Bảng cân nặng của trẻ sơ sinh theo tháng giúp mẹ chăm bé yêu khỏe mạnh

Rate this post

Bảng cân nặng trẻ sơ sinh theo tháng mới nhất sẽ được Blogtretho.edu.vn cập nhật chi tiết dưới đây. Bố mẹ hãy lưu lại ngay để làm tiền đề cũng như quan sát và đánh giá mức độ tăng trưởng của con mình một cách chính xác nhất nhé. Điều này rất cần trong quá trình nuôi dưỡng bé khỏe mạnh, khôn lớn.

Bạn đang đọc: Bảng cân nặng của trẻ sơ sinh theo tháng giúp mẹ chăm bé yêu khỏe mạnh

Bảng cân nặng của trẻ sơ sinh theo tháng giúp mẹ chăm bé yêu khỏe mạnh

1. Sự phát triển về cân nặng của trẻ sơ sinh

Trước khi bàn đến cụ thể bảng cân nặng của trẻ sơ sinh theo tháng nói riêng, bảng cân nặng trẻ sơ sinh nói chung, mẹ nên chú ý đến từng giai đoạn phát triển của bé. Các giai đoạn phát triển của con sẽ gắn với một mức cân nặng ở khoảng phù hợp. Căn cứ vào đây chúng ta sẽ thấy rõ hơn về sự phát triển của bé có bình thường hay không, có điều gì bất thường cần lưu ý hay không.

Về sự phát triển cân nặng của trẻ sơ sinh theo giai đoạn, mẹ có thể xem qua cụ thể các giai đoạn như dưới đây.

1.1. Sự phát triển cân nặng của trẻ sơ sinh từ 0 – 4 tuần tuổi

Đây là thời điểm bé vừa mới ra đời, còn rất nhỏ và nhạy cảm với mọi thứ xung quanh. Do chưa quen với môi trường bên ngoài bụng mẹ và bị mất nước, dịch ở cơ thể khi đi tiểu và đi ngoài, nên bé sẽ bị giảm một vài cân. Sau khoảng từ 10 – 12 ngày. Khi đã dần quen hơn bé sẽ bắt đầu lấy lại được cân nặng và phát triển bình thường.

Đối với những bé sơ sinh từ 0 – 4 tuần tuổi, bố mẹ chỉ nên cho con dùng thức ăn là sữa mẹ hoặc sữa bột giống sữa mẹ nhất. Tốt nhất là bé được dùng sữa mẹ. Dùng sữa bột trẻ có thể sẽ bị dị ứng, làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển.

1.2. Sự phát triển cân nặng của trẻ sơ sinh từ 1 – 2 tháng tuổi

Trẻ từ 1 – 2 tháng tuổi đã bắt đầu phát triển, mỗi tháng bé sẽ tăng khoảng 2,5 cm, và khoảng từ 150g – 200g mỗi tuần. Thời gian này mẹ nên cho bé bú đều đặn và thường xuyên, đúng giờ và đúng cữ để bé khỏe mạnh và tăng cân tự nhiên. Trường hợp nếu cân nặng bé chững lại thì mẹ nên chú ý kiểm tra lượng sữa cho con dùng hằng ngày đã đủ hay chưa. Nếu lượng sữa đã đủ nhưng bé vẫn mãi không tăng cân thì nên cho con gặp bác sĩ để được kiểm tra.

Một điều nữa mà mẹ cần phải lưu ý đó chính là tuyệt đối cho trẻ ăn dặm quá sớm vì cân nặng quá thấp. Nếu cho trẻ ăn dặm thời điểm này sẽ gây ảnh hưởng đến vấn đề đường tiêu hóa, vì đường tiêu hóa của bé vẫn còn rất yếu.

1.3. Trẻ sơ sinh từ 3 – 4 tháng tuổi

Khi bước sang tháng tuổi thứ 3, trẻ chỉ tăng khoảng 0,5 kg mỗi tháng, cho đến hết tháng thứ 7. Thời điểm này đường tiêu hóa của trẻ cũng đã tốt hơn. Nhưng đây vẫn chưa là thời điểm mẹ cho bé ăn dặm để tăng cân như ý. Thức ăn chính cho bé vẫn là sữa mẹ.

Bảng cân nặng của trẻ sơ sinh theo tháng giúp mẹ chăm bé yêu khỏe mạnh

1.4. Đối với trẻ sơ sinh từ 5 – 6 tháng tuổi

Ở tháng tuổi thứ 5 và tháng thứ 6 , mỗi tuần nếu được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, cũng như bú sữa mẹ đầy đủ thì bé sẽ có thể tăng thêm khoảng từ 100g – 150g mỗi tuần. Còn về chiều cao sẽ tăng khoảng 1,5 cm mỗi tháng.

Đây cũng được xem là thời điểm thích hợp để mẹ bắt đầu có kế hoạch cho con ăn dặm. Nên cho bé ăn dặm tốt nhất là khi con sang 6 tháng tuổi. Khi con ăn dặm đúng thời điểm và đầy đủ chất dinh dưỡng, mẹ sẽ không lo về vấn đề cân nặng của bé. Thực đơn ăn dặm cho con mẹ có thể chọn bột ăn dặm giàu dinh dưỡng an toàn cho hệ tiêu hóa của bé, các loại rau củ, trái cây hay thịt đã xay nhuyễn và nấu chín, kỹ.

1.5. Đối với trẻ so sinh từ 7 – 8 tháng tuổi

Trong hai tháng này nếu được ăn uống đầy đủ, bé sẽ tăng đều khoảng 900g mỗi tháng. Trường hợp trẻ không tăng cân và có dấu hiệu sụt cân, mẹ hãy đưa con đi gặp bác sĩ để kiểm tra nhé.

1.6. Sự phát triển cân nặng của trẻ từ 9 – 10 tháng tuổi

Thời điểm này trẻ đã bắt đầu biết lật người, tập bò nhưng còn chưa vững. Cân nặng của bé cũng tăng đều đặn thường xuyên. Để bổ sung thêm chất dinh dưỡng, mẹ có thể cho bé ăn trứng luộc, nấu mềm, rau củ luộc đã xay nhuyễn hoặc cắt thật nhỏ.

Ngoài ra có thể cho bé uống thêm các loại ngũ cốc hoặc trái cây. Mẹ nhớ bổ sung đầy đủ sữa cần thiết cho bé phát triển đều đặn và thông minh hơn nhé.

1.7. Sự phát triển cân nặng của trẻ từ tháng 11 trở đi

Lúc này bé đã quen hơn với các động tác lật người, bò và đứng chập chững. Có nhiều bé 11 tháng tuổi đã biết đi chập chững. Thời gian này bé cũng sẽ ăn uống mạnh hơn và ít phụ thuộc vào sữa mẹ. Theo đó, cân nặng cũng tăng gấp 3 lần so với lúc mới sinh. Để trẻ phát triển tốt, mẹ nên thêm khẩu phần ăn, đặc biệt chú trọng đến thành phần dinh dưỡng trong thức ăn cho bé thật phù hợp và đa dạng.

Bảng cân nặng của trẻ sơ sinh theo tháng giúp mẹ chăm bé yêu khỏe mạnh

2. Bảng cân nặng của trẻ sơ sinh theo tháng mới nhất

Bảng cân nặng của trẻ sơ sinh theo tháng đối với bé gái:

Tìm hiểu thêm: Trẻ 4 tháng bú bao nhiêu là đủ để có thể phát triển tốt nhất?

Bảng cân nặng của trẻ sơ sinh theo tháng giúp mẹ chăm bé yêu khỏe mạnh

Bảng cân nặng của trẻ sơ sinh theo tháng đối với bé trai:

Bảng cân nặng của trẻ sơ sinh theo tháng giúp mẹ chăm bé yêu khỏe mạnh

3. Làm thế nào để trẻ tăng cân đều và đạt chuẩn ?

Để trẻ tăng cân đều và phát triển khỏe mạnh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như: chế độ dinh dinh dưỡng, sữa mẹ, ăn đúng giờ đúng cữ,… Dưới đây là một số điều bố mẹ cần làm để trẻ tăng cân đều đặn và đạt chuẩn, các bạn có thể tham khảo.

  • Trong 6 tháng tuổi đầu đời thức ăn của trẻ nên là sữa mẹ. Mỗi lần bú hãy cho bé bú hết một bên để tận dụng được nguồn sữa cuối. Vì lượng sữa cuối chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn so với sữa đầu.
  • Chế độ dinh dưỡng của bé: cần phải đầy đủ, đa dạng và không bị ngấy. Khẩu phần ăn của bé mẹ nên chuẩn bị phong phú, cân nằng với 4 nhóm chất dinh dưỡng là chất béo, tinh bột và đường, chất đạm, khoáng chất và vitamin.
  • Ăn dặm đúng thời điểm: mẹ có thể tập cho con ăn dặm khi bé bước sang tháng thứ 6. Mẹ cần cho bé ăn với liều lượng và thức ăn phù hợp theo từng giai đoạn.
  • Không quên bữa phụ: mặc dù bữa chính rất quan trọng nhưng mẹ cũng đừng quên đi bữa phụ của trẻ. Hãy bổ sung những thực phẩm như: sữa chua, trái cây,… cho trẻ để cân nặng tăng nhanh, đều đặn và phát triển toàn diện mẹ nhé.
  • Đối với những trẻ có đường tiêu hóa kém, bị biếng ăn thì mẹ có thể sử dụng những sản phẩm hỗ trợ an toàn cho đường ruột, giúp hệ tiêu hóa tốt hơn. Tuy nhiên, trước khi dùng bất cứ sản phẩm nào, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ nhé.

Bảng cân nặng của trẻ sơ sinh theo tháng giúp mẹ chăm bé yêu khỏe mạnh

>>>>>Xem thêm: Sau sinh mổ nên dùng biện pháp tránh thai nào?

Cân nặng phát triển đều đặn được xem là tiền đề cho sức khỏe. Nếu cân nặng phát triển ổn định và đều đặn chứng tỏ bé đang phát triển tốt. Bố mẹ có thể dựa vào bảng cân nặng của trẻ sơ sinh theo tháng để theo dõi tình trạng của con. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mỗi bé mà sẽ phát triển nhanh chậm khác nhau. Nếu bé nhà bạn phát triển quá chậm hay quá nhanh, thì bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay để có biện pháp can thiệp phù hợp nhé.

Diễm Diễm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *