Bà bầu ăn mía trong thời gian mang thai sẽ bổ sung được rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết, cho sự phát triển của thai nhi. Không chỉ là loại nước uống giải nhiệt, thanh mát, mía còn có thể giúp cho các mẹ ngăn ngừa hiệu quả chứng táo bón trong suốt thai kỳ.
Bạn đang đọc: Bà bầu ăn mía có tốt không?
Contents
1. Công dụng của nước mía đối với sức khỏe bà bầu
Trong giai đoạn mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ luôn luôn thay đổi do sự tác động của các hormone. Theo đó, thân nhiệt của các mẹ sẽ trở nên nóng hơn, da nổi nhiều mụn và trong người sẽ luôn cảm thấy nóng bức. Chính vì thế, mía thường là sự lựa chọn của các mẹ bầu trong việc giải nhiệt cho cơ thể, đặt biệt là vào những ngày nóng nực. Bên cạnh đó, nước mía còn được biết là loại thức uống giàu năng lượng cho các mẹ bầu.
Theo như lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, việc uống nước mía trong thời kì mang thai không chỉ giúp cho mẹ bầu có đủ năng lượng chăm sóc bào thai, mà nó còn giúp thai nhi tăng cân, làm đẹp da chống các hiện tượng lão hóa trên da và tóc.
1.1. Mía làm sạch răng miệng và ngăn ngừa táo bón
Trong mía có chứa hàm lượng khoáng chất dồi dào, do đó việc ăn mía thường xuyên không chỉ giúp làm sạch răng mà còn ngăn ngừa hiệu quả tình trạng hôi miệng. Sau bữa ăn chính, các mẹ có thể dùng mía để làm món tráng miệng nhưng phải đảm bảo an toàn vệ sinh nhé.
Ngoài ra, nước mía còn có tác dụng ngăn ngừa chứng táo bón ở mẹ bầu. Không chỉ vậy, mía còn cung cấp một lượng chất xơ đáng kể giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và ngăn ngừa được tình trạng viêm nhiễm.
1.2. Nước mía bảo vệ da, ngăn ngừa tình trạng oxi hóa
Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu có sự thay đổi nội tiết tố nên da của các mẹ sẽ có các vấn đề về mụn, đây là cũng là nỗi phiền muộn ở các mẹ bầu bởi khi mang thai các mẹ thường hay sợ nhan sắc sẽ bị giảm sút. Nhưng các mẹ không cần phải lo lắng khi biết được trong nước mía có chứa chất axit alpha hydroxyl giúp chống lại tình trạng oxi hóa bảo vệ da được tốt hơn.
1.3. Bổ sung lượng vitamin và khoáng chất cần thiết cho mẹ bầu
Tìm hiểu thêm: Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 32 và lưu ý quan trọng dành cho mẹ
Trong mía không chỉ chứa đường mà còn chứa nhiều canxi, sắt, magie, kali, các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Lượng đường trong nước mía giúp bổ sung nước cho cơ thể, bù đắp lượng nước mất đi do hoạt động hàng ngày, qua đó giúp cho cơ thể giảm bớt mệt mỏi cũng như giúp tinh thần mẹ bầu được phấn chấn hơn.
2. Những lưu ý cho các mẹ bầu trong việc sử dụng mía
Khi bị sốt hay khô miệng thì nước mía là một sự lựa chọn tuyệt vời. Nếu bà bầu có bị sốt thì không nên sử dụng thuốc ngay mà nên uống 1-2 ly, ngày uống 3 lần, hiệu quả sẽ rất tốt.
Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa của mẹ bầu phải được chăm sóc thật tốt trong các giai đoạn mang thai. Nước mía để lâu ngày, không được bảo quản đúng cách thì rất dễ dàng cho các loại vi khuẩn sinh sôi, phát tiển. Vì vậy, các mẹ không nên dùng nước mía để lâu ngày bởi nó sẽ có hại cho hệ tiêu hóa, dẩn đến nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột. Ngoài ra, khi tiêu chảy mẹ bầu không nên ăn mía.
Nước mía có thể bổ sung nhiều năng lượng cho mẹ bầu. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều nước mía sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, dễ đưa sức khỏe mẹ bầu đến tình trạng nguy hiểm.
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, tình trạng nghén nặng sẽ xảy ra với một số mẹ bầu. Đối với các mẹ có biểu hiện nghén ngọt thì không nên uống nước mía vì nó có thể gây ra triệu chứng buồn nôn, khó tiêu làm ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ.
>>>>>Xem thêm: 11 thủ thuật làm đẹp khi mang thai giúp mẹ bầu luôn xinh tươi
Chắc hẳn những thông tin trên đã giải quyết phần nào lo lắng bà bầu ăn mía có tốt không? Sử dụng mía trong thời kỳ mang thai là tốt, tuy nhiên các mẹ cũng đừng nên quá lạm dụng để tránh gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, đối với những mẹ bầu đang có nguy cơ thừa đường trong máu thì nên cân nhắc đến việc sử dụng nước mía trong suốt thai kỳ.
Ái Quê tổng hợp