỉnh” hơn một chút so với bé gái cùng độ tuổi.
  • Cởi giày, bỏ bớt quần áo cồng kềnh, vật dụng trên người của trẻ để thuận tiện cho việc đo lường.
  • Cho bé đứng dựa người sát vào bức tường phẳng, không gồ ghề, và trên sàn nhà – vị trí đứng do – không trải thảm hay kê bất cứ vật dụng gì. Giữ chân bé đứng thẳng, 2 cánh tay nét sát bên, vai cân bằng. Đảm bảo đầu, vai, mông, gót chân bé chạm vào tường tùy thuộc vào vóc dáng cơ thể bé, chứ không để tất cả các điểm trên cơ thể đều chạm tường. Giữ bé ở tư thế nhìn thẳng về phía trước.
  • Dùng cây thước ngắn đặt vuông góc với tường, hạ thấp dần cho đến chạm đến đỉnh đầu trẻ, đảm bảo mắt người đo ở cùng đường thẳng với thước đo.
  • Đánh dấu nhẹ ở điểm đặt thước vuông góc tường, sau đó, dùng thước dây kéo từ mép sàn nhà lên vị trí vừa đánh dấu để lấy số đo chiều cao. Ghi chính xác chiều cao đến số gần nhất. Ví dụ 98,1cm.

3.2. Cách đo cân nặng cho trẻ

Bảng chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ em Việt Nam

  • Với trẻ dưới 1 tuổi, phép đo cân nặng cần được thực hiện sau khi cho bé đi vệ sinh đầy đủ để có số liệu chính xác nhất. Sau khi đo, cần trừ bớt số cân nặng tã lót, quần áo trên người bé, cân liên tục mỗi tháng. 
  • Sử dụng cân kỹ thuật số để đo cân nặng cho bé. Đặt cân chắc chắn trên sàn nhà tại vị trí phẳng, không gồ ghề.
  • Bỏ bớt quần áo cồng kềnh, vật dụng rườm rà trên người bé.
  • Giữ bé đứng thẳng thăng bằng với 2 bàn chân đặt canh đều 2 bên thang đo của cân. Ghi số cân nặng chính xác đến phần thập phân gần nhất. Ví dụ 25,1kg. 
  • Cũng như số đo chiều cao, cân nặng của bé trai thường sẽ nhích cao hơn so với bé gái cùng độ tuổi.

4. Bí quyết tăng chiều cao và cân nặng cho trẻ em Việt Nam

Bảng chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ em Việt Nam

Các kết quả nghiên cứu đều kết luận rằng, những yếu tố được liệt kê dưới đây đều có ảnh hưởng nhiều đến sự tăng trưởng chiều cao cân nặng của trẻ.

  • Chăm sóc giấc ngủ

Hãy tập cho bé ngủ sớm vào mỗi buổi tối. Theo KidsHealth.org, trẻ em cần từ 10 đến 12 tiếng để ngủ mỗi đêm, và cơ thể các bé sẽ không phát triển đầy đủ nếu không được đáp ứng thời gian ngủ nghỉ phù hợp. Hãy lên kế hoạch đẩy mạnh chế độ ngủ của con để đảm bảo chu kì phát triển của trẻ vẫn diễn ra ổn định.

  • Chế độ dinh dưỡng

Bố mẹ cần cho trẻ ăn nhiều thức ăn giàu chất đạm như cá và thịt nạc – đây là các loại thực phẩm tăng chiều cao và cân nặng thiết yếu, dễ tìm mua. Theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng Quốc tế, những trẻ được duy trì chế độ ăn uống giàu protein phù hợp sẽ phát triển chiều cao đáng kể hơn so với những trẻ ăn ít đạm.

Bảng chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ em Việt Nam

Bên cạnh đó, hãy chú ý bổ sung các dưỡng chất như canxi, sắt và vitamin với liều lượng, thành phần thích hợp vào thói quen ăn uống hàng ngày của con. Một số chuyên gia cũng cho rằng, nếu kết hợp các chất này với đạm sẽ đem lại hiệu quả tăng chiều cao cho trẻ tốt hơn là chỉ cung cấp đạm.

  • Rèn luyện thể chất

Bố mẹ cần có kế hoạch khuyến khích và duy trì con tham gia một số bài tập tăng chiều cao, làm săn chắc cơ bắp, như đi xe đạp, tập treo xà, đi bộ, chơi tập thể ngoài trời,…vừa giúp trẻ phát triển tầm vóc, vừa là phương pháp chống lại chứng béo phì rất hiệu quả. Theo nghiên cứu, các hoạt động thể chất này sẽ giúp bé liên tục vận động, di chuyển, chứ không ngồi ù lì nhiều giờ liền trước tivi, trò chơi điện tử, hay máy tính.

  • Khám sức khỏe định kì thường xuyên

Bảng chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ em Việt Nam

>>>>>Xem thêm: Cận thị nặng nhất là bao nhiêu độ?

Hãy cho con đi khám sức khỏe thường xuyên để theo dõi và kiểm tra về định mức cân nặng, chiều cao của trẻ. Việc phát hiện sớm bệnh còi xương, thấp lùn ở trẻ sẽ giúp con bạn có thêm nhiều cơ hội được điều trị ngay lập tức, hướng đến sự phát triển toàn diện khi trưởng thành.

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ em Việt Nam được tổng hợp trên đây, là một trong những công cụ kỹ thuật hữu ích nhất, giúp bố mẹ theo dõi sát sao sự phát triển theo từng giai đoạn tuổi của con mình. Để con đạt chuẩn bảng trên, ngoài chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, rèn luyện vận động, cho con khám sức khỏe thường xuyên, bố mẹ cũng cần lưu ý tẩy giun định kỳ cho trẻ, để tạo điều kiện tốt nhất giúp bé yêu phát triển khỏe mạnh khi trưởng thành.

Trúc Nguyễn tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *