Trẻ sơ sinh bị tăng động có lẽ là một trong những cụm từ gây lo lắng cho nhiều bậc cha mẹ. Đặc biệt khi hiện nay, các hội chứng như phổ tự kỷ, tăng động giảm chú ý đang ngày càng phổ biến ở trẻ nhỏ. Đôi khi, cha mẹ bị ám ánh bởi chúng và lo sợ vì em bé của mình hoạt động quá nhiều. Tình trạng này ở bé có thực sự đáng lo ngại hay không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.
Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh bị tăng động có chính xác hay không?
Contents
1. Trẻ sơ sinh bị tăng động
1.1. Vì sao chúng ta thường cho rằng trẻ sơ sinh bị tăng động
Một em bé thường xuyên quẫy đạp, vặn vẹo và chuyển động tay chân không ngừng dễ dàng bị cho là tăng động. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh bị tăng động là hành vi bình thường của một em bé.
Trên thực tế, chuyển động nhiều là việc rất quan trọng đối với tất cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ càng vận động nhiều thì chúng càng khám phá được nhiều bằng các giác quan (từ xúc giác, khứu giác, vị giác, thính giác và thị giác), xây dựng các kết nối trong não. Cũng như bé phát triển cơ bắp mạnh mẽ để hoạt động theo hướng dẫn của não.
Theo Giáo sư Jean Piaget, một nhà tâm lý học lâm sàng tiên phong, người nổi tiếng với quá trình làm việc về sự phát triển của trẻ em, thì những chuyển động của trẻ là cơ sở cho việc học của con.
Tương tự như vậy, nhà thần kinh học Daniel Wolpert nói rằng chúng ta có một bộ não vì một lý do và một lý do duy nhất, đó là thực hiện các chuyển động phức tạp.
Chỉ cần quan sát trẻ, bạn sẽ nhận thấy trẻ sơ sinh di chuyển theo bản năng từ rất nhỏ.
Thật không may, quá nhiều chuyển động của trẻ sơ sinh thường bị giới hạn trong ghế ngồi, xe đẩy hoặc cơ thể mẹ trong nhiều giờ liền.
Đôi khi, việc để cho trẻ tự do sẽ có lợi cho sự phát triển của con hơn. Đặc biệt khi trẻ sinh non hoặc khi hồi phục sau thời gian nằm trong phòng ICU sơ sinh. Một khi trẻ đã ổn định và sẵn sàng, con cần được dành thời gian trên sàn, trên một mặt phẳng an toàn để cuộn tròn cơ thể, nắm bàn tay bàn chân, vặn người, đạp chân, vung tay,…Tất cả các hoạt động tự do giúp con học hỏi và rèn luyện các giác quan của mình.
Học theo cách này nghĩa là trẻ sẵn sàng tiếp nhận thông tin từ giác quan một cách tự nhiên và tự phát.
Chính vì sự chuyển động liên tục không ngừng nghỉ như vậy mà chúng ta thường cho rằng trẻ sơ sinh bị tăng động.
1.2. Trẻ sơ sinh bị tăng động có chính xác hay không
Như đã nói ở trên, trẻ sơ sinh bị tăng động thực ra không hoàn toàn chính xác. Vì bản chất của trẻ là chuyển động để học hỏi và khám phá thế giới.
Mỗi một chuỗi chuyển động mà em bé hoàn thành một cách tự nhiên sẽ phát triển một phần cụ thể của não bộ.
Các chuỗi vận động này bao gồm các cột mốc của trẻ sơ sinh như bú, kiểm soát đầu thành thạo, lật, ngồi, bò, đứng và đi. Điều đó có nghĩa là nếu một cột mốc quan trọng nào đó bị bỏ lỡ hoặc đạt đến ngoài trình tự, thì phần não đó đã hoạt động (hoặc phát triển) khác với dự định của bản chất.
Sự rạn nứt về phát triển này có thể không đáng chú ý vào lúc đầu, nhưng lại thể hiện sự ảnh hưởng rõ hơn vào những năm sau. Ví dụ như khi trẻ càng lên lớp lớn, chương trình học khó hơn sẽ khiến những điểm yếu về thần kinh trở nên rõ ràng hơn.
Tìm hiểu thêm: Làm đẹp vòng 1 sau sinh với 4 bí quyết đơn giản giúp chị em tự tin quyến rũ
2. Khi nào thì chẩn đoán trẻ sơ sinh bị tăng động sẽ chính xác hơn
Chúng ta khó có thể kết luận được trẻ sơ sinh bị tăng động, vì vận động là bản chất của con để học hỏi, khám phá và phát triển. Vậy khi nào thì chẩn đoán trẻ bị tăng động sẽ chính xác hơn?
Khi nói đến tăng động, chúng ta cần phân biệt được trẻ đang có quá nhiều năng lượng nên hoạt động không ngừng nghỉ hay trẻ thật sự bị ảnh hưởng bởi một hội chứng về thần kinh.
Nếu trẻ hoạt bát và khó ngồi yên, chúng có thể đang có một số dấu hiệu của rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Nhưng nếu trẻ cũng có khả năng kiểm soát được những xung động và cảm xúc của mình, chú ý và phản ứng thích hợp ở trường, ở nhà, thì trẻ có thể chỉ là một cá nhân tràn đầy năng lượng. Con không bị ảnh hưởng bởi ADHD.
Mặc dù các triệu chứng cốt lõi để xác định ADHD có thể bao gồm tăng động cùng với bốc đồng và thiếu chú ý. Nhưng, không phải tất cả trẻ em và người lớn mắc ADHD đều biểu hiện những triệu chứng này theo cùng một cách hoặc ở cùng một mức độ.
Bạn chắc chắn sẽ thấy những thay đổi trong cách các triệu chứng biểu hiện khi một cá nhân di chuyển, qua các giai đoạn khác nhau của cuộc đời.
Sẽ rất khó để chẩn đoán trẻ mắc ADHD ở độ tuổi dưới 4. Vì sự khó tập trung hoặc tập trung trong thời gian ngắn, tính bốc đồng, hay cáu gắt và mức độ hoạt động cao là những điều thường thấy ở trẻ, trong các giai đoạn phát triển nhất định. Rất nhiều trẻ trải qua khủng hoảng tuổi lên 2 và không phải tất cả đều mắc ADHD.
Việc chẩn đoán một đứa trẻ bị tăng động giảm chú ý không chỉ phụ thuộc vào triệu chứng của trẻ. Điều này còn vào thời gian và môi trường mà những triệu chứng đó thể hiện.
Thông thường, các chuyên gia sẽ dựa vào biểu hiện kéo dài ít nhất 6 tháng của một đứa trẻ ở nhiều môi trường khác nhau để chẩn đoán trẻ có bị mắc hội chứng tăng động giảm chú ý hay không.
Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc trẻ, nếu bạn nhận thấy ngoài hiếu động, con gặp khó khăn hoặc vấn đề nghiêm trọng trong việc ăn, ngủ, chơi, thì lúc này con cũng cần được đưa đến gặp bác sĩ để được thăm khám.
>>>>>Xem thêm: Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh – căn bệnh phổ biến gây nhiều áp lực cho các bậc cha mẹ
Trẻ sơ sinh bị tăng động là một tình trạng mà không bậc cha mẹ nào muốn xảy ra ở con mình. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, mọi đứa trẻ từ lúc mới sinh ra đều liên tục vận động để phát triển cũng như khám phá thế giới xung quanh. Với các hội chứng về thần kinh đang ngày càng phổ biến ở trẻ nhỏ hiện nay, nhiều bậc cha mẹ bị quá lo lắng và đôi khi dễ dàng “liệt” con mình vào một trong những dạng ấy, dù rằng con chỉ mơi ở độ tuổi nhỏ nhất – độ tuổi sơ sinh. Tuy nhiên, trước khi tự kết luận, chúng ta cần hiểu rõ về các hội chứng này. Việc chẩn đoán cần đến từ các chuyên gia và phải trải qua một khoảng thời gian cũng như các yếu tố liên quan nhất định. Vì vậy, bạn đừng quá lo lắng mà ảnh hưởng đến việc chăm sóc trẻ nhé.
Theo Mind Moves & Medical News Today
Lily Nguyễn lược dịch