Bàn chân em bé bị lạnh ngay cả khi được ủ ấm là một trong những vấn đề khiến nhiều bậc làm cha làm mẹ lo lắng và chưa biết nguyên nhân xuất phát từ đâu. Tuy nhiên các bạn không nên sợ hãi bởi vì bàn chân bé bị lạnh do hệ thống tuần hòa máu đang được hoàn thiện.
Bạn đang đọc: Bàn chân em bé bị lạnh nói lên điều gì và lưu ý dành cho bố mẹ
Bàn chân em bé bị lạnh do máu đang được dồn hết vào các cơ quan quan trọng. Do bàn chân là nơi máu truyền đến cuối cùng vì vậy sẽ khiến cho tay và chân bị lạnh. Bên cạnh đó, nguyên nhân còn do cơ địa của mỗi bé khác nhau.
Contents
1. Các nguyên nhân cơ bản khiến bàn chân em bé bị lạnh
Có khá nhiều nguyên nhân khiến cho bàn chân của bé bị lạnh. Tuy nhiên, các mẹ hãy xem những nguyên nhân cơ bản ở dưới đây để hiểu rõ về tình trạng này nhé.
Bố mẹ không giữ ấm đúng cách cho con khiến thân nhiệt con đi xuống. Nếu nhiệt độ bên ngoài xuống thấp sẽ khiến các mạch máu trong cơ thể bị co lại. Lượng máu lưu thông không cung cấp đủ để nuôi dưỡng các tế bào, vùng chân là vùng máu đi về cuối cùng nên sẽ khiến bé bị lạnh chân.
Quá trình tuần hoàn máu của trẻ chưa được ổn định, lượng máu về chân không đủ cũng là một trong những nguyên nhân khiến bàn chân em bé lạnh. Bé có thể bị thiếu máu, thiếu canxi, cơ thể và tinh thần mệt mỏi… cũng khiến sức đề kháng của bé giảm, dẫn đến bàn chân bị lạnh.
Một số trẻ có cơ địa chân và tay lạnh vào mùa đông và mát vào mùa hè. Ngoài ra, gan bàn tay và gan bàn chân cũng như tai, mũi là những nơi có ít mạch máu lưu thông nên dễ bị nhiễm lạnh nhất.
2. Khắc phục tình trạng lạnh chân ở bé
Nếu trẻ bị lạnh chân do thiếu canxi thì mẹ có thể áp dụng những biện pháp để khắc phục tình trạng này.
Tìm hiểu thêm: Tiêm phòng sởi cho bé và những điều mẹ cần biết
- Cho trẻ tắm nắng trong khoảng thời gian từ 6 đến 9 giờ sáng. Thời điểm này nắng tốt nhất, không quá gắt vì vậy không làm cháy da con.
- Bổ sung các loại vitamin D và canxi ở dạng siro. Tuy nhiên các mẹ không nên tự ý cho con uống và phải tham khảo và có đơn khám từ bác sĩ.
- D Hikid (vitamin D3): mẹ cho bé uống mỗi ngày 0,3ml (5 giọt) vào buổi sáng trong khoảng 1 tuần thì dừng lại.
- Canxi corbier: trẻ uống mỗi ngày 1 ống, uống buổi sáng trong vòng khoảng 1 tuần.
3. Một số lưu ý khi chăm trẻ bị lạnh chân
Rất nhiều mẹ mắc các sai lầm khi trẻ bị lạnh chân đó là bịt kín chân của bé lại để giữ nhiệt. Tuy nhiên điều này vô tình phản tác dụng bởi vì cơ thể bé bị nóng, mồ hôi không thoát ra được bên ngoài mà ngược lại thấm vào chân bé khiến bị nhiễm lạnh nhiều hơn.
Bạn nên cho trẻ sinh ngủ trong phòng ít bị gió lùa, ít cửa sổ, mặc áo dài tay cho trẻ trong khi ngủ. Vào mùa hè, bạn nên chỉnh điều hòa ở mức độ vừa phải bởi có thể bạn thấy mát nhưng với con trẻ sẽ khác nhiều. Nguyên nhân là bở thân nhiệt của trẻ sơ sinh và người trưởng thành chênh lệch.
Khi bé đi trên sàn, mẹ nên cho con mang một đôi tất mỏng. Bên cạnh đó, khi chân bé lạnh các bạn có thể massage cho bé nhẹ nhàng hoặc cho một ít dầu chuyên dụng cho trẻ sơ sinh thoa dưới lòng bàn chân.
>>>>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu và những nguy hiểm tiềm tàng
Không hơ chân con vào bếp lò, than củi bởi nhiệt độ ở những nơi này quá lớn khiến con có thể bị bỏng, khá nguy hiểm. Nếu dùng quạt sưởi hay máy sưởi để làm ấm căn phòng thì bạn nên bật quạt (hoặc máy) trước 5-10 phút để không khí ấm lan tỏa đều trong phòng và giúp bé dễ chịu khi ngủ.
Bàn chân em bé bị lạnh vào mùa đông khá phổ biến do con bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Tuy nhiên nếu bàn chân trẻ có dấu hiệu tê cóng, lạnh buốt thì tốt nhất các bậc phụ huynh nên cho bé đi khám để được tư vấn và có phương pháp điều trị kịp thời. Hi vọng với bài viết này, các bạn đã có thêm nhiều kiến thức trong vấn đề chăm con trẻ.
Tuyết Nguyễn tổng hợp