Ăn dặm cho bé sao cho suôn sẻ là điều mẹ nào cũng mong muốn. Để quá trình này không phải là thử thách làm cả mẹ và bé căng thẳng, dưới đây là 4 lưu ý cơ bản nhất định mẹ cần nắm. Tuân thủ ngay từ khi bắt đầu tập cho con những điều này, chắc chắn mẹ và bé sẽ cùng trải qua một quá trình ăn dặm có kết quả tốt, cũng như nhận thêm nhiều niềm vui.
Bạn đang đọc: Ăn dặm cho bé và 4 lưu ý cơ bản mẹ nào cũng cần nắm
Contents
1. Ăn dặm ở thời gian đầu chủ yếu để tập làm quen với thực phẩm khác ngoài sữa mẹ
Ăn dặm ở giai đoạn bắt đầu chủ yếu để bé tập làm quen với thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Ăn dặm chỉ bổ sung một phần chất dinh dưỡng, và quan trọng nhất vẫn là sữa mẹ. Đây là 2 điều quan trọng nhất mẹ cần ghi nhớ để không tạo áp lực cho mình hay cho trẻ.
Trong ít nhất 6 tháng đầu đời, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính cho bé không có thực phẩm nào thay thế được vai trò này.
Như vậy, việc tập cho bé ăn dặm ở giai đoạn đầu tiên không quyết định hoàn toàn đến việc phát triển thể chất của bé nhờ dinh dưỡng, nên mẹ không tạo áp lực cho bản thân hay cho bé ở giai đoạn này nhé.
2. Các nhóm dinh dưỡng cơ bản dành cho bé ăn dặm
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa, các tổ chức y tế sức khỏe trên thế giới cũng khuyến khích việc trẻ sơ sinh nên được bú mẹ hoàn toàn trong giai đoạn từ 0 – 6 tháng. Vì sữa mẹ rất tốt cho con, chứa tất cả các thành phần dinh dưỡng, phù hợp lượng nhu cầu con cần mỗi ngày. Sau giai đoạn 6 tháng thì ngoài sữa mẹ, bé có thể bắt đầu tập làm quen với các loại thực phẩm dinh dưỡng khác như bột, cháo, nước trái cây và sữa công thức.
- Bột hay cháo ăn dặm cho bé bao gồm 4 nhóm dinh dưỡng cơ bản sau: bột đường, béo, đạm, rau củ và trái cây.
- Đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua, đậu…): một phần bột cần một muỗng canh loại thức ăn giàu đạm.
- Tinh bột (gạo, mì, bắp, khoai… ): cung cấp phần lớn nhu cầu năng lượng cho bé, hơn phân nửa nhu cầu về đạm và vitamin mà cơ thể bé cần.
- Rau xanh : các loại rau không chỉ cung cấp vitamin, sắt, các khoáng chất cần thiết cho cơ thể, mà còn cung cấp chất xơ giúp bé tránh được táo bón. Mỗi phần bột của trẻ các mẹ nên cho 2 – 3 muỗng canh rau.
- Dầu mỡ : rất cần cho sự phát triển não bộ của bé, cung cấp nhiều năng lượng, giúp hấp thu các vitamin tan trong chất béo đồng thời làm cho chén bột mềm, bé sẽ dễ nuốt hơn. Mỗi chén bột mẹ nên cho 1 muỗng thìa cà phê dầu ăn cho bé.
Tìm hiểu thêm: Top 20 tên con gái hay nhất bố mẹ nên tham khảo
Ngoài ra khi con đã làm quen với việc ăn dặm một thời gian, mẹ có thể bổ sung nước ép trái cây vào bữa ăn dặm thường ngày của bé như nước cam tươi (pha loãng theo độ tuổi để axit không ảnh hưởng đến dạ dày bé), nước ép táo rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé.
3. Ăn dặm cho bé đúng cách
Trong gian đoạn này, chỉ cần bé ăn dặm ngày 1 – 2 bữa là đủ, kết hợp với sữa mẹ được bú thường xuyên. Khi vừa mới bắt đầu, mẹ cho bé ăn dặm theo quy tắc từ dạng lỏng, từ từ đặc dần, từ nhuyễn mịn đến nhuyễn rồi mới tăng độ thô. Đi theo đó là lượng thức từ ít tới nhiều, tăng dần về lượng theo nhu cầu của bé. Mỗi thực phẩm, mẹ nên tập cho con ít nhất 2-3 ngày hoặc trên 3-5 bữa. Điều này giúp bé làm quen dễ dàng hơn, phù hợp với hệ tiêu hóa, đồng thời giúp mẹ theo dõi bé có dị ứng hay không, có thích thực phẩm này hay không.
Cụ thể hơn, mẹ cho con ăn 1 ít bột lỏng, mỗi ngày 1 lần để ruột con thích nghi và tiêu hóa được tinh bột. Cứ như vậy sau 4 – 5 ngày làm quen thì mẹ khuấy bột đặc dần, 1 chén chia làm 1 – 2 cữ nhỏ, mẹ có thể cho thêm vào 1 thìa cà phê dầu (loại dầu ăn dinh dưỡng dành cho bé) cho bé dễ tiêu hóa, hấp thu tốt hơn.
Cứ thế, khi bé đã quen dần thì mẹ hãy tăng độ đặc hơn cho bột. Mẹ nên chia nhỏ bữa ăn ra và không cần phải ép bé ăn đúng suất hay đúng lượng. Khi cho bé ăn, là lúc các mẹ tìm hiểu thêm về thái độ của con có thích món ăn này hay không hoặc quá trình nuốt của bé như thế nào để có thể điều chỉnh hợp lý cho bữa ăn tiếp theo. Ngoài bột, mẹ có thể xen kẽ nhiều loại cháo phù hợp hay các loại trái cây rau củ nghiền nhuyễn để con đổi vị, có trải nghiệm phong phú về vị thực phẩm, cũng như thực phẩm đó nói chung.
4. Lưu ý khi chế biến thức ăn dặm và cho bé ăn
- Đối với phần rau mẹ nên chọn chọn phần lá, nếu là phