Thực đơn cho bé 1 tuổi chậm tăng cân có lẽ là chủ đề mà các mẹ có con ở độ tuổi này rất quan tâm. Vì ở giai đoạn này, trẻ còn đang làm quen với thực phẩm. Lượng ăn cũng như cân nặng lúc này của con chưa tăng được nhiều nên có thể khiến bạn sốt ruột. Tuy vậy, thực tế bạn không cần quá lo lắng. Bạn chỉ cần đưa những món ăn với nguyên liệu đa dạng, phong phú vào thực đơn để kích thích trẻ hứng thú với việc ăn uống.
Bạn đang đọc: Thực đơn cho bé 1 tuổi chậm tăng cân mẹ cần thêm những món ăn nào
Chúng ta cũng đều biết rằng mỗi bé sẽ có khẩu vị và sở thích ăn uống khác nhau. Một thực đơn cố định đôi khi có thể khó áp dụng cho bé. Dưới đây là một số gợi ý món ăn mà bạn có thể linh động chế biến và cho trẻ dùng.
Contents
1. Khi nào bé được xem là chậm tăng cân
Một đứa trẻ thường sẽ tăng gấp đôi cân nặng so với lúc sinh khi được 4-6 tháng tuổi. Và số cân nặng này sẽ tăng gấp 3 khi con được khoảng 13 (đối với bé trai) đến 15 tháng tuổi (đối với bé gái).
Theo Tổ chức Y tế thế giới thì trẻ có tốc độ tăng cân thấp hơn phần lớn trẻ cùng giới tính ở cùng độ tuổi được xem là chậm tăng cân.
Trên thực tế, mỗi trẻ có đặc điểm phát triển với tốc độ riêng. Việc đánh giá sẽ dựa trên một số lượng trẻ được lấy làm mẫu chung nhất định không phụ thuộc vào màu da hay quốc tịch.
Bạn có thể dựa vào các bảng mẫu chuẩn của WHO để theo dõi mức độ tăng trưởng về cân nặng của trẻ có nằm trong ngưỡng bình thường hay không.
Tỉ lệ % tăng cân theo tuổi của bé gái 0-24 tháng, tiêu chuẩn của WHO
Tỉ lệ % tăng cân theo tuổi của bé trai 0-24 tháng, tiêu chuẩn của WHO
Cũng giống như người lớn, mỗi em bé cũng có chiều cao, cân nặng khác nhau từ lúc sinh ra. Các biểu đồ tăng trưởng cho thấy điều này bằng cách sử dụng phần trăm.
Ví dụ:
- Cân nặng em bé của bạn ở đường phần trăm thứ 50. Điều này nghĩa là có 50% trẻ cùng độ tuổi, giới tính nhẹ cân hơn bé. Và 50% trẻ cùng độ tuổi, giới tính với bé nặng cân hơn.
- Cân nặng em bé của bạn ở đường phần trăm thứ 5. Điều này nghĩa là bé nhẹ hơn 95% trẻ khác ở cùng độ tuổi và giới tính.
- Cân nặng em bé của bạn ở đường phần trăm thứ 90. Điều này nghĩa là bé nặng hơn 90% bé khác ở cùng độ tuổi và giới tính.
Một số trẻ sẽ luôn nhẹ cân hơn và một số trẻ khác lại luôn nặng cân hơn. Điều quan trọng là đường cong tăng trưởng của bé luôn đi lên. Bạn hãy theo dõi cân nặng của con và vẽ sơ đồ để xem bé có nằm trên đường cong tăng trưởng bình thường hay không.
2. Thực đơn cho bé 1 tuổi chậm tăng cân nên thêm những món ăn nào
Tìm hiểu thêm: Ăn gì sau sinh – những chia sẻ rất hữu ích cho kế hoạch ăn uống của bạn
Bạn có thể thay đổi và đưa một số món ăn giàu dinh dưỡng sau vào thực đơn cho bé 1 tuổi chậm tăng cân nhà mình:
Món ăn dành cho bữa chính:
- Các loại súp cho thêm kem.
- Các món rau củ hầm.
- Các món từ khoai tây và phô mai hay kem như: khoai tây nghiền, khoai tây đút lò,…
- Các món ăn chế biến từ cá béo (ví dụ như cá hồi ) như: cháo cá, súp cá, cá áp chảo,…
- Các món ăn chế biến từ phần thịt có mỡ (ví dụ như thịt sườn) như: thịt viên, thịt hầm rau củ, cháo thịt…
Món ăn nhẹ:
- Các loại trái cây (ví dụ như táo, chuối) phết bơ các loại hạt.
- Các loại trái cây mềm trộn sữa chua (làm từ sữa nguyên kem) hoặc phô mai cắt lát.
- Các loại sinh tố sử dụng sữa tươi nguyên kem, sữa chua Hy Lạp và bơ đậu phộng.
- Bánh muffin hoặc bánh ngũ cốc tự làm.
- Phô mai nướng.
- Các loại bánh pudding.
3. Một số bí quyết dùng trong thực đơn cho bé 1 tuổi chậm tăng cân
Bên cạnh các món ăn thơm ngon, giàu dinh dưỡng để giúp trẻ hào hứng hơn đối với việc ăn uống, bạn có thể áp dụng một số bí quyết sau:
- Thêm bơ, dầu thực vật như dầu hạt cải hay dầu ô liu vào thức ăn của bé.
- Thêm một lớp mỏng bơ các loai hạt như bơ đậu phộng hay hạnh nhân lên bánh quy, bánh mì hay pancake của bé.
- Thêm kem vào các món súp, sinh tố, khoai tây nghiền hay rau củ hầm dành cho bé.
- Thêm nước sốt phô mai tự làm vào rau củ hay trái cây của bé.
- Cho bé uống nước vào cuối bữa ăn. Vì nước hay chất lỏng khác có thể làm bé bị đầy bụng nhanh chóng.
4. Khi nào bạn nên lo lắng về tình trạng chậm tăng cân của trẻ
Dù việc trẻ chậm tăng cân là đặc điểm phát triển riêng của trẻ hay của độ tuổi thì nó đều dễ dàng khiến bạn lo lắng. Tuy nhiên, nếu đường tăng trưởng về cân nặng của trẻ luôn đi lên một cách đều đặn, kết hợp cùng các yếu tố sau:
- Trẻ ăn uống, ngủ nghỉ, chơi đùa bình thường.
- Trẻ đạt các mốc phát triển về kỹ năng.
- Trẻ đi vệ sinh bình thường.
- Trẻ có màu da và hệ cơ khỏe mạnh.
Bạn cần theo dõi và đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn nếu đường tăng trưởng về cân nặng của con đi lên chậm hoặc không ổn định, kết hợp cùng các yếu tố:
- Trẻ bị nôn mửa hay tiêu chảy thường xuyên.
- Trẻ bị mệt mỏi thường xuyên.
- Trẻ không đạt được các mốc phát triển về kỹ năng tương ứng với độ tuổi.
- Trẻ có bất kì biểu hiện bất thường nào khác.
Thực đơn cho bé 1 tuổi chậm tăng cân với những món ăn giàu dinh dưỡng trên hy vọng sẽ giúp mẹ có thêm lựa chọn để tăng cường dinh dưỡng cho con. Tuy nhiên, bạn vẫn cần luu ý rằng trẻ ở độ tuổi này vẫn đang ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Bên cạnh cân nặng, con còn cần đạt được các mốc phát triển quan trọng khác. Vì vậy, bạn không nên quá lo lắng, từ đó gây áp lực lên trẻ và chính bản thân mình.
Đặc biệt, sẽ rất nguy hiểm nếu bạn ép trẻ về vấn đề ăn uống khi còn quá sớm ở độ tuổi lên 1 này. Vì đây là giai đoạn trẻ vừa học vừa dần hình thành thói quen ăn uống lành mạnh . Nó có ảnh hưởng đến nhiều mặt cuộc sống của trẻ sau này. Chính vì vậy, bạn hãy kiên nhẫn, đừng quá chú trọng đến cân nặng mà làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhé.
>>>>>Xem thêm: Vitamin D cho trẻ sơ sinh và những điều mẹ nên biết
Hy vọng với chia sẻ này, thực đơn cho bé 1 tuổi chậm tặng cân cũng không còn là “gánh nặng” với bạn nữa. Bạn hãy chú ý đến sự phát triển toàn diện của trẻ, có sự điều chỉnh hợp lý. Trong những trường hợp cần thiết, bạn có thể trao đổi vói chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sỹ về tình trạng của con để thêm phần yên tâm.
Theo Pregnancy Birth Baby, Up to Date & Verywell Family
Lily Nguyễn tổng hợp