Ăn cá, tôm, cua, ốc trong thai kỳ thế nào mới tốt?

Rate this post

Cua, cá, tôm… là những thực phẩm có rất nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho mẹ bầu. Thế nhưng, nếu mẹ không biết ăn đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Bạn đang đọc: Ăn cá, tôm, cua, ốc trong thai kỳ thế nào mới tốt?

  • Những thực phẩm có thể khiến thai nhi mang họa

Các loại thủy hải sản thường giàu omega 3, protein, sắt, canxi rất tốt cho mẹ bầu. Nếu mẹ bầu dùng hải sản trong thai kỳ có thể hạn chế hội chứng hen suyễn cho bé lên đến 72%. Chứng chàm bội ở trẻ cũng giảm đáng kể nếu mẹ ăn 1-2 bữa cá, tôm trong tuần. Lượng thủy hải sản mẹ bầu nên dùng trong tuần khoảng 340g. Nhưng mẹ nên lưu ý những điều dưới đây để tránh các tác hại không mong muốn dành cho cả mẹ và thai nhi nhé.

Ăn cá, tôm, cua, ốc trong thai kỳ thế nào mới tốt?

Cá hồi tốt cho mẹ bầu.

Ăn cá đúng cách

– Các loại cá biển như cá mập, cá kiếm, cá ngừ… có chứa nhiều thủy ngân tốt nhất mẹ bầu nên tránh. Còn cá hồi tuy cũng có chứa thủy ngân trong thịt nhưng khá thấp, bù lại có hàm lượng omega 3 phong phú do đó mẹ có thể dùng mỗi tuần 1 lần.

– Bên cạnh đó mẹ bầu nên tránh các món cá được chế biến sống như gỏi cá hay sushi bởi các loại cá sống thường dễ nhiễm khuẩn E. coli và dễ gây ngộ độc cho mẹ bầu.

– Khi ăn cá mẹ bầu nên nấu kỹ. Ngoài ra, mẹ bầu không nên ăn quá 350g cá/ tuần. Mỗi bữa ăn không nên ăn quá 100g cá.

– Các loại dầu gan cá hay nội tạng cá cũng là thực phẩm mẹ bầu không nên thường xuyên ăn vì chúng chứa nhiều vitamin A. Trong khi đó nếu mẹ bầu nạp vitamin A quá nhiều vào cơ thể có thể gây hại cho thai nhi.

– Mẹ cũng cẩn thận lựa chọn cá, nên tránh các loại cá sống ở nơi ô nhiễm bởi chúng có thể chứa các độc tố có trong nước ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

– Một số loại cá khác như cá ngừ, cá chạch, cá tráp, cá vây chân, cá đuối, cá chào mào (phèn), cá nhám mèo, cá hồi con, cá nhám gai… mẹ bầu nên hạn chế sử dụng.

  • Xem thêm: Mẹ ăn cá chép sẽ sinh con môi đỏ, da trắng

Ăn cua an toàn

Cua là loại hải sản nhiều chất dinh dưỡng. Trong 100g thịt cua đồng chứa 12,3% protit; 3,3% lipit; 5.040mg% canxi; 430mg% phốt pho; 4,7mg% Fe; 0,01mg% vitamin B1; 0,51mg% vitamin B2; 2,1mg% vitamin PP; 0,12mg% vitamin B6; 125mg% cholesterol; 0,25mg% melatonin…

Tìm hiểu thêm: Bụng bầu cứng có phải là dấu hiệu mẹ sắp sinh?

Ăn cá, tôm, cua, ốc trong thai kỳ thế nào mới tốt?

Mẹ bầu không nên ăn nhiều cua.

Tuy nhiên, cua có tính hàn, nếu ăn nhiều mẹ bầu có thể bị sẩy thai, do đó mẹ bầu nên ăn hạn chế món ăn này.

Khi ăn cua mẹ tuyệt đối không được ăn cua chết bởi khi cua chết sẽ sinh ra độc tố histamin rất nguy hiểm. Ngoài ra cũng không nên ăn cua chưa được đun nấu kỹ vì có thể bị nhiễm các ấu trùng giun sáng, nhất là loại sán lá phổi.

  • Xem thêm: Ăn cua khi mang thai: nên hay không nên?

Tôm, hến, sò, ốc… ăn thế nào?

Các loại tôm, hến, sò ốc… giàu chất sắt nên mẹ có thể dùng trong thai kỳ để bổ sung chất này. Tuy nhiên, mẹ bầu cần phải đảm bảo nấu chín kỹ trước khi ăn và không nên ăn quá nhiều để tránh gây ra tác dụng ngược.

Ăn cá, tôm, cua, ốc trong thai kỳ thế nào mới tốt?

>>>>>Xem thêm: Có thai uống thuốc tránh thai có sao không và điều bạn cần phải biết

Các loại hải sản nên được nấu chín kỹ.

Lưu ý: Các loại hải sản này cũng khá giàu đạm nên nếu đã có các món ăn này trong thực đơn thì nên cắt giảm các món thịt để tránh mất cân bằng dưỡng chất trong cơ thể mẹ bầu.

Lưu ý khi bảo quản và chế biến thủy hải sản

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, mẹ bầu nên mua thủy hải sản còn tươi sống, không nên mua các thức ăn chế biến sẵn ở chợ vì chúng rất dễ bị nhiễm khuẩn.

Khi mua về nhà nên bảo quản ngay vào tủ lạnh để chúng không bị hư hỏng. Không nên trữ cá tôm bằng cách ngâm trong nước.

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

  • Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi ăn gan động vật
  • Ốc và 2 mối nguy tiềm ẩn đối với phụ nữ mang thai
  • Chế biến một số món ăn bổ dưỡng từ lươn tốt cho mẹ bầu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *