Bắn mắt cận thị là gì và dành cho những đối tượng nào?

Rate this post

Bắn mắt cận thị là một cách gọi khác cho khái niệm phẫu thuật khúc xạ chữa mắt cận thị. Phương pháp này bao gồm nhiều hình thức phẫu thuật khác nhau – như bắn LASIK, LASEK, PRK – phù hợp với cả trẻ em lẫn người lớn. Mỗi hình thức bắn mắt laser này đều có ưu, nhược điểm khác nhau. Do đó, để biết phương pháp nào phù hợp với từng đối tượng cụ thể, mời phụ huynh cùng theo dõi bài viết sau.

Bạn đang đọc: Bắn mắt cận thị là gì và dành cho những đối tượng nào?

1. Bắn mắt cận thị là gì?

Phương pháp bắn mắt cận thị, hay phẫu thuật khúc xạ, được áp dụng để điều chỉnh hoặc cải thiện thị lực con người. Bắn mắt cận thị sử dụng các loại tia laser khác nhau để điều chỉnh nhiều vấn đề thị giác thường gặp nhất – như cận thị, viễn thị và loạn thị.

Phương pháp này làm thay đổi độ cong của giác mạc, đảm bảo rằng, hình ảnh tập trung chính xác vào võng mạc. Sau khi phẫu thuật, người cận thị có thể nhìn thấy rõ ràng mà không cần dùng đến kính.

Bắn mắt cận thị là gì và dành cho những đối tượng nào?

Loại phẫu thuật khúc xạ được thực hiện rộng rãi nhất là LASIK, tiếp đến là LASEK. Ngoài ra còn có PRK, nhưng hiện nay ít người sử dụng phương pháp này.

2. Phương pháp bắn mắt chữa cận thị dành cho đối tượng nào?

Điều kiện để áp dụng phương pháp phẫu thuật khúc xạ cho cận thị bao gồm:

  • Người từ đủ 18 tuổi trở lên mới có thể thực hiện biện pháp này.
  • Người có độ cận được ổn định (Diop không tăng lên nữa), thích hợp cho những bệnh nhân có cận thị lên đến 8 hoặc 10 diop.

Bắn mắt cận thị là gì và dành cho những đối tượng nào?

  • Người có một sức khỏe tốt, không mắc các bệnh về mắt. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai hay đang trong thời kì cho con bú cũng không thể thực hiện bắn mắt cận thị.
  • Đối với người đeo kính áp tròng, cần phải nghỉ hai tuần để đeo ống kính trước khi thực hiện các xét nghiệm tiền phẫu thuật. Điều này giúp giác mạc lấy lại hình dạng tự nhiên, kết hợp nghỉ bốn tuần trước khi phẫu thuật để đạt hiệu quả tốt nhất.

3. Phân loại các kỹ thuật bắn mắt cận thị hiện nay

3.1. Phương pháp Lasik (Laser Assisted in Situ Keratomileusis)

Đây là kỹ thuật được sử dụng rộng rãi nhất. Khi tiến hành, đầu tiên, một lớp mỏng (vạt) được tách ra khỏi giác mạc bằng cách sử dụng một lưỡi dao phẫu thuật – được gọi là microkeratome. Sau đó, tia laser excimer được áp dụng để loại bỏ giác mạc stroma, có tác dụng sửa chữa các khuyết điểm của thị giác. Đồng thời, đưa hình ảnh của vật thể được nhìn thấy vào trong võng mạc, thay vì ở phía trước giác mạc khi mắt cận thị.

Trong trường hợp giác mạc mỏng, giác mạc có bề mặt không đồng đều, khô,…thì lựa chọn tốt nhất là phương pháp phẫu thuật PRK (Photorefractive Keratectomy) và LASEK (Laser Assisted).

Bắn mắt cận thị là gì và dành cho những đối tượng nào?

3.2. Phương pháp bắn mắt PRK chữa tật cận thị

Đây là phương pháp bắn mắt cận thị được sử dụng phổ biến sau LASIK. Vì nó không hiệu quả như các phương pháp điều trị khác, nên hiếm khi được sử dụng. Thậm chí, hầu hết các phòng khám đều không còn cung cấp hình thức điều trị này.

Thay vì cắt vạt như LASIK, thì bác sĩ dùng Alcool (cồn) pha loãng để áp lên bề mặt giác mạc. Làm như vậy để cho lớp biểu mô bề mặt giác mạc mềm lại, rồi sau đó, tách bỏ đi lớp bề mặt này. Tiếp theo, dùng tia Laser tái tạo giác mạc. Sau đó, đặt kính tiếp xúc cho mắt (kính áp tròng). Thủ thuật PRK thường kéo dài dưới hai phút, nhưng thời gian hồi phục có thể kéo dài từ hai ngày đến hơn một tháng.

Tìm hiểu thêm: Bệnh ghẻ ở trẻ em – cùng mẹ tìm hiểu bệnh và phòng ngừa cho trẻ

Bắn mắt cận thị là gì và dành cho những đối tượng nào?

3.3. Phương pháp LASEK

Phương pháp bắn mắt cận thị LASEK cũng giống như PRK, nhưng được cải tiến hơn. Thay vì lớp biểu mô bề mặt bị lấy bỏ bằng cách làm mềm bằng Alcool, thì nó được giữ và phủ lại sau khi bắn Laser. Sau đó thì đặt kính tiếp xúc như PRK.

Bệnh nhân cận thị thường sẽ mất từ ba đến sáu ngày để lấy lại thị lực bình thường. Thậm chí, có thể mất đến một tháng để thị lực ổn định. Trong trường hợp phức tạp hơn, có thể mất đến 9 tháng để hồi phục.

Bắn mắt cận thị là gì và dành cho những đối tượng nào?

4. Đánh giá ưu điểm của các phương pháp bắn mắt cận thị và rủi ro thường gặp

4.1.  Ưu điểm của các phương pháp bắn mắt cận thị là gì?

Các phương pháp bắn laser chữa tật khúc xạ được sử dụng phổ biến hiện nay, nhờ vào các ưu điểm bao gồm:

  • Giúp cải thiện thị lực mà không cần đeo kính.
  • Tránh các biến chứng liên quan đến việc sử dụng kính liên tục.
  • Cho phép luyện tập thể thao thoải mái hơn so với khi đeo kính.
  • Luôn tiện lợi hơn khi không cần đeo kính trong các hoạt động hàng ngày.
  • Giúp tiết kiệm chi phí dài hạn so với việc đeo kính và kính áp tròng.
  • Thuận lợi hơn khi thực hiện công việc đòi hỏi thị lực tối ưu.
  • Giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân gặp vấn đề về thị lực.

4.2. Một số rủi ro thường gặp khi thực hiện phẫu thuật bắn mắt laser

LASIK: Các biến chứng thường gặp nhất là khô mắt. Tầm nhìn bị mờ cũng là một tác dụng phụ phổ biến sau khi thực hiện phương pháp này. Ngoài ra, người thực hiện phương pháp LASIK có thể khó lái xe vào ban đêm trong 6 tuần đầu, hoặc lâu hơn, cho đến khi thị lực ổn định lại.

PRK: Có thể gây đau nhẹ đến trung bình trong suốt quá trình chữa trị. Mắt cũng có thể bị sương mù giác mạc (kéo mây) trong thời gian phục hồi, nhưng tỷ lệ xảy ra rất ít.

Bắn mắt cận thị là gì và dành cho những đối tượng nào?

LASEK: Có thể mang cảm giác đau nhẹ, hoặc thậm chí đau vừa phải, trong giai đoạn đầu của giai đoạn phục hồi. Tình trạng mờ giác mạc cũng có khả năng xảy ra.

5. Nên điều trị cận thị bằng phương pháp bắn mắt laser loại nào?

Như đã được đề cập ở trên, hiện nay, PRK hiếm khi được sử dụng do sự xuất hiện các cơn đau và thời gian phục hồi lâu hơn. Do đó, nếu bạn có đủ khả năng thì LASIK hoặc LASEK sẽ là sự lựa chọn phương pháp bắn mắt cận thị tốt nhất. LASIK là thủ tục chính được sử dụng cho bệnh nhân phẫu thuật mắt bằng laser vì tính linh hoạt, thuận tiện. Và thực tế là nó không đau, hơn nữa, có thời gian phục hồi ngắn hơn. Dưới đây là tóm tắt về những khác biệt chính để quyết định lựa chọn đúng đắn:

Phẫu thuật mắt LASIK

  • Dải khúc xạ phù hợp rộng hơn: + 5.00D đến -12.00D (LASEK: + 4.00D đến -8.00D).
  • Chỉ hồi phục trong 1 ngày, so với thời gian 3 hoặc 4 ngày đối với LASEK, và 1 đến 3 ngày đối với LASEK.
  • Thị lực có xu hướng ổn định sớm hơn với hiệu quả điều chỉnh cao.
  • Ít gây khó chịu sau phẫu thuật (trường hợp không có biến chứng).

Bắn mắt cận thị là gì và dành cho những đối tượng nào?

>>>>>Xem thêm: 5 sai lầm chăm con phổ biến của nhiều mẹ khiến trẻ bệnh mãi không hết

Phẫu thuật mắt LASEK

  • Ít biến chứng hơn và ít nguy cơ thất bại hơn.
  • Không có vết mổ giác mạc.
  • Giác mạc không bị suy yếu, phù hợp áp dụng với các vận động viên, phi công chiến đấu, hoặc bất kỳ ai có nguy cơ bị chấn thương giác mạc.
  • Quy trình, kỹ thuật dễ thực hiện về mặt chuyên môn hơn so với các cách bắn mắt cận thị khác.
  • Có thể được thực hiện nhiều lần.

Trên đây là 3 phương pháp bắn mắt cận thị hiệu quả nhất hiện nay. Để có lựa chọn tốt nhất, chúng ta nên thực hiện thủ tục kiểm tra kỹ lưỡng, thảo luận kỹ càng với bác sĩ nhãn khoa. Nếu đang xem xét phẫu thuật khúc xạ cho trẻ, bố mẹ hãy đảm bảo con đã đủ 18 tuổi mới thực hiện phương pháp này. Tùy điều kiện riêng, hãy lựa chọn phương pháp bắn mắt chữa cận thị thích hợp cho mình, hoặc cho trẻ bạn nhé.

Nguyên Bình tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *