Bà bầu hắt xì hơi có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Đây là vấn đề dường như không ai quan tâm tới, cho đến khi gặp phải tình trạng hắt xì hơi nhiều và liên tục, khiến bản thân cảm thấy băn khoăn lo lắng. Vậy bà bầu hắt xì hơi thực chất có ảnh hưởng đến em bé trong bụng hay không và nếu có thì ảnh hưởng ra sao? Mời bạn cùng Blogtretho.edu.vn tìm hiểu vấn đề này chi tiết hơn qua nội dung sau đây.
Bạn đang đọc: Bà bầu hắt xì hơi có ảnh hưởng đến thai nhi?
Contents
1. Nguyên nhân gây ra hắt xì hơi ở mẹ bầu
Thông thường, hắt xì hơi là một phản ứng rất bình thường của cơ thể trước sự thay đổi của thời tiết, hay môi trường sống chung quanh. Tuy nhiên, với mẹ bầu, nếu tình trạng hắt xì hơi diễn ra nhiều và liên tục, thì đây cũng có thể là dấu hiệu của viêm đường hô hấp, viêm mũi dị ứng hay cảm cúm, vì trong giai đoạn mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bầu suy giảm, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn tấn công gây nên.
2. Bà bầu hắt xì hơi nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
Liên quan đến tình trạng bà bầu hắt xì hơi, có thể chia thành hai trường hợp:
- Nếu bà bầu bị hắt xì hơi, sổ mũi không kèm theo sốt, ho hay nôn ói thì có thể là triệu chứng dị ứng thời tiết thông thường hoặc là viêm mũi dị ứng. Trường hợp này không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi trong bụng nhưng sẽ khiến mẹ bầu mệt mỏi, khó chịu. Nên khi thời tiết thay đổi, mẹ nên có những biện pháp chủ động phòng tránh, luôn giữ ấm để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Nếu bà bầu bị hắt xì hơi nhiều và sổ mũi kèm theo sốt cao, ho đau họng, nôn ói thì có khả năng đây là dấu hiệu của bệnh cảm cúm. Nếu để bệnh này phát triển nặng dẫn đến sốt cao thì ở kỳ tam cá nguyệt đầu tiên, virus cảm cúm có thể gây ra dị tật bẩm sinh ở trẻ như sứt môi, hở hàm ếch, hội chứng down… Bà bầu cảm cúm nặng ở 3 tháng giữa thai kỳ có thể làm tổn thương não bộ thai nhi, thậm chí là thai bị lưu hoặc sảy thay, đẻ non ở những tháng cuối thai kỳ.
3. Biện pháp giảm bớt hắt xì hơi ở bà bầu để tránh ảnh hưởng đến thai nhi
Bà bầu hắt xì hơi nhiều tùy theo nguyên nhân, có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi tùy theo mức độ tương ứng, trong suốt thai kỳ. Vì thế, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản sau để giảm bớt triệu chứng khó chịu này:
- Dùng nước muối sinh lý, hoặc hoà chút muối ăn với nước ấm thành hỗn hợp nước muối loãng rửa sạch mũi đều đặn mỗi ngày. Cách này sẽ giúp giảm triệu chứng hắt xì hơi và sổ mũi.
- Khi rửa mũi, mẹ rửa cho sạch chất nhầy trong mũi và không hỉ mũi quá mạnh để tránh làm tổn hại đến màng nhĩ.
Tìm hiểu thêm: Cách sử dụng nước súc miệng an toàn cho mẹ bầu
- Ăn nhiều tỏi sẽ tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống bệnh cảm cúm, từ đó giảm bớt hắt xì hơi nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi. Mẹ cũng có thể ép tỏi lấy nước nhỏ mũi hoặc dùng tỏi xông mũi sẽ khiến triệu chứng hắt xì hơi biến mất.
- Ăn nhiều trái cây giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi, ổi… tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại virus gây hắt xì hơi, cảm cúm ở mẹ bầu.
Tuy nhiên, nếu tình trạng hắt xì hơi, kèm sổ mũi kéo dài, sốt, đau họng, mệt mỏi thì mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời, nhằm tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi.
>>>>>Xem thêm: 11 cách trị thâm nách cho bà bầu cực chuẩn
Bà bầu hắt xì hơi có ảnh hưởng đến thai nhi hay không còn tùy thuộc vào tình trạng và nguyên nhân cụ thể. Nếu tình trạng hắt xì của mẹ bầu xảy ra trong khoảng thời gian có dịch cúm, hay tình trạng hắt xì diễn ra kéo dài kèm theo sốt, đau họng, nôn ói thì nhất thiết mẹ bầu cần đến bệnh viện thăm khám và điều trị kịp thời. Các mẹ nhớ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, có chế độ nghỉ ngơi phù hợp, lưu ý môi trường sống chung quanh, để nâng cao sức đề kháng cũng như đảm bảo sức khoẻ cho mình, trước hết là tránh tình trạng hắt xì hơi khó chịu, sau đó là phòng ngừa những khả năng có thể liên quan đến cảm cúm nhé.
Ánh Ngọc tổng hợp