Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng có lẽ tiếp tục là chủ đề các cha mẹ có con đang tuổi ăn dặm rất quan tâm. Vì lúc này, bé đã trải qua một khoảng thời gian được trải nghiệm với các loại thực phẩm khác nhau. Và cũng vì việc cho bé ăn gì để đổi vị nhưng vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng – có thể khiến mẹ phải mất nhiều thời gian để suy nghĩ và chọn lọc. Để giúp mẹ có thêm ý tưởng cho thực đơn ăn dặm của bé, chúng ta hãy cùng tham khảo một số chia sẻ hay về thực đơn cho bé 9 tháng như dưới đây.
Bạn đang đọc: Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng và đầy đủ những thông tin hữu ích cho mẹ
Trước tiên chúng ta hãy cùng xem lượng và loại thức ăn phù hợp cho bé 9 tháng là như thế nào, để chuẩn bị thực đơn cho con được tốt hơn nhé.
Contents
- 1 1. Bé 9 tháng ăn bao nhiêu là đủ?
- 2 2. Những loại thực phẩm tốt nhất cho bé 9 tháng tuổi
- 3 3. Thực đơn ăn dặm mẫu cho bé 9 tháng
- 4 4. Những loại thực phẩm cần tránh đối với bé 9 tháng
- 5 5. Một số công thức nấu món ăn dặm cho bé 9 tháng bạn có thể tham khảo
- 6 6. Một số lưu ý dành cho bạn
1. Bé 9 tháng ăn bao nhiêu là đủ?
Bạn có thể thấy bị áp lực khi nghĩ về việc tìm và chế biến món mới cho trẻ cũng như đong đếm xem cho trẻ ăn bao nhiêu. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ một số điểm sau:
- Bao tử của trẻ 9 tháng tuổi vẫn còn rất nhỏ và không mất nhiều thời gian hay thức ăn để làm đầy chúng.
- Khi ăn dặm, dù trẻ không thể tiêu thụ được tất cả các loại thực phẩm như người lớn, nhưng chúng lại rất hứng thú khi vị giác được thử những mùi vị mới.
- Vị giác của trẻ vẫn đang phát triển nên trẻ không phải sẽ thích tất cả những loại thực phẩm khác nhau mà bạn cho trẻ ăn. Một số bé có thể thích rau, một số lại thích trái cây, số khác lại thích kết cấu nhuyễn hay lợn cợn của món ăn. Việc thử và sai trong giai đoạn này là rất quan trọng để xác định được sở thích của bé.
- Không có quy tắc vàng trong việc cho trẻ ăn món gì hay lượng bao nhiêu, điều đó phụ thuộc vào bạn và trẻ. Bạn chỉ cần lưu ý về kết cấu thức ăn cũng như một số loại thực phẩm nên tránh dùng cho trẻ dưới 1 tuổi.
- Bạn đừng quá căng thẳng hay tạo áo lực lên bạn, lên trẻ và lên cả đồ ăn. Hãy cố gắng giữ cho các món ăn được bổ dưỡng và tự nhiên nhất có thể.
- Trẻ vẫn đang nhận được nguồn dinh dưỡng chủ yếu từ sữa mẹ hoặc sữa công thức, vì vậy 3 bữa ăn một ngày dành cho trẻ là đủ.
2. Những loại thực phẩm tốt nhất cho bé 9 tháng tuổi
Em bé của bạn có thể chịu khám phá hay trở nên kén chọn trong việc ăn uống – phụ thuộc rất nhiều vào những gì bé được ăn trong giai đoạn làm quen với thực phẩm này. Vì vậy bạn hãy lựa chọn thực phẩm đa dạng cho con. Cụ thể những loại bạn có thể cho bé 9 tháng thử qua:
2.1. Trái cây
Bạn có thể cho trẻ thử các loại trái cây như việt quất, dưa, nam việt quất, chà là, sung, anh đào và trái cây họ cam chanh. Bạn nên nấu chín, nghiền hoặc xay nhuyễn trái cây trước khi cho trẻ ăn.
