Ăn ngọt khi mang thai: mối nguy cho cả mẹ lẫn con

Rate this post

Bước vào thai kỳ, sự thay đổi của hormone khiến nhiều mẹ bầu bị nghén. Có mẹ nghén chua, cay, ngọt…. Với những mẹ nghén ngọt, dù đây là một phản ứng tự nhiên của cơ thể thì cũng nên kiểm soát, vì ăn ngọt quá nhiều có thể gây ra những tác hại khôn lường đối với mẹ và thai nhi.

Bạn đang đọc: Ăn ngọt khi mang thai: mối nguy cho cả mẹ lẫn con

  • Bệnh tiểu đường trong thai kỳ và cách phòng tránh hiệu quả

Tác hại của ăn ngọt quá nhiều đối với mẹ và thai nhi

Ăn ngọt khi mang thai: mối nguy cho cả mẹ lẫn con

Thèm ngọt là một triệu chứng của một số mẹ trong thai kỳ.

Ăn ngọt cung cấp nhiều năng lượng hơn và khiến cho cơ thể cảm thấy khỏe khoắn hơn. Tuy nhiên nếu ăn ngọt quá nhiều, nhất là các mẹ bầu sẽ dẫn đến các bệnh như: tiểu đường thai kỳ, bệnh tim, bệnh béo phì… Chưa kể thai nhi cũng phải chịu “hậu quả” khi bị thiếu chất dinh dưỡng, cản trở sự phát triển của chức năng miễn dịch, hay nghiêm trọng hơn gây ra nhiễm khuẩn hay nhiễm nấm đường tiết niệu dẫn đến bé bị nhiễm trùng do đường tích trong nước tiểu gây ra.

Ngoài ra, mẹ bầu ăn nhiều đường cũng cản trở việc hấp thu chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, dễ sâu răng, viêm lợi, dễ stress và suy nhược.

Chế độ ăn nhiều đường và tinh bột còn khiến mẹ bầu bị cao huyết áp, sưng phù, mắc tiền sản giật. Đặc biệt một số mẹ bầu bị khó sinh do thai nhi suy dinh dưỡng, yếu ớt hay to bất thường…

Với những mẹ bầu ăn nhiều đồ ngọt tình trạng băng huyết sau sinh cũng dễ xảy ra.

Do đó, mẹ bầu nên có chế độ ăn uống điều độ không nên chiều theo sở thích bầu bí mà gây hậu quả nghiêm trọng nhé.

Ăn ngọt khi mang thai: mối nguy cho cả mẹ lẫn con

Ăn quá nhiều đồ ngọt không tốt cho mẹ và thai

Những gợi ý giải cơn thèm ngọt không gây hại cho mẹ bầu

Tuy ăn nhiều ngọt không có lợi cho sức khỏe mẹ bầu, nhưng với những mẹ nghén ngọt thật khó khăn để từ bỏ “sở thích nhất thời” của mình. Lúc này mẹ bầu hãy dùng các loại thực phẩm dưới đây để giải cơn thèm ngọt mà không gây ra tác hại gì cho sức khỏe nhé.

Sữa đậu nành có đường

Thức uống bổ dưỡng này cung cấp lượng protein phong phú. Ngoài ra chúng còn chứa các dưỡng chất như: axit béo linoleic, linolenic, omega-3 giúp cơ thể tăng cường khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, hỗ trợ các tế bào phát triển và điều chỉnh huyết áp.

Những dưỡng chất khác của sữa đậu nành cũng có ích cho cả mẹ và bé nữa. Với vị ngọt vừa phải, mẹ sẽ không lo thức uống này gây ra tác hại cho sức khỏe nhé.

  • Xem thêm: 5 điều mẹ cần lưu ý khi uống sữa đậu nành

Nho khô

Nho khô là một trong những món ăn vặt hầu hết các mẹ bầu luôn nên mang bên mình. Mẹ bầu dùng nho khô hàng ngày sẽ chống lại được chứng sâu răng vì chúng chứa nhiều axit oleanolic. Ngoài ra, chứng táo bón ở mẹ bầu cũng được cải thiện vì hàm lượng chất xơ của nho khá cao.

Tìm hiểu thêm: Xem sự phát triển của thai nhi từ tuần 1 đến tuần 13 của thai kỳ

Ăn ngọt khi mang thai: mối nguy cho cả mẹ lẫn con

Mẹ nên dùng nho khô để chống thèm ngọt

Một dưỡng chất khác có trong nho khô nữa là sắt, giúp cho cơ thể tránh được thiếu máu và khỏi chóng mặt, buồn nôn.

Canxi có trong nho cũng giúp cho thai nhi phát triển. Hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của mẹ cũng hoạt động tốt hơn với nho khô.

  • Xem thêm: Ăn nho trong thai kỳ: cực tốt cho cả mẹ lẫn con

Sinh tố bơ/bơ dằm sữa

Với hai loại sinh tố này mẹ bầu thèm ngọt có thể yên tâm ăn mà không cần phải lo lắng.

Quả bơ có hơn 14 loại vitamin và các khoáng chất như: folate, canxi, sắt, đồng, magiê, phốt pho, kali, natri, kẽm, mangan và selen… không chỉ giúp ngăn ngừa dị tật ở trẻ mà còn giúp cho mẹ khỏe mạnh hơn trong thai kỳ, giảm các cơn buồn nôn, tăng cường hệ miễn dịch.

Chưa kể, bơ cũng tốt cho việc phát triển trí não của bé đấy nhé!

Sữa chua có đường

Sữa chua có đường giúp cân bằng đường ruột, kích thích vị giác, tăng cảm giác ngon miệng và cung cấp canxi cho mẹ bầu. Điều quan trọng nữa là nó không gây ra béo phì cho mẹ nhé. 1 hộp sữa chua mỗi ngày là tốt nhất đấy.

Táo

Một quả táo ngọt sẽ đánh bay cơn thèm ngọt của mẹ bầu, làm giảm đau đầu và giảm mệt mỏi. Táo cũng giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc bệnh hẹn suyễn cho bé sau này. Đồng thời, táo cũng giúp trẻ ít dị ứng hơn sau này, bởi nó tham gia xây dựng hệ miễn dịch cho bé ngay từ trong bụng mẹ.

  • Xem thêm: Ăn táo mỗi ngày rất tốt cho mẹ bầu và thai nhi

Ăn ngọt khi mang thai: mối nguy cho cả mẹ lẫn con

Táo cũng rất tốt cho mẹ bầu.

Chè chuối

Chè chuối tốt hơn các loại chè ngọt khác vì thành phần của chúng là chuối có nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Chất kali và sắt có nhiều trong chuối giúp ngăn được chứng thiếu máu cũng như chống lại các cơn chuột rút hiệu quả. Các loại đường thiên nhiên như fructose, sucrose, glucose… có trong chè chuối cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể.

  • Xem thêm: 9 công dụng kỳ diệu của chuối đối với mẹ bầu và thai nhi

Ngoài ra, chất xơ trong chuối cũng giúp mẹ tránh được táo bón nữa đấy.

Danh sách các món ngọt mẹ bầu nên tránh

  • Các loại kẹo, bánh ngọt, mứt.
  • Nước ngọt, nước có ga, si rô.
  • Mật ong và đường nhân tạo.
  • Nên hạn chế ăn kem và chè.

Một số mẹo giảm “thèm ngọt”

Ăn ngọt khi mang thai: mối nguy cho cả mẹ lẫn con

>>>>>Xem thêm: 10 môn thể thao bà bầu nên tránh xa nếu không muốn thai nhi bị ảnh hưởng

Mẹ bầu nên có bữa sáng đầy đủ để chống thèm ngọt do cơ thể thiếu năng lượng.

– Mẹ bầu nên ăn bữa sáng đủ chất. Đây là cách cung cấp năng lượng tốt cho cơ thể, khi cơ thể đầy đủ năng lượng sẽ không thèm ăn và tránh cho mẹ tìm đến các món ngọt vào giữa buổi.

– Nên xem phim hoặc làm gì đó khi buồn chán, nhiều mẹ bầu có xu hướng nhớ đến các món ngọt nhiều hơn khi tâm trạng không vui.

– Đặt ra nguyên tắc cho bản thân và không nên ăn quá nhiều đồ ngọt.

– Vận động để giữ gìn sức khỏe và tránh các cơn thèm ngọt bất chợt kéo đến.

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

  • Tổng hợp 29 cách trị ốm nghén hiệu quả theo dân gian
  • 16 thực phẩm cực tốt phụ nữ nên ăn trước và trong suốt thai kỳ
  • Top 11 thực phẩm bổ sung năng lượng hiệu quả cho mẹ bầu
  • Lợi bất cập hai khi mẹ bầu ăn hoa quả không đúng cách
  • Mẹ thường xuyên ăn kem trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng đến con

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *