Bà bầu nên ăn loại trứng nào để bổ sung dinh dưỡng cho tha kỳ của mẹ và bé, bởi trứng chính là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Nhìn chung, những thành phần dinh dưỡng có trong trứng đều hữu ích cho các mẹ bầu. Tuy nhiên, tùy vào loại trứng và số lượng mà các mẹ tiêu thụ mà các mẹ sẽ nhận được những lợi ích khác nhau.
Bạn đang đọc: Bà bầu nên ăn loại trứng nào để giúp thai kỳ an toàn khỏe mạnh ?
Việc cân nhắc lựa chọn cho bà bầu ăn trứng trong thai kỳ sẽ giúp mẹ vừa bổ sung được chất dinh dưỡng lại có thể giúp bé phát triển hoàn thiện.
Contents
1. Bà bầu ăn trứng gà có tốt cho thai nhi không?
Từ lâu, trứng gà đã được xem là một trong những thực phẩm bổ dưỡng nhất cho phụ nữ mang thai và cho bé đang trong bụng mẹ. Vậy nhưng, nhiều mẹ bầu lại kháo nhau rằng mẹ bầu ăn trứng ngỗng mới thật sự tốt, còn muốn con da trắng, chân dài thì phải ăn trứng vịt lộn… Vậy thành phần dinh dưỡng của các loại trứng này thế nào và loại trứng nào bà bầu nên ăn?
Thực ra trứng gà là món ăn có thành phần dinh dưỡng cao, tốt cho bà bầu. Một quả trứng gà có trọng lượng khoảng 50 g và cung cấp chỉ 72 calories. Trong thành phần trứng gà có khoảng 4,75 g chất béo và khoảng 1,55 g trong đó nguồn chất béo quý là lecithin có tác dụng điều hòa cholesterol. Trứng gà được đánh giá là một thực phẩm giàu protein, với 6,28 g trong mỗi quả. Loại thực phẩm này cũng cung cấp những dưỡng chất quý báu như canxi, sắt, phốt pho, magiê, kali, kẽm, folate, và các dưỡng chất khác. Trứng gà được các bác sĩ đánh giá trứng gà là lựa chọn khá lý tưởng cho các mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ bầu ăn trứng gà quá nhiều cũng không tốt vì mẹ sẽ bị thừa chất béo và cholesterol.
Với giá trị dinh dưỡng ưu việt đó, bổ sung thêm trứng cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai vào khẩu phần ăn hàng ngày một lượng thích hợp rất tốt” Bác sĩ khuyên các mẹ bầu nên bổ sung trứng gà trong khẩu phần ăn từ 3-4 quả/ tuần. Các trường hợp bà bầu có tăng huyết áp, rối loạn mỡ, đái tháo đường,…chỉ nên ăn 2 quả/tuần và có sự tư vấn của các chuyên gia để có chế độ ăn thích hợp.
2. Mẹ bầu ăn trứng ngỗng có tốt như lời đồn
Có lẽ hầu hết mẹ nào từng mang bầu cũng đều quá quen với thông tin phải ăn thật nhiều trứng ngỗng thì con mới khỏe. Do quan niệm này đã được phổ biến từ lâu, có không ít mẹ phải cố gắng ăn thật nhiều trứng ngỗng dù bản thân không hề thích. Tuy nhiên nó có đúng với quan niệm của dân gian là ‘siêu thực phẩm’ trong thai kỳ thì chúng ta cùng tìm hiểu.
Tìm hiểu thêm: Thai 13 tuần – sự phát triển với những thay đổi đáng kinh ngạc của bé
Như mọi loại trứng khác, trứng ngỗng cung cấp nhiều vi chất quan trọng như canxi, vitamin A, sắt, omega-3, lutein, choline, selenium nên đây là một lựa chọn khá lý tưởng cho những mẹ bầu đang cần nguồn dinh dưỡng phong phú để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho thai nhi. Mẹ bầu ăn trứng ngỗng mỗi ngày một quả, mẹ sẽ thu được 20 g protein và 20g chất béo, trong đó 5 g là chất béo bão hòa. Một thành phần đáng kể có trong trứng ngỗng là cholesterol, lên đến 1,227 mg.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trứng ngỗng có 13,5% chất protein, 13,2% lipid, 0,33mg% vitamin A, 0,10mg% vitamin B1, 0,30mg% vitamin B2, 0,1mg% vitamin PP… So với trứng gà, trứng ngỗng có tỷ lệ protein thấp hơn (tỷ lệ protein trong trứng gà toàn phần là 14,8%) nhưng lại có lượng lipid cao hơn (tỷ lệ lipid trong trứng gà là 11,6%). Hàm lượng vitamin A trong trứng ngỗng chỉ bằng một nửa so với trứng gà (360mcg so với 700mcg trong trứng gà), đặc biệt là vitamin A rất cần cho phụ nữ có thai. Hơn nữa trong trứng ngỗng, hàm lượng cholesterol và lipid cao hơn trứng gà, nhưng đây lại là những chất không có lợi cho sức khỏe mẹ bầu.
Tuy nhiên, thay vì xem trứng ngỗng như một “thần dược” giúp bé thông minh, mẹ chỉ nên xem đó là một trong những nguồn cung cấp protein trong thai kỳ và trứng gà vẫn được khuyến khích nhiều hơn.
3. Bà bầu có thể ăn trứng vịt trong thai kỳ?
Ít phổ biến hơn hai lựa chọn đầu tiên nhưng trứng vịt cũng có thể là lựa chọn tốt nếu mẹ bầu muốn đổi khẩu vị. Trứng vịt cung cấp khoảng 130 calories và 9 g protein chất lượng cao mà cơ thể có thể sử dụng để tăng cường sức đề kháng và duy trì làn da khỏe mạnh. Ngoài ra, trứng vịt cũng chứa các dưỡng chất như chất béo (9,6 g), sắt (2,7 g), selenium (25,5 mg), canxi, phốt pho, vitamin B12. Tuy nhiên, cũng như trứng ngỗng, lượng cholesterol trong trứng vịt khá cao (619 mg, gấp đôi lượng khuyến nghị hàng ngày). Vì vậy, khi ăn trứng vịt mẹ cũng nên chú ý giới hạn về số lượng để tránh tình trạng tăng lượng cholesterol không tốt cho thai kỳ.
4. Trứng cút bổ sung thêm dinh dưỡng cho mẹ bầu
Chim cút được tôn là sâm động vật, vì vậy người ta cũng đã kiểm nghiệm thấy trứng chim cút rất giàu dinh dưỡng hơn cả trứng gà vịt. Mỗi quả trứng cút có trọng lượng khoảng 10 – 12g, nhỏ hơn trứng gà 4 – 5 lần. Nhưng vitamin A trong một quả trứng cút nhiều hơn trong trứng gà 2,5 lần. Lượng B1 và B2 cũng cao hơn tương ứng 2,8 và 2,2 lần. Phốt pho, canxi, sắt trong trứng cút cao hơn trứng gà gấp 5 lần. Vì thế mẹ bầu ăn trứng cút chính là một lựa chọn tuyệt vời cho mẹ khi đang trong giai đoạn thai kỳ.
>>>>>Xem thêm: Trứng gà và trứng ngỗng, trứng nào thật sự tốt với mẹ bầu?
Nhìn chung, mỗi loại trứng đều có những giá trị dinh dưỡng cũng như lợi ích khác nhau. Cũng giống như bất kỳ một loại thực phẩm nào, việc ăn quá nhiều một món không chỉ gây ngán mà còn khiến các mẹ bị mất cân bằng dinh dưỡng. Mẹ bầu dù có ăn trứng hay không, vẫn cần phải hướng đến chế độ ăn lành mạnh, bổ sung đầy đủ protein, carbohydrate, chất béo, chất xơ, chất khoáng và các vitamin, để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Bà bầu nên ăn loại trứng nào để giúp thai kỳ an toàn khỏe mạnh phần nào giúp các mẹ bầu hiểu hơn về nguồn dinh dưỡng từ trứng.
Một lưu ý quan trọng mà các mẹ cần nhớ khi ăn trứng, đó là trứng cần được nấu chín kỹ để tiêu diệt các loại vi khuẩn nguy hiểm và nên tránh tiếp xúc trực tiếp với quả trứng còn sống.
Phạm Hà/Tổng Hợp