2.2. Rau
Bông cải xanh, măng tây, khoai tây, cà tím, súp lơ, khoai tây nghiền, hành tây, rau mùi tây,…nấu và nghiền, tất cả đều bổ dưỡng và là lựa chọn thực phẩm tuyệt vời dành cho bé.
2.3. Thịt và trứng
Bạn có thể cho trẻ 9 tháng tuổi ăn trứng, thịt gà, cá làm sạch và nấu chín kỹ.
2.4. Nước và nước ép trái cây
Hệ tiêu hóa của bé vẫn đang phát triển, vì vậy bạn hãy cho bé uống nước chín và nước trái cây bạn tự ép tại nhà (không đường) thay vì nước trái cây đóng hộp.
2.5. Phô mai và các sản phẩm từ sữa khác
Bạn có thể cho trẻ thử một lượng nhỏ phô mai tiệt trùng, sữa chua hoặc bơ. Khi chọn mua những loại này, bạn hãy lưu ý hướng dẫn về độ tuổi trên bao bì sản phẩm.
2.6. Ngũ cốc
Hạt quinoa, kê, mì làm từ lúa mì nguyên cám, gạo và bột yến mạch là những lựa chọn ngon miệng cho bé.
2.7. Sản phẩm từ ngũ cốc
Trẻ có thể thử bánh mỳ, bánh quy, bánh mỳ sandwitch làm từ ngũ cốc nguyên cám.
2.8. Các loại đậu
Đậu nghiền và súp từ các loại đậu là những món rất bổ dưỡng dành cho trẻ.
2.9. Gia vị
Khi vị giác của trẻ đã được “tăng cấp”, thực đơn ăn dặm cho bé có thể sử dụng gia vị . Bạn hãy thử sử dụng một lượng nhỏ đinh hương, rau mùi tây, hạt mù tạt, hạt cây thì là, hạt nhục đậu khấu, lá cà ri, quế, thảo quả, lá nguyệt quế, nghệ, tỏi, hành khi nấu đồ ăn cho trẻ.
Dưới đây là một số ý tưởng về món ăn cho bé 9 tháng bạn có thể tham khảo, chúng ta hãy cùng xem nhé.
3. Thực đơn ăn dặm mẫu cho bé 9 tháng
3.1. Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng – tuần 1
3.1.1 Bữa ăn ngày 1
- Bữa sớm: sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa sáng: bánh pudding bột mì
- Bữa giữa sáng và trưa: sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa trưa: súp hạt kê và đậu xanh
- Bữa chiều: sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa tối: súp đậu lăng – khoai lang
3.1.2. Bữa ăn ngày 2
- Bữa sớm: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa sáng: Bánh dhokla ăn với bơ
- Bữa giữa sáng và trưa: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa trưa: Súp hạt kê và đậu xanh
- Bữa chiều: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa tối: Súp đậu xanh – hạt kê
3.1.3. Bữa ăn ngày 3
- Bữa sớm: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa sáng: Bánh lúa mạch và bột đậu
- Bữa giữa sáng và trưa: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa trưa: Súp nấm, củ cải đường, bông cải xanh
- Bữa chiều: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa tối: Súp đậu lăng – khoai lang
3.1.4. Bữa ăn ngày 4
- Bữa sớm: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa sáng: Khoai lang và bột gạo
- Bữa giữa sáng và trưa: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa trưa: Bí ngô và rau bina xay
- Bữa chiều: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa tối: Bánh mì chấm súp đậu xanh – cà rốt
3.1.5. Bữa ăn ngày 5
- Bữa sớm: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa sáng: Chuối nghiền
- Bữa giữa sáng và trưa: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa trưa: Bánh gạo và bơ
- Bữa chiều: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa tối: Súp đậu lăng – rau bina
3.1.6. Bữa ăn ngày 6
- Bữa sớm: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa sáng: Lòng đỏ trứng luộc hoặc váng sữa
- Bữa giữa sáng và trưa: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa trưa: Khichdi (gạo nấu đậu lăng) với rau bina
- Bữa chiều: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa tối: Súp hạt kê và đậu xanh
3.1.7. Bữa ăn ngày 7
- Bữa sớm: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa sáng: Chuối nghiền
- Bữa giữa sáng và trưa: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa trưa: Bánh mì chấm súp đậu
- Bữa chiều: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa tối: Cơm nấu lòng đỏ trứng hoặc đậu lăng
3.2. Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng – tuần 2
3.2.1. Bữa ăn ngày 1
- Bữa sớm: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa sáng: Bánh dhokla ăn với bơ
- Bữa giữa sáng và trưa: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa trưa: Khoai tây nấu với bột gạo và phô mai
- Bữa chiều: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa tối: Súp gạo, cà chua, bí ngô
3.2.2. Bữa ăn ngày 2
- Bữa sớm: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa sáng: Bánh lúa mạch và bột đậu
- Bữa giữa sáng và trưa: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa trưa: Khoai tây nấu phô mai
- Bữa chiều: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa tối: Súp cà chua, đậu lăng đỏ
3.2.3. Bữa ăn ngày 3
- Bữa sớm: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa sáng: Lòng đỏ trứng luộc hoặc váng sữa
- Bữa giữa sáng và trưa: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa trưa: Cháo gạo – cà rốt
- Bữa chiều: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa tối: Hạt kê nấu đậu xanh và khichdi (đậu lăng nấu gạo)
3.2.4. Bữa ăn ngày 4
- Bữa sớm: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa sáng: Táo xay rắc lúa miến bung
- Bữa giữa sáng và trưa: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa trưa: Bánh bột hỗn hợp các loại hạt
- Bữa chiều: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa tối: Đậu lăng nấu gạo (khichdi)
3.2.5. Bữa ăn ngày 5
- Bữa sớm: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa sáng: Đào hoặc táo nghiền
- Bữa giữa sáng và trưa: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa trưa: Bơ + khoai lang nghiền rắc bột bỏng gạo
- Bữa chiều: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa tối: Hạt kê nấu bơ sữa
3.2.6. Bữa ăn ngày 6
- Bữa sớm: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa sáng: Hồng xiêm hoặc chuối nghiền
- Bữa giữa sáng và trưa: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa trưa: Hạt kê nấu đậu triều xay trộn cơm nghiền
- Bữa chiều: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa tối: Cháo gạo – quả bầu
3.2.7. Bữa ăn ngày 7
- Bữa sớm: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa sáng: Cháo yến mạch
- Bữa giữa sáng và trưa: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa trưa: Bánh mì chấm súp đậu
- Bữa chiều: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa tối: Súp cà chua, bí ngô
3.3. Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng – tuần 3
3.3.1. Bữa ăn ngày 1
- Bữa sớm: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa sáng: Lòng đỏ trứng luộc hoặc váng sữa
- Bữa giữa sáng và trưa: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa trưa: Bánh bột hỗn hợp các loại hạt
- Bữa chiều: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa tối: Bí ngô, rau bina xay rắc bỏng gạo
3.3.2. Bữa ăn ngày 2
- Bữa sớm: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa sáng: Cháo hạt kê
- Bữa giữa sáng và trưa: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa trưa: Súp cà rốt, củ cải đường, rau mùi
- Bữa chiều: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa tối: Súp đậu lăng, rau bina + cháo gạo
3.3.3. Bữa ăn ngày 3
- Bữa sớm: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa sáng: Chuối nghiền
- Bữa giữa sáng và trưa: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa trưa: Khoai tây nấu phô mai
- Bữa chiều: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa tối: Hạt kê, đậu triều xay
3.3.4. Bữa ăn ngày 4
- Bữa sớm: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa sáng: Bánh gạo và bơ
- Bữa giữa sáng và trưa: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa trưa: Hạt kê nấu bơ sữa
- Bữa chiều: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa tối: Súp cà rốt, củ cải đường rắc bột bỏng gạo
Tìm hiểu thêm: Biểu đồ tăng trưởng của trẻ dưới 1 tuổi các mẹ nên biết
3.3.5. Bữa ăn ngày 5
- Bữa sớm: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa sáng: Bánh lúa mạch và bột đậu
- Bữa giữa sáng và trưa: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa trưa: Bánh mì chấm súp cà chua, đậu lăng đỏ
- Bữa chiều: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa tối: Khoai tây nghiền váng sữa
3.3.6. Bữa ăn ngày 6
- Bữa sớm: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa sáng: Sinh tố yến mạch táo
- Bữa giữa sáng và trưa: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa trưa: Khoai lang + bột gạo
- Bữa chiều: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa tối: Đậu lăng nấu gạo
3.3.7. Bữa ăn ngày 7
- Bữa sớm: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa sáng: Bánh pudding chuối
- Bữa giữa sáng và trưa: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa trưa: Cháo gạo cà rốt
- Bữa chiều: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa tối: Súp củ cải đường, bông cải xanh, nấm
3.4. Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng – tuần 4
3.4.1. Bữa ăn ngày 1
- Bữa sớm: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa sáng: Táo xay rắc bỏng gạo
- Bữa giữa sáng và trưa: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa trưa: Cháo gạo, quả bầu
- Bữa chiều: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa tối: Khoai tây nghiền trộn bỏng gạo nghiền
3.4.2. Bữa ăn ngày 2
- Bữa sớm: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa sáng: Bánh gạo với súp đậu lăng không cay
- Bữa giữa sáng và trưa: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa trưa: Súp hạt kê, lúa mì, bí ngô
- Bữa chiều: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa tối: Khoai tây nghiền phô mai
3.4.3. Bữa ăn ngày 3
- Bữa sớm: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa sáng: Bún xào rau củ
- Bữa giữa sáng và trưa: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa trưa: Bí ngô, rau bina xay rắc bòng gạo
- Bữa chiều: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa tối: Khoai tây nghiền phô mai
3.4.4. Bữa ăn ngày 4
- Bữa sớm: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa sáng: Bánh bột hỗn hợp các loại hạt
- Bữa giữa sáng và trưa: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa trưa: Súp lúa mạch lứt, đậu ve
- Bữa chiều: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa tối: Súp đậu lăng, khoai lang
3.4.5. Bữa ăn ngày 5
- Bữa sớm: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa sáng: Súp bột ragi
- Bữa giữa sáng và trưa: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa trưa: Súp lúa mạch lứt, đậu ve
- Bữa chiều: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa tối: Đậu xanh nấu gạo, hạt kê
3.4.6. Bữa ăn ngày 6
- Bữa sớm: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa sáng: Táo xay rắc bỏng gạo
- Bữa giữa sáng và trưa: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa trưa: Khoai lang + bột gạo
- Bữa chiều: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa tối: Bánh mì chấm súp rau bina xay, phô mai
3.4.7. Bữa ăn ngày 7
- Bữa sớm: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa sáng: Cháo yến mạch, táo
- Bữa giữa sáng và trưa: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa trưa: Bánh mì chấm súp đậu
- Bữa chiều: Sữa mẹ/ sữa công thức
- Bữa tối: Bánh mì chấm súp đậu
Lưu ý : Một số món ăn dặm trong bảng tham khảo trên là món ăn đặc trưng của Ấn Độ, bạn có thể thay bằng những nguyên liệu, cách nấu phù hợp với địa phương và gia đình bạn cũng như yêu cầu, sở thích của bé.
4. Những loại thực phẩm cần tránh đối với bé 9 tháng
Khi chế biến đồ ăn dặm cho bé, việc chọn nguyên liệu tươi và sạch rất quan trọng vì nó giúp bé cảm nhận được mùi vị của thực phẩm một cách chính xác nhất. Bên cạnh đó, bạn hãy chú ý đến kết cấu thức ăn mà bé thích để áp dụng cho những bữa ăn sau này của bé. mặc dù bạn đã có thể cho bé cùng ngồi trong bữa ăn gia đình, nhưng hãy cẩn thận tránh cho bé ăn những loại thực phẩm sau:
4.1. Mật ong
Mật ong chứa vi khuẩn có thể gây hại cho đường tiêu hóa của bé, và trong một số trường hợp hiếm gặp, dẫn đến hội chứng ngộ độc ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, mật ong còn gây hại cho những chiếc răng mới mọc của bé.
4.2. Một số loại cá
Mặc dù cá rất giàu dinh dưỡng, nhưng có một số loại bạn cần tránh cho bé ăn như: cá mập, cá kiếm và cá marlin vì chúng chứa hàm lượng thủy ngân cao, có thể gây hại cho hệ thần kinh của bé. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế sử dụng các loại động vật có vỏ để tránh nguy cơ ngộ độc cho bé.
4.3. Các loại hạt nguyên hột
Bạn nên tránh cho trẻ ăn nguyên hạt các loại như đậu phộng, hạnh nhân,… cho đến khi trẻ được 5 tuổi để tránh nguy cơ trẻ dễ bị hóc .
4.4. Đường
Đường và các loại thực phẩm có đường như bánh kẹo, kem,…gây hại cho quá trình mọc răng cũng như ảnh hưởng đến thói quen ăn uống lành mạnh của trẻ sau này.
4.5. Muối
Bạn không nên thêm muối vào thức ăn dặm của bé 9 tháng vì nó gây hại cho thận của bé. Bạn cũng nên tránh cho bé ăn những loại thực phẩm chế biến sẵn vì chúng thường chứa nhiều muối.
4.6. Trái cây họ cam chanh
Một số bé khá nhạy cảm và có thể bị đau do ảnh hưởng từ tính a xít của những loại trái cây họ cam chanh. Tuy nhiên, bạn có thể thêm một vài giọt chanh khi chế biến đồ ăn dặm cho bé.
4.7. Đậu phộng và các loại hạt
Ngoài nguy cơ gây hóc nghẹn, các loại hạt đặc biệt là đậu phộng có thể gây dị ứng cho bé. Vì vậy, bạn chỉ nên bắt đầu giới thiệu một lượng nhỏ khi bé trên 1 tuổi.
4.8. Sữa nguyên kem
Sữa nguyên kem có thể gây ra một số vấn đề cho hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ đặc biệt là giảm hấp thụ sắt gây thiếu máu ở trẻ.
5. Một số công thức nấu món ăn dặm cho bé 9 tháng bạn có thể tham khảo
Bạn có thể tham khảo một số công thức nấu món ăn dặm cho bé 9 tháng như sau:
5.1. Bí ngô xay
5.1.1. Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị
- Một miếng bí ngô nhỏ
- Một chén nước, nước hầm rau củ hoặc sữa mẹ
5.1.2. Cách làm
- Bạn bỏ vỏ, hột và cắt nhỏ bí ngô sau đó xay nhuyễn với nước hoặc nước hầm rau củ.
- Bạn nấu hỗn hợp trên trong vòng 10-15 phút. Trong khi nấu, bạn có thể cho thêm nước hoặc sữa mẹ để có độ đặc như ý.
5.2. Hạt quinoa và chuối nghiền
5.2.1. Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị
- ½ quả chuối
- Bột quế
- 3 thìa canh hạt quinoa nấu chín (bạn nấu hạt quinoa với nước trong vòng 10-12 phút)
- 1 thìa canh sữa chua làm từ sữa nguyên kem
5.2.2. Cách làm
- Bạn nghiền ½ quả chuối sau đó cho hạt quinoa đã nấu và yogurt vào trộn đều.
- Bạn có thể cho thêm bột quế để tăng hương vị cho món ăn.
- Món này có thể dùng lạnh hoặc ở nhiệt độ phòng.
5.3. Bánh kếp yến mạch
5.3.1. Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị
- ¼ chén yến mạch
- 1 trái chuối cỡ vừa
- ¼ ly sữa
5.3.2. Cách làm
- Bạn nghiền nhuyễn chuối, thêm sữa vào trộn đều sau đó thêm yến mạch vào và trộn cho hỗn hợp quyện đều.
- Bạn làm nóng chảo, cho vào vài giọt dầu rồi cho 3-4 thìa canh hỗn hợp trên vào chảo chiên khoảng 30 giây rồi lật bánh lại chiên vàng.
- Bạn cho bé ăn khi bánh còn hơi ấm.
5.4. Súp rau củ
5.4.1. Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị
- ½ củ cà rốt cắt nhỏ
- 3-4 quả đậu ve cắt nhỏ
- 10 hạt đậu hà lan
- ½ quả cà chua cắt nhỏ
- ½ củ khoai tây gọt vỏ cắt nhỏ
- ½ muỗng canh bơ ghee (bơ sữa trâu lỏng)
- Một chút tiêu
- Một chút bột hạt thì là
5.4.2. Cách làm
- Bạn nấu các loại rau củ trên trong nồi áp suất với 2-3 chén nước trong khoảng 15 phút, sau đó để nguội và xay nhuyễn.
- Bạn nấu hỗn hợp đã xay nhuyễn trên (thêm nước nếu cần) và rắc thêm tiêu, bột hạt thì là để tăng hương vị.
- Bạn có thể cho trẻ ăn khi súp còn ấm.
6. Một số lưu ý dành cho bạn
Ngoài những lưu ý thông thường đối với trẻ ăn dặm, bạn hãy thêm vào danh sách những điều sau khi chuẩn bị món ăn cho bé 9 tháng:
- Bạn không bao giờ nên ép trẻ ăn.
- Khi chuẩn bị đồ ăn cho bé, bạn hãy tuân thủ theo hướng dẫn trên bao bì đựng nguyên liệu cũng như muỗng đo đi kèm.
- Bạn nên cho trẻ ăn lỏng khi bắt đầu và tăng dần độ đặc của đồ ăn theo khả năng nuốt của bé. Thức ăn quá đặc có thể khiến dạ dày của bé khó chịu trong khi thức ăn lỏng sẽ làm trẻ mau bị đói.
- Một số trẻ có thể ăn ít hơn vào một số ngày, điều này là bình thường. Tuy nhiên nếu trẻ ăn quá ít liên tục trong vài ngày trở lên, bạn hãy đưa con đến bác sỹ để được kiểm tra và hướng dẫn thêm.
- Trẻ có thể ăn ít hơn trong giai đoạn mọc răng hay trẻ cảm thấy không khỏe. Khi đó, bạn hãy cho trẻ bú mẹ hoặc bú sữa công thức nhiều hơn. Bạn có thể giới thiệu lại các loại thực phẩm khi trẻ trở lại bình thường.
- Bạn hãy ngừng cho trẻ ăn nếu con bị tiêu chảy.
- Bạn có thể thay đổi hương vị của món ăn bằng các loại gia vị tự nhiên như quế, lá cà ri, nước chanh, bột hạt thì là,…nếu trẻ không chấp nhận món ăn ban đầu.
- Nếu trẻ bị dị ứng với các loại hạt, gluten hoặc trứng, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi cho trẻ ăn bất kỳ loại thực phẩm nào có thể chứa chúng.
>>>>>Xem thêm: Tổ chức tiệc sinh nhật cho bé 1 tuổi vui mà không tốn kém
Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng như lịch trình trên có thể được sử dụng và điều chỉnh sao cho phù hợp với hoàn cảnh của bạn cũng như yêu cầu và sở thích của trẻ. Thời gian trôi rất nhanh và chẳng mấy chốc em bé 9 tháng của bạn sẽ biết đi, biết chạy và việc ăn uống cũng thay đổi theo. Vì vậy bạn hãy tận dụng thời gian này để giới thiệu những loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe với trẻ, nhằm tạo cho con thói quen ăn uống lành mạnh và nền tảng vững chắc để con phát triển sau này.
Theo FirstCry Parenting
Lily Nguyễn lược dịch