Bảng cân nặng trẻ sơ sinh chuẩn quốc tế mới nhất mẹ hãy tham khảo ngay

Rate this post

Dựa vào bảng cân năng trẻ sơ sinh, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về sự tăng trưởng phát triển của bé. Bé đạt chuẩn cân nặng, chiều cao là điều mọi bố mẹ luôn mong mỏi. Giúp bố mẹ có thể theo dõi được chỉ số về chiều cao, cân nặng của trẻ, Tổ chức Y tế thế giới (viết tắt là WHO) đã đưa ra bảng cân nặng, chiều cao tiêu chuẩn của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 0-5 tuổi. Từ bảng này, các quốc gia sẽ có thêm điều chỉnh phù hợp nhất với tình trạng phát triển chung của trẻ ở đất nước mình. Các mẹ có thể tham khảo bảng cân nặng theo tiêu chuẩn, để từ đó kịp thời điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho con.

Bạn đang đọc: Bảng cân nặng trẻ sơ sinh chuẩn quốc tế mới nhất mẹ hãy tham khảo ngay

Contents

1. Quá trình phát triển về cân nặng, chiều cao của trẻ sơ sinh

Ngay khi vừa chào đời, cân nặng và chiều cao của trẻ sơ sinh sẽ nhanh chóng tăng lên. Khi bé được 1 tuổi, cân nặng có thể gấp ba lần so với lúc mới sinh. Theo như bảng cân nặng trẻ sơ sinh của WHO, cân nặng của trẻ gái 1 tuổi khoảng 8.9kg, trong khi đó bé trai có thể đạt 9.6kg. Chiều cao trong năm đầu tiên sẽ tăng khoảng 25cm, đến năm thứ hai tăng 10cm.

Bảng cân nặng trẻ sơ sinh chuẩn quốc tế mới nhất mẹ hãy tham khảo ngay

Sau đó, đến giai đoạn tiền dậy thì, được biết đến là thời điểm phát triển nhanh nhất. Chúng ta thường nghĩ rằng, tuổi dậy thì là lúc mà chiều cao của trẻ sẽ đat tốc độ nhanh nhất. Tuy nhiên, điều đó không hoàn toàn đúng, bởi giai đoạn tiền dậy thì mới quan trọng, đến lúc bước vào giai đoạn dậy thì, mọi chỉ số sẽ có phần chậm lại. Nhiều trẻ gần như không tăng, hoặc chỉ tăng 1-2cm mỗi năm.

2. Bảng cân nặng trẻ sơ sinh 2020 – điều bố mẹ cần biết

Trong vài năm trở lại đây, nhiều bậc cha mẹ thường dựa theo bảng cân nặng trẻ sơ sinh cũng như bảng chiều cao trẻ sơ sinh để chăm sóc bé một cách toàn diện hơn. Thông qua đó, bố mẹ có thể phát hiện được những điều bất thường của trẻ. Từ đó chúng ta có thể nhanh chóng can thiệp y tế đúng lúc, đạt hiệu quả.

Việc theo cân nặng, chiều cao của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là cực kỳ cần thiết và bắt buộc để đảm bảo bé vẫn phát triển một cách bình thường. Điều này cũng giúp bố mé có một quá trình chăm con hoàn hảo và khoa học, tránh việc nuôi con theo cảm tính. Đôi khi bạn cho rằng bé đang phát triển tốt nhưng thực ra bé có thể đang bị dư thừa cần. Nếu như các chỉ sổ về cân nặng của bé nằm ngoài mức đã được đưa ra trong bảng cân nặng trẻ sơ sinh, điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé sau này.

Bảng cân nặng trẻ sơ sinh chuẩn quốc tế mới nhất mẹ hãy tham khảo ngay

Từ bảng cân nặng trẻ sơ sinh, chúng ta có thể biết được bé đang tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh về sau. Ví dụ, trẻ sơ sinh mà trên 4kg có nguy cơ bị bệnh hạ đường huyết. Kéo theo đó là hàng loạt các hệ lụy như suy hô hấp, suy tim, hạ thân nhiệt. Nguy hiểm hơn là trẻ về sau có tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường, ưng thư, béo phì cao hơn các trẻ khác.

Nếu trẻ không đạt cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh, có thể tiềm năng nhiều nguy cơ như chậm phát triển, suy dinh dưỡng, chậm phát triển về trí tuệ, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng. Thậm chí một số trẻ còn dễ mắc bệnh trầm cảm, kém thông minh hơn so với các bé đủ cân.

3. Bảng cân nặng của trẻ sơ sinh và những điều thú vị có thể bạn chưa biết

Trong bảng cân nặng của trẻ sơ sinh đơn thuần chỉ đưa ra những chỉ số về cân nặng, chiều cao của trẻ trong từng giai đoạn phát triển. Song nó lại ẩn chứa một số các thông tin khá thú vị mà có thể bố mẹ không hề biết.

  • Tiêu chuẩn của những trẻ sơ sinh đủ tháng cân nặng thường sẽ rơi vào tầm 3,2kg cho đến 3,8kg và chiều cao từ 50cm đến 53cm. Nếu bé rơi vào khoảng này thì bố mẹ có thể yên tâm rằng bé có một nền tảng phát triển tốt nhất.
  • Cân nặng của bé lúc 6 tháng có thể gấp đôi so với lúc mới sinh và trong 12 tháng đầu tiên, bé trai sẽ có xu hướng cao và nặng hơn so với bé gái. Do vậy, các mẹ cũng đừng quá lo lắng nếu thấy bé không phát triển bằng bé khác. Tốt nhất, nên dựa vào bảng cân nặng của trẻ sơ sinh để có những nhận định và thông tin chính xác nhất.

Bảng cân nặng trẻ sơ sinh chuẩn quốc tế mới nhất mẹ hãy tham khảo ngay

  • Thực tế, các chỉ số về chiều cao, cân nặng của trẻ tăng rất nhanh trong năm đầu tiên. Theo khảo sát, chiều cao của bé có thể tăng trung bình 2.5cm mỗi tháng trong 6 tháng đầu tiên và 1.5cm trong 6 tháng tiếp theo. Đến năm thứ 2, 3 thì chỉ số này chậm lại.
  • Từ tháng thứ 4 cho đến tháng thứ 6 trở đi, những bé uống sữa bột ( sữa công thức ) sẽ có tốc độ phát triển nhiều hơn so với bé chỉ uống sữa mẹ . Nhưng cũng đừng cho rằng, nếu chỉ uống hoàn toàn bằng sữa mẹ thì không tốt. Thực tế, sữa mẹ có đầy đủ các dưỡng chất mà bé đang cần. Các chuyên gia cũng khuyến cáo nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.

4. Bảng cân nặng trẻ sơ sinh theo một số tiêu chí

4.1. Bảng cân nặng trẻ sơ sinh theo WHO

Dưới đây là bảng cân nặng trẻ sơ sinh chuẩn WHO, đã được tổng hợp một cách đầy đủ, chính xác nhất. Các mẹ có thể yên tâm mà tham khảo, bên dưới đã chia thành từng mục, sự khác nhau giữa bé trai và bé gái cũng như theo từng mốc tháng tuổi. 

Bảng cân nặng trẻ sơ sinh chuẩn quốc tế mới nhất mẹ hãy tham khảo ngay

4.2. Bảng cân nặng trẻ sơ sinh Việt Nam

Các bậc phụ huynh đang rất lăn lăn không biết nên tham khảo bảng cân nặng trẻ sơ sinh ở Việt Nam hay là của quốc tế. WHO chính là tên viết tắt của Tổ chức Y tế Thế giới, chuyên cung cấp các thông tin về lĩnh vực sức khỏe con người chính xác và đáng tin cậy. Thực tế, bảng chiều cao, cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ em Việt Nam cũng lấy bảng cân nặng trẻ sơ sinh WHO làm chuẩn.

Cũng tùy vào môi trường, yếu tố di truyền cũng như cách chăm sóc có sự khác biệt mà mỗi em bé Việt Nam đều có chỉ số cân nặng, chiều cao khác nhau. Song, các bậc cha mẹ vẫn có thể dựa vào bảng cân nặng trẻ sơ sinh WHO là chuẩn nhất. Vì đặc điểm phát triển của trẻ em Việt Nam, so với bảng chuẩn WHO, trẻ không cần phải đạt chỉ số tốt nhất. Chỉ cần chiều cao, cân nặng của bé nằm trong vùng trung bình là bố mẹ có thể yên tâm.

4.3. Bảng cân nặng của trẻ sơ sinh theo tháng

Nuôi con là một hành trình gian nan nhưng cũng đầy niềm hạnh phúc. Bé có phát triển khỏe mạnh thì đó cũng là điều mong mỏi nhỏ nhoi của bất cứ bậc làm cha mẹ nào. Do đó, không chỉ nắm rõ các thông tin chung về chỉ sổ theo từng năm, bố mẹ trẻ cũng cần phải theo dõi bảng cân nặng, chiều cao của trẻ qua từng tháng, thậm chí là cần theo dõi theo bảng cân nặng chiều cao theo tuần. Điều này nhằm để biết, bé yêu đang phát triển châm, bình thường hay vượt mức.

Bảng cân nặng trẻ sơ sinh chuẩn quốc tế mới nhất mẹ hãy tham khảo ngay

Theo các chuyên gia, giai đoạn từ 0 đến 6 tháng tuổi là thời kỳ mà bé phát triển về cân nặng mạnh mẽ nhất. Từ tháng thứ 7 trở đi, tốc độ sẽ giảm cần theo thời gian. Chiều cao, cân nặng của bé trai sẽ không giống với bé gái. Chính vì thế bố mẹ nhớ cần phải quan sát từ lúc bé sinh ra cho đến 12 tháng đầu tiên nhé.

5. Một số lưu ý khi xem bảng cân nặng trẻ sơ sinh

Trong bảng cân nặng, chiều cao của trẻ sơ sinh ở trên, có một vài ký hiệu sử dụng các bậc cha mẹ cần nắm rõ để dễ hiểu hơn.

  • Đầu tiên, trong phần tiêu chuẩn về cân nặng, chia làm 3 cột là 0-2SD (chỉ số về suy dinh dưỡng).TB (chỉ số trung bình).+2SD (chỉ số thừa cân, béo phì), TB là cân nặng chuẩn.Nếu cân nặng của bé ở khung -2SD hoặc là +2SD thì bố mẹ cần nên điều chỉnh về chế độ dinh dưỡng, ngủ nghỉ, vui chơi.
  • Thứ hai, trong phần tiêu chí về chiều cao, cũng chia làm 3 cột là -2SD (chỉ số thấp còi), TB (chiều cao trung bình). +2SD (chiều cao vượt chuẩn) và TB (trung bình chuẩn). Nếu bé thuộc -2SD, bố mẹ nên xem xét lại, cách tốt nhất để bé trở nên cao lớn hơn là điều chỉnh lại chế độ ăn uống, vận động. Nếu bé thuộc TB hoặc +2SD thì bố mẹ có thể an tâm.

Sau khi đã tham khảo bảng cân nặng của trẻ sơ sinh, bố mẹ có thể đo cân nặng của bé nhà rồi sao đó so sánh, để xem bé phát triển có tốt hay không. Nếu như không quá chênh lệch thì không cần phải quá lo lắng. Với bảng chiều cao cũng như vậy, để xem bé có đủ cao lớn hay vẫn đang thiếu hụt. Để từ đó, chúng ta có một chế độ chăm sóc, dinh dưỡng giúp bé trở nên cao lớn hơn.

6. Bảng cân nặng trẻ sơ sinh bé trai – bé gái chuẩn nhất

6.1. Bảng cân nặng trẻ sơ sinh bé trai

Bảng cân nặng trẻ sơ sinh đối với bé trai không giống bé gái, các chỉ số về cân nặng và chiều cao đều vượt mức. 

Tìm hiểu thêm: Băng huyết sau sinh và những điều liên quan mẹ cần biết

Bảng cân nặng trẻ sơ sinh chuẩn quốc tế mới nhất mẹ hãy tham khảo ngay

6.2.  Bảng cân nặng trẻ sơ sinh bé gái

Theo như bảng cân nặng trẻ sơ sinh thì các bé gái có chỉ số thấp hơn bé trai, các mẹ có bé gái nên lưu ý điều này để chăm sóc bé yêu cho phù hợp. 

Bảng cân nặng trẻ sơ sinh chuẩn quốc tế mới nhất mẹ hãy tham khảo ngay

7. Những điều mẹ cần lưu ý khi đo cân nặng, chiều cao của trẻ

7.1. Nguyên tắc đo chiều cao của trẻ

  • Đối với trẻ dưới 2 tuổi : Nên để trẻ nằm dọc theo thước đo, giữ thẳng đầu, để mắt bé nhìn lên trần, duỗi thẳng đầu gối. Sau đó, ghi số chiều cao, tính cả số chẵn và số lẻ.
  • Đối với trẻ trên 2 tuổi : Đặt thước đo thẳng đứng, vuông góc với nền nhà, chú ý đặt vạch số 0 nằm sát đất, để bé đứng thẳng song song với thước đó. Lưu ý, khi đo không mang dép, lưng ép sát vào thước đó, lưng thẳng, mắt nhìn thẳng, gót chân để sát tường. Để đo chính xác chiều cao của trẻ , mẹ nhớ dùng một cái thước, dóng từ thước do ngang qua đầu của bé.

7.2. Nguyên tắc đo cân nặng của trẻ

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, việc dùng cân đo bình thường có thể không đưa ra con số cân nặng một cách chính xác. Do đó, các mẹ sử dụng cân điện tử để có con số đúng nhất. Trong khi cân, nên lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Đặt cân ở vị trí bằng phẳng, chắc chắc, đặt ở nơi có ánh sáng tốt để nhìn rõ nhất có thể.
  • Trước khi cân, điều chỉnh kim về con số 0, khi cân không cho bé cầm thêm một vật nào khác. Chỉ nên để bé mặc áo quần thật mỏng.

Bảng cân nặng trẻ sơ sinh chuẩn quốc tế mới nhất mẹ hãy tham khảo ngay

  • Thời điểm lý tưởng nhất để đo cân nặng của trẻ đó chính là buổi sáng. Đây là lúc mà trẻ chưa ăn gì, cơ thể cũng chưa nạp thêm năng lượng.
  • Đặt trẻ nằm hoặc ngồi ở vị trí giữa cân, không để bé cử động hay nhúc nhích vì có thể làm lệch số đo. Sau đó, ghi số cân nặng cả số chẵn và lẻ.

Sau khi đo cân nặng và chiều cao của bé xong, các mẹ nhớ đối chiếu với bảng cân nặng của trẻ sơ sinh theo chuẩn quốc tế. Từ đó có thể hiểu rõ được tình trạng sức khỏe cũng như thể chất của bé đang ở mức chuẩn, có bị thừa cân hay suy dinh dưỡng cũng như có thấp còi hay là không.

8. Chỉ số tăng trưởng chiều cao, cân nặng của bé từ 0-5 tuổi và những thông tin liên quan

Chỉ số tăng trưởng về chiều cao của trẻ

  • Cân nặng của trẻ sơ sinh nếu sinh đủ tháng sẽ rơi vào khoảng 2.9-3.8kg
  • Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng, mỗi tháng tăng ít nhất 600gram hoặc là 125gram trong mỗi tuần. Khi vượt qua 6 tháng, tốc độ tăng trưởng của bé giảm đi, còn 500gram mỗi tháng.
  • Từ năm thứ hai trở đi, cân nặng chuẩn của trẻ trung bình là từ 2.5-3kg mỗi năm.
  • Sau 2 năm cho đến tuổi dậy thì, cân nặng của bé sẽ tăng trung bình 2 kg mỗi năm.

Chỉ số tăng trưởng về cân nặng của trẻ

  • Với trẻ sơ sinh khi mới sinh ra là trung bình 50cm.
  • Trong năm đầu tiên, chiều cao của bé sẽ phát triển với tốc độ nhanh nhất. Từ 1-6 tháng, mỗi tháng tăng trung bình 2.5cm, từ tháng 7 – 12 tăng 1.5cm/ tháng.
  • Trong năm thứ 2, tốc độ tăng trưởng về chiều cao của bé bắt đầu chậm lại, suốt một năm chỉ tăng đượng 10-12cm.
  • Từ 2 tuổi cho đến khi dậy thì, chiều cao của trẻ tăng trung bình mỗi năm chỉ 6-7cm.

9. Những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng của trẻ nhỏ

Dựa vào bảng cân nặng trẻ sơ sinh, các bố mẹ thường cho rằng, sự phát triển của bé dựa hoàn toàn vào chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cân nặng lẫn chiều cao của trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.

9.1. Yếu tố di truyền

Mỗi trẻ sơ sinh khi sinh ra đều ít nhiều chịu ảnh hưởng từ bố lẫn mẹ. Thông thường, nếu bố hoặc mẹ gặp phải tình trạng thừa cân thì bé cũng có xu hướng tăng cân nhanh chóng. Ngoài ra, nhóm máu cũng là một yếu tố tác động đến sự phát triển của trẻ sơ sinh, cả về chiều cao lẫn cân nặng. Đây là một nghiên cứu đã được ông bố trên tạp chí American Journal of Human Biology năm 2007. Tuy nhiên, đó không hoàn toàn là 100%. Theo thống kê, chỉ có khoảng 23% các yếu tố di truyền là quy định đến quá trình phát triển của trẻ .

9.2. Yếu tố dinh dưỡng và môi trường sống

Những người đứng đầu tại trường đại hoc Liên hợp quốc tại Tokyo cho biết, môi trường sống và dinh dưỡng có nắm tỉ lệ lớn trong sự phát triển của trẻ sơ sinh. Theo đó, một khi trẻ được nuôi dưỡng đầy đủ chất thì rất dễ đạt được các mức độ phát triển theo từng giai đoạn. Ngược lại, trong những tháng đầu đời, nếu bé không được cung cấp đủ các nhóm chất dinh dưỡng rất dễ dẫn đến trường hợp thấp còi, yếu kém, chậm phát triển.

Bảng cân nặng trẻ sơ sinh chuẩn quốc tế mới nhất mẹ hãy tham khảo ngay

Bên cạnh đó, cũng đã có nhiều thông tin cho rằng, môi trường sống cũng là một yếu tố có sự tác đông đến khả năng phát triển của trẻ. Nếu bé được sống trong môi trường trong lành, ít bị ô nhiễm thì rất dễ phát triển. Ngược lại, những trẻ sơ sinh đuợc sinh ra ở vùng khí hậu khắc nghiệt, môi trường bị ô nhiễm thì khả năng phát triển sẽ chậm hơn.

9.3. Các bệnh lý mạn tính

Thêm một nhân tố được cho là sẽ làm chậm lại quá trình phát triển của trẻ đó là bệnh mạn tính. Một tạp ý y khoa ở Hoa Kỳ năm 2000 đã đăng tải một thông tin được cho là rất được quan tâm, đó là những trẻ có tiền sử mắc một số bênh lý như thiếu máu hồng cầu hình liềm ở độ tuổi 8-19 thường thấp bé, nhẹ cân hơn so với bạn bè đồng trang lứa.

9.4. Sự chăm sóc của bố mẹ

Theo như nghiên cứu của Viện quốc gia về Sức khỏe trẻ em và sự phát triển của con người (Hoa Kỳ), sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ hoặc những người gần gũi bé thường xuyên cũng là một yếu tố tác động đến mọi sự phát triển của trẻ sơ sinh. Nó quyết định một phần nhỏ đến thể chất, trí tuệ, hành vi, tình cảm của trẻ sơ sinh từ lúc sinh ra cho đến tuổi dậy thì.

Bảng cân nặng trẻ sơ sinh chuẩn quốc tế mới nhất mẹ hãy tham khảo ngay

9.5. Sức khỏe của mẹ bầu

Tình trạng của các mẹ bầu trong quá trình mang thai và cho con bú ảnh hưởng rất lớn đến các chỉ số về chiều cao, cân nặng của trẻ. Nếu chế độ ăn uống của mẹ đủ các chất cần thiết như canxi, sắt, axit béo, axit folic, DHA thì sẽ tạo một tiền đề rất tốt để có một hệ cơ xương tốt cũng như sức đề kháng khỏe. Từ đó, nếu theo dõi bảng cân nặng trẻ sơ sinh sẽ thấy bé phát triển rất chuẩn.

Ngược lại, nếu trong thời kỳ mang bầu, thực đơn của mẹ thiếu chất dinh dưỡng hoặc quá dồi dào cũng không tốt. Nó có thể dẫn đến tình trạng thiếu cân hoặc thừa hụt cân. Đặc biệt, các bố hãy luôn chú ý đến tâm lý của mẹ, nếu thường xuyên bị căng thẳng, mệt mỏi điều đó vô tình làm chậm khả năng vận động của trẻ.

9.6. Vận động, lập luyện thể thao

Thêm một yếu tố tác động rất lớn đến với các chỉ sổ về cân nặng, chiều cao của trẻ nhỏ đó chính là khả năng vận động, luyện tập thể thao của trẻ. Một thực tế cho thấy, những bé chăm chỉ với các môn thể thao thì chiều cao sẽ vượt trội hơn so với những bé không vận động, Hơn nữa, nó còn chi phối đến hệ thần kinh của trẻ về sau này. Do đó, khi các bé đã bước vào giai đoạn từ 4-6 tuổi, các mẹ nên tập cho bé vận động nhiều hơn.

Bảng cân nặng trẻ sơ sinh chuẩn quốc tế mới nhất mẹ hãy tham khảo ngay

>>>>>Xem thêm: Top 3 sản phẩm Lều xông hơi giảm cân dành cho các mẹ sau sinh

Hãy để bé vận động thường xuyên. Ảnh: Internet

Cụ thể, tùy theo từng độ tuổi mà để bé vận động một cách hợp lý. Theo đó, trẻ dưới 5 tuổi nên vận động ít nhất 3 tiếng mỗi ngày, từ 5 tuổi trở nên thì nên dành ít nhất 1 tiếng.

10. Chiều cao, cân nặng của trẻ sơ sinh không đạt chuẩn bố mẹ cần làm gì?

Trẻ là kết tinh tình yêu của bố và mẹ. Nên, điều mà mọi bố mẹ đều mong muốn đó là bé cao lớn, khỏe mạnh. Tuy nhiên, thực tế không phải bé nào cũng phát triển đúng như ý nguyện. Thậm chí một số bé vào thua kém bạn bè cùng trang lứa. Chính bởi điều đó, các bố mẹ cần có kiến thức về nuôi dưỡng trẻ. Đặc biệt, nên áp dụng nuôi con theo bảng cân nặng trẻ sơ sinh WHO để trẻ có một tiền đề phát triển tốt nhất.

Trong trường hợp bố mẹ nhận thấy trẻ phát triển không đạt chuẩn, điều đầu tiên là cần phải tìm ra nguyên nhân. Từ đó, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cũng các thực phẩm giúp tăng cân. Nếu thấy bé gặp phải bất cứ các vấn đề nào, tốt nhất nên tìm đến các chuyên gia để chẩn đoán. Họ sẽ kiểm tra, chẩn đoán ra những nguyên nhân làm cản trở sự phát triển của trẻ từ đó đưa ra hướng giải quyết tốt nhất.

Cách nuôi con khoa học nhất hiện nay có lẽ vẫn là dựa vào bảng cân nặng trẻ sơ sinh WHO. Theo đó, các ông bố bà mẹ bỉm sữa nên thường xuyên theo dõi cân nặng, chiều cao của trẻ theo tháng, theo tuần. Từ đó, dễ dàng nhận biết bé có đang theo đúng nhịp độ phát triển hay không. Nếu trường hợp bé thuộc dạng thấp bé, còi xương thì nên can thiệp bằng dinh dưỡng hoặc hỏi ý kiến chuyên gia để bé phát triển đúng quỹ đạo. 

Nguyễn Diên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *