Bảng cân nặng của trẻ có vai trò rất lớn trong việc giúp bố mẹ theo dõi, chăm sóc trẻ. Nhờ bảng cân nặng của trẻ, các bố mẹ có thể biết tình trạng hiện giờ của con mình như thế nào, từ đó có thể điều chỉnh sao cho con mình phát triển tốt hơn và có cân nặng đạt chuẩn. Với các thông tin cơ bản liên quan được đề cập như dưới đây, Blogtretho.edu.vn hy vọng sẽ giúp các bố mẹ có thêm cơ sở rõ ràng vững chắc, nhằm cải thiện việc chăm sóc con cái mình thêm hiệu quả.
Bạn đang đọc: Bảng cân nặng của trẻ và những thông tin cơ bản liên quan bố mẹ nào cũng nên nắm rõ
Contents
- 1 1. Về bảng cân nặng của trẻ
- 2 2. Yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ
- 3 3. Những trường hợp trẻ có cân nặng không chuẩn theo bảng cân nặng
- 4 5. Những lưu ý cho mẹ về bảng cân nặng của bé
- 5 Bảng cân nặng của trẻ sơ sinh có ý nghĩa thế nào với mẹ?
- 6 Bảng cân nặng chuẩn của trẻ bố mẹ cần theo dõi
- 7 Bảng cân nặng chuẩn của trẻ và cách giúp trẻ ăn ngon chóng lớn
- 8 Cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh và những yếu tố giúp bé tăng cân các mẹ nên biết
- 9 Top 13 cây lau nhà tốt nhất hiện nay
- 10 Trẻ biếng ăn uống thuốc gì cải thiện tốt nhất?
- 11 Top 12 đồ bầu đẹp và thời trang nhất hiện nay
- 12 Top 16 các loại bột ăn dặm cho bé tốt nhất hiện nay
- 13 Top 9 túi bỉm sữa đựng đồ tốt nhất hiện nay
- 14 Top 10 ghế tập ngồi cho bé từ 4 – 6 tháng tốt nhất hiện nay
- 15 Top 12 sữa tắm cho bé tốt nhất hiện nay
- 16 Top 12 các loại bỉm cho bé tốt nhất hiện nay
- 17 Top 13 men vi sinh cho bé an toàn và tốt nhất hiện nay
- 18 Top 15 kem trị rạn da cho bà bầu tốt nhất hiện nay
- 19 Top 14 sách cho bé 4 tuổi phát triển trí tuệ được ưa chuộng nhất
- 20 Top 11 kem trị hăm cho bé an toàn và tốt nhất hiện nay
1. Về bảng cân nặng của trẻ
1.1 Ý nghĩa của bảng cân nặng
- Giúp mẹ theo dõi bảng cân nặng của con theo từng giai đoạn để nắm rõ tình trạng thừa, thiếu cân nặng cũng như quá trình phát triển của con.
- Cải thiện cách chăm con hợp lý hơn cả về vấn đề dinh dưỡng cũng như các bài tập tốt cho sức khỏe trẻ hàng ngày để con luôn luôn khỏe mạnh.
- Nhận biết những thay đổi của con là bình thường hay bất thường để có biện pháp thăm khám, điều chỉnh cho phù hợp.
- Là công cụ đắc lực giúp cho việc chăm sóc thể chất của con có định hướng.
1.2 Bảng cân nặng hiện nay
Theo như chia sẻ của các chuyên gia dinh dưỡng, cân nặng là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh. Nếu trẻ sinh ra quá nhỏ và không đảm bảo về cân nặng thì rất dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. Ngược lại, với những bé sinh ra quá lớn thì khi lớn lên sẽ có nguy cơ mắc bệnh béo phì. Do đó, bố mẹ cần theo dõi bảng cân nặng của trẻ đều đặn mỗi tháng để có thể điều chỉnh chế độ ăn uống để biết con mình tăng bao nhiêu cân là đạt chuẩn. Bảng cân nặng của trẻ như một cơ sở nền tảng, tuy nhiên bố mẹ cũng nên hiểu về bảng cân nặng, để việc sử dụng nó trong việc chăm sóc sức khỏe của con là có điểm tựa, chứ không phải là một áp lực.
Hiện nay, WHO cung cấp và cập nhật bảng cân nặng chuẩn của trẻ cho bố mẹ trên toàn thế giới có thể tham khảo, bố mẹ cũng có thể sử dụng bảng này để làm kim chỉ nan cho mình. Bên cạnh đó, đừng quên tham khảo thêm bảng cân nặng của trẻ Việt Nam cũng được chia sẻ phổ biến rộng rãi, nhằm có cái nhìn khách quan phù hợp, tránh tình trạng hoang mang trong quá trình dùng bảng cân nặng để theo dõi sự phát triển của con.
1.2.1 Bảng cân nặng chuẩn của trẻ từ 0 – 5 tuổi theo WHO
Bảng cân nặng theo tổ chức Y tế thế giới WHO cung cấp là một trong những tổ chức uy tín bậc nhất về Y tế và dinh dưỡng. Chỉ số được nghiên cứu trung bình dựa trên các khảo sát của các đối tượng trẻ cùng độ tuổi và cùng một quốc gia.
Sử dụng bảng cân nặng của trẻ, bố mẹ cũng không nên quá lo lắng nếu như con yêu của mình không có chỉ tiêu đạt chính xác như những gì bảng đưa ra. Thông thường, mỗi đứa trẻ có khả năng hấp thụ khác nhau. Hơn nữa, chiều cao cân nặng của bé rất dễ thay đổi trong quá trình phát triển. Vì vậy, nếu cơ số chỉ là một chênh lệch nhỏ mẹ không nên lo lắng, ép buộc con với những bữa ăn quá khắt khe để đảm bảo cho đạt chuẩn .
1.2.2 Bảng cân nặng chuẩn của trẻ Việt Nam
Dựa trên bảng chuẩn của WHO , bảng cân nặng chuẩn trẻ em Việt Nam được xây dựng thiết lập cho phù hợp. Vì vậy, mẹ có thể xem xét thêm bảng chuẩn này để theo dõi tiến trình thay đổi cân nặng của con có thay đổi nhiều so với bảng này hay không, đã đúng chuẩn chưa và cách bảnh chuẩn WHO là bao nhiêu. Như vậy, mẹ sẽ biết thêm được, lộ trình chăm sóc thể chất cho bé có cần cải thiện thêm như thế nào.
Theo tình hình thực tế, trẻ Việt thường có cân nặng thấp hơn so với chuẩn quốc tế hoặc nhiều nước khác vì nhiều nguyên nhân chẳng hạn như:
- Chưa có chế độ ăn uống khoa học.
- Biếng ăn ở trẻ càng ngày càng phổ biến.
- Cho trẻ ăn chưa đúng cách, ép trẻ ăn quá nhiều.
- Các bà mẹ chưa thực sự theo sát từng giai đoạn phát triển của con.
Những lý do trên cũng là những nguyên nhân khiến cho cân nặng chiều cao của trẻ em Việt có khác biệt so với tiêu chuẩn thế giới. Việc cần thiết có bảng cân nặng chuẩn của trẻ em Việt được thiết lập được xem là điều cũng khá hiển nhiên. Và để góp phần thay đổi điều này, trước hết các mẹ nên tích cực trong việc cải thiện một cách khoa học hơn trong việc chăm sóc con, như thế chắc chắn trong tương lai, bảng cân nặng chuẩn của chúng ta cũng sẽ có những thay đổi tích cực.
1.3 Những điều cần biết về cân nặng trẻ
- Trẻ mới sinh: trung bình dài 50cm, nặng từ 2.9 đến 3.8 kg
- Chào đời – 4 ngày tuổi: Cân nặng của bé giảm xuống khoảng 5 – 10% so với lúc mới sinh. Nguyên do là bé bị mất nước và dịch của cơ thể khi bé tiểu và đi ngoài.
- 5 ngày – 3 tháng tuổi: Trung bình mỗi ngày bé tăng khoảng 15 – 28g. Bé sẽ nhanh chóng đạt được mức cân nặng lúc sinh sau 2 tuần tuổi.
- 3 – 6 tháng tuổi: Mỗi 2 tuần, bé sẽ tăng lên khoảng 225g. Khi được 6 tháng, cân nặng của trẻ sẽ đạt gấp đôi so với lúc mới sinh.
- 7 – 12 tháng: Cân nặng tiếp tục tăng khoảng 500g/tháng. Trong giai đoạn này, bé tiêu tốn rất nhiều calorie vì con đã bắt đầu vận động nhiều hơn khi đã học bò, trườn, thậm chí là tập đi.
- 1 tuổi (tuổi tập đi): Sự tăng trưởng và phát triển của bé không nhanh như giai đoạn trước nhưng mỗi tháng cân nặng vẫn có thể tăng lên khoảng 225g.
- 2 tuổi: Trẻ sẽ nặng tăng thêm khoảng 2,5kg so với lúc 1 tuổi.
- 3 – 4 tuổi (tuổi mẫu giáo): Theo các chuyên gia, lúc này lượng mỡ trên cơ thể trẻ, cụ thể là ở mặt, sẽ giảm đi nhiều.
- Trẻ bú mẹ và trẻ uống sữa ngoài có mức tăng trưởng như nhau trong những tháng đầu đời. Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 trở đi, các bé uống sữa ngoài thường có mức tăng trưởng nhanh hơn. Tuy nhiên sữa mẹ luôn là sự lựa chon tốt nhất dành cho con của mình. Sữa ngoài cũng không thể có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho bé như trong sữa mẹ.
1.4 Cách cân trẻ để có kết quả chuẩn xác
- Tùy điều kiện, có thể chọn một trong các loại cân khác nhau như: Cân lòng máng, cân treo, cân đòn, cân điện tử, cân đồng hồ. Các mẹ cần lưu ý, cân phải có độ nhạy (thường độ chia tối thiểu cần đạt 0,1 kg) và đảm bảo độ chính xác.
- Vị trí đặt cân phải thoáng mát về mùa hè, kín gió về mùa đông và phải đảm bảo chiếu sáng tốt.
- Nếu là cân bàn: Đặt ở nơi bằng phẳng chắc chắn, thuận tiện cho đối tượng bước lên bước xuống.
- Cân treo đồng hồ, cân đòn treo: Treo cân ở vị trí chắc chắn (ví dụ như xà nhà). Mặt cân ngang tầm mắt của người điều tra. dây treo bền chắc, nếu là cân đòn treo thì cần có dây bảo vệ quả cân.
- Khi đo trọng lượng cho các bé để chuẩn nhất mẹ nên đo sau khi bé đi tiểu hoặc đại tiện.
- Đừng quên trừ trọng lượng của quần áo và tã (khoảng 200-400 gram).
- Trẻ sơ sinh nên để bé cân theo dạng nằm, cho trẻ ngồi vững tránh ngã và làm kim chỉ bị rung gây kết quả không chính xác.
- Trong vòng một năm đầu mẹ nên cân bé mỗi tháng một lần.
- Các bé trai sẽ có cân nặng nhỉnh hơn bé gái, mẹ không cần quá lo lắng.
2. Yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ, các mẹ nên lưu ý những yếu tố dưới đây để giúp con mình có cân nặng đạt chuẩn như các bảng cân nặng của trẻ đã đề cập ở trên.
2.1 Dinh dưỡng và môi trường sống
- Yếu tố môi trường bên ngoài như dinh dưỡng là điều rất quan trọng đối với sự phát triển thể chất của trẻ.
- Ở giai đoạn sơ sinh, mẹ cần cho bé bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu, để tăng miễn dịch, góp phần giúp hệ tiêu hóa phát triển hoàn thiện hơn, nhờ đó trẻ hấp thụ dinh dưỡng mỗi ngày thêm tốt hơn. Từ 6 tháng trở đi, bé bắt đầu ăn dặm, thực phẩm cho bé phải đa dạng hơn, nhiều chất hơn, cấn bổ sung rau xanh, hoa quả, các loại đậu, tinh bột, sữa,…
- Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, các yếu tố môi trường khác như: khí hậu, ô nhiễm môi trường cũng làm chậm quá trình phát triển thể chất ở trẻ.
2.3 Sức khỏe của mẹ bầu trong giai đoạn thai kì
Sức khỏe của mẹ bầu ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ sau này. Trong giai đoạn thai kì , mẹ nên giữ tâm trạng thoải mái cùng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất như sắt, axit folic, canxi, các axit béo cần thiết như DHA trong thời kỳ cho con bú góp phần giúp bé phát triển tốt hệ cơ xương và sức đề kháng.
2.4 Vận động
Mẹ cần tạo điều kiện cho bé chơi, vận động ngoài trời ít nhất 30 phút mỗi ngày. Trong những tháng đầu các mẹ khuyến khích bé tự vận động như uốn người, lật, bò, trườn,…và cũng nên cho bé ra bên ngoài, đặc biệt là sáng sớm. Hoạt động nhiều giúp bé ăn ngon hơn, từ đó bé có thể tăng cân đạt chuẩn .
2.5 Giấc ngủ của trẻ
Các mẹ nên cho bé ngủ theo nhu cầu, ngủ sớm, ngủ đủ giấc và ngủ trong không an yên tĩnh để bé có thể đi sâu vào giấc ngủ hơn. Giấc ngủ sẽ đảm bảo cho bé của bạn được khỏe mạnh và cân nặng cũng sẽ được cải thiện hơn.
3. Những trường hợp trẻ có cân nặng không chuẩn theo bảng cân nặng
3.1 Trẻ bị suy sinh dưỡng
Thường gặp ở trẻ 3 tháng tuổi. Nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng:
- Thực đơn dinh dưỡng cho bé nghèo nàn, đặc biệt là nguồn sữa mẹ khiến bé không hấp thụ được dưỡng chất.
- Bé ăn không đủ lượng calo cần thiết nên không đủ năng lượng cho các hoạt động hàng ngày.
- Bé bị mắc một số bệnh về khả năng tiêu hóa cũng như hấp thụ thức ăn.
- Mẹ nên có chế độ ăn uống cho bé hợp lý với đầy đủ dưỡng chất giúp bé phát triển, nếu bé đang bú thì mẹ cũng nên có chế độ ăn uống dinh dưỡng để bé có thể hấp thu qua nguồn sữa mẹ. Nếu tình trạng này kéo dài, các mẹ nên gặp bác sĩ để được chỉ dẫn.
3.2 Trẻ bị béo phì
Do mẹ cho bé ăn đồ ăn có nhiều tinh bột, chất béo và đường nên với những bé hấp thụ tốt rất dễ bị thừa cân. Ngoài ra, bé ít tham gia các hoạt động thể thao, vận động nên không tiêu hao năng lượng, dẫn đến lượng calo nạp vào cơ thể dư thừa.
3.3 Cân nặng thay đổi thất thường
Khi theo dõi bảng cân nặng, đôi khi mẹ sẽ gặp trường hợp cân nặng của bé tăng giảm thất thường, điều này là do cách chăm sóc , ăn uống và hoạt động hàng ngày của bé. Mặt khác, bạn cũng nên cho con đi thăm khám định kì để kiểm tra sức khỏe bé tốt hơn.
5. Những lưu ý cho mẹ về bảng cân nặng của bé
5.1 Những hiểu lầm về cân nặng của trẻ
5.1.1 Trẻ nặng cân là khỏe mạnh, thông minh
Ngoài cân nặng bé cần đạt được những yếu tố như chế độ ăn của bé, chiều cao có tương xứng cân nặng, hoạt động thẻ chất, phản xạ giao tiếp. Bé chỉ khỏe mạnh và thông minh khi có cân nặng và chiều cao đúng chuẩn với chế độ ăn hợp lý, phản xạ giao tiếp tốt và hoạt động linh hoạt.
5.1.2 Trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân là do kém hấp thu
- Kém hấp thu là bệnh lý nên sẽ đi kèm với nhiều bệnh lý khó chịu khác. Do đó, nếu trẻ vẫn ăn uống bình thường nhưng tăng cân chậm có thể do:
- Con đang tự điều chỉnh cân nặng của mình.
- Một số trẻ ăn ít hơn bình thường, không nên nhồi nhét trẻ.
5.1.3 Để trẻ tăng cân cần ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng
- Việc bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng khi tẻ còn quá nhỏ, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện có thể dẫn tới rối loạn tiêu hóa ở trẻ và gây gánh nặng cho thận và gan.
- Việc ép trẻ ăn sẽ dẫn tới biếng ăn không hồi phục (đến 4 tuổi). Hoặc trẻ có thể biếng ăn theo giai đoạn, từng cơn, hoặc bị béo phì, não bộ và tâm lý mất cân bằng.
5.1.4 Cân nặng có thực sự quan trọng trong sự phát triển của trẻ
Cân nặng là một trong những yếu tố đánh giá trẻ khỏe mạnh, thông minh hay không, nó rất cần thiết nhưng không phải là tất cả. Nếu cân nặng của trẻ phù hợp với những tiêu chí phát triển khác thì cân nặng đó hoàn toàn bình thường.
5.2 Những bí quyết chăm sóc trẻ có cân nặng đạt chuẩn theo bảng cân nặng
- Với trẻ sơ sinh: Cho trẻ bú sữa non của mẹ ngay sau khi sinh để hấp thu lượng dinh dưỡng nhiều nhất. Trong 6 tháng đầu hãy cho trẻ bú mẹ hoàn toàn, vì sữa mẹ chứa rất nhiều kháng thể, và các khoáng chất cần thiết cho sự tăng trưởng của trẻ mà không có nguồn thực phẩm nào sánh bằng.
- Với trẻ dưới 1 tuổi: Từ 6 tháng, mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm , tập cho bé ăn các loại thức ăn đặc như bột hoặc cháo xay nhuyễn, để bé làm quen với thức ăn giống của người lớn. Cân bằng chế độ dinh dưỡng với thực đơn đa dạng nhằm kích thích sự thèm ăn của bé.
- Với trẻ từ 1 tuổi đến trước tuổi mẫu giáo: Giai đoạn này, trẻ sẽ không còn tăng cân nhiều như lúc dưới một 1 tuổi, tốc độ tăng cân chậm lại khoảng từ 200-300g mỗi tháng. Do đó, mẹ cần lưu ý hơn về chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp, vì đây là giai đoạn trẻ đã giảm bú mẹ, giảm uống sữa và ăn dặm nhiều hơn.
- Với trẻ dưới 18 tháng tuổi, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính giúp trẻ phát triển tốt nhất.
- Tập cho trẻ ăn cơm xay nhuyễn khi đã được 18 tháng tuổi và đồng thời có từ 16-18 chiếc răng.
- Khi bé bước vào giai đoạn tuổi mẫu giáo
- Bé cần có một chế độ ăn đa dạng hơn, đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng nhằm đáp ứng cho nhu cầu cơ thể.
- Trong đó mỗi bữa ăn có đầy đủ các nhóm thực phẩm quan trọng như hoa quả tươi, rau xanh, ngũ cốc; hay các thực phẩm chứa tinh bột như bánh mì, cơm, mì; thực phẩm giàu protein và canxi như thịt cá, trứng, các loại hạt, đậu, hải sản,…; và các chế phẩm khác từ sữa và trứng.
- Mẹ có thể chia khẩu phần ăn cho bé thành 3 bữa chính và nhiều bữa phụ bổ sung. Và phải chắc chắn rằng, bữa ăn sáng là đầy đủ dinh dưỡng nhất cho bé.
- Hãy tạo cho bé thói quen đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc, không bỏ giấc ngủ trưa. Vì chính giấc ngủ sẽ giúp cho trẻ nghỉ ngơi, thư giãn lấy lại sức sau khi đã vui chơi, đùa nghịch.
Bảng cân nặng của trẻ được hình thành và xây dựng dựa trên nghiên cứu của các chuyên gia. Và, bố mẹ có thể theo dõi , dựa vào công cự hữu ích này để nắm rõ hơn tình hình phát triển của con mình đang ở mức độ nào. Qua đó, bố mẹ sẽ có cách cải thiện hoặc thay đổi phương pháp chăm sóc con cho khoa học, hiệu quả hơn.
Chi Lê tổng hợp
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
Bảng cân nặng của trẻ sơ sinh có ý nghĩa thế nào với mẹ?
Tìm hiểu thêm: Bệnh mùa hè ở trẻ sơ sinh và 4 mẹo hay phòng tránh cho con mẹ nên áp dụng
Bảng cân nặng chuẩn của trẻ bố mẹ cần theo dõi
Bảng cân nặng chuẩn của trẻ và cách giúp trẻ ăn ngon chóng lớn
Cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh và những yếu tố giúp bé tăng cân các mẹ nên biết
CHỦ ĐỀ MỚI
Top 13 cây lau nhà tốt nhất hiện nay
Trẻ biếng ăn uống thuốc gì cải thiện tốt nhất?
Top 12 đồ bầu đẹp và thời trang nhất hiện nay
Top 16 các loại bột ăn dặm cho bé tốt nhất hiện nay
Top 9 túi bỉm sữa đựng đồ tốt nhất hiện nay
Top 10 ghế tập ngồi cho bé từ 4 – 6 tháng tốt nhất hiện nay
Top 12 sữa tắm cho bé tốt nhất hiện nay
Top 12 các loại bỉm cho bé tốt nhất hiện nay
Top 13 men vi sinh cho bé an toàn và tốt nhất hiện nay
Top 15 kem trị rạn da cho bà bầu tốt nhất hiện nay
Top 14 sách cho bé 4 tuổi phát triển trí tuệ được ưa chuộng nhất
>>>>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị cảm mẹ nên chữa trị cho bé thế nào?