Chất bromelain trong quả dứa có tác dụng làm mềm khung chậu nên hỗ trợ rất tốt cho quá trình chuyển dạ nhưng đồng thời nó lại là tác nhân khiến thai phụ sinh non. Vậy rốt cuộc bà bầu có nên ăn dứa không?
Bạn đang đọc: Bà bầu có nên ăn dứa không?
Xét về dinh dưỡng, các nhà khoa học cho rằng các thai phụ không nhất thiết phải kiêng dùng dứa
Có rất nhiều ý kiến trái ngược về chuyện ăn dứa trong thai kỳ. Nhiều người cho rằng, dứa là nguyên nhân gây nóng trong, sẩy thai hoặc sinh non. Số khác cho rằng mẹ bầu ăn dứa nhiều sau con dễ bị nổi rôm, mụn nhọt hoặc dị ứng… Tuy nhiên, xét về dinh dưỡng, các nhà khoa học lại cho rằng các thai phụ không nhất thiết phải kiêng dùng dứa vì nó có rất nhiều lợi ích.
Lợi ích từ quả dứa
Dứa là một trong những loại trái cây rất giàu dinh dưỡng. Do đó, nó mang lại những lợi ích sức khỏe không nhỏ cho người dùng, nhất là các bà bầu:
– Trong một quả dứa có chứa hàm lượng lớn các khoáng tố quan trọng như kali, magie, mangan… Trong đó, chỉ riêng mangan đã chiếm đến 70% thành phần dinh dưỡng. Vậy nên nó rất quan trọng đối với sự phát triển của hệ xương cũng như các mô liên kết.
– Quả dứa rất giàu vitaminA, C… vốn là những chất rất quan trọng đối với hệ miễn dịch của cơ thể.
– Quả dứa cũng rất giàu chất xơ nên hỗ trợ điều trị rất tốt cho chứng táo bón ở mẹ bầu.
– Chất bromelain trong dứa là một thành phần rất đặc biệt. Chất này có tác dụng:
- Làm mềm khung xương chậu, giúp quá trình chuyển dạ nhanh chóng và dễ dàng hơn
- Chống lại và làm giảm các triệu chứng do cảm lạnh như đau rát họng
- Giúp tiêu hóa tốt hơn nhờ tác dụng phân hủy protein
- Giảm sưng phù cho các thai phụ trong thai kỳ
– Một số thai phụ chia sẻ họ cảm thấy cơn nghén giảm hẳn sau khi ngậm vài lát dứa trong miệng.
Ngoài ra, nước ép dứa còn là một loại mặt nạ trị nám rất tốt cho mẹ bầu trong thai kỳ.
Như vậy, quả dứa thực sự mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe cho mẹ bầu. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều, mẹ bầu sẽ gặp những tác dụng phụ khác.
Mang thai có nên ăn dứa?
Tìm hiểu thêm: Bị ra máu đỏ tươi khi mang thai có phải dấu hiệu sẩy thai?
Nếu mẹ bầu mắc bệnh về dạ dày nên hạn chế dùng dứa
Sở dĩ nhiều người vẫn luôn thắc mắc bà bầu có nên ăn dứa không là bởi bên cạnh những lợi ích không nhỏ mà quả dứa mang lại, nó cũng có những tác hại nhất định khi dùng quá nhiều. Cụ thể:
– Ăn quá nhiều dứa sẽ bị rát lưỡi. Để giảm tình trạng rát lưỡi khi dùng dứa, nên gọt vỏ kỹ, bỏ mắt và rửa sạch lại trước khi dùng.
– Trong dứa có chứa axit oxalic. Nếu dùng dứa quá nhiều, axit oxalic sẽ trở thành tác nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt canxi.
– Một số mẹ bầu có cơ địa dị ứng với protein trong quả dứa gây ra triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, ngứa toàn thân, khó thở… Do đó, các trường này nên hạn chế hoặc không dùng dứa nhất là trong thai kỳ.
– Nếu mẹ bầu mắc bệnh về dạ dày nên hạn chế dùng dứa.
Cách dùng dứa an toàn
>>>>>Xem thêm: Mắc rubella khi mang thai: Ác mộng của mọi bà bầu
Nên gọt vỏ thật kỹ, bỏ hết các mắt và rửa sạch lại với nước
Sau khi mua dứa về, nên gọt vỏ thật kỹ, bỏ hết các mắt và rửa sạch lại với nước. Sau đó ngâm qua nước muối pha loãng để tránh bị rát lưỡi. Cách sơ chế này cũng giúp quả dưới thêm đậm vị hơn.
Với những người có cơ địa dị ứng với dứa có thể dùng bằng cách chế biến qua nhiệt như nấu canh, xào hoặc nướng.
Mong rằng với những thông tin trên đây thắc mắc về việc bà bầu có nên ăn dứa không đã có câu trả lời thỏa đáng.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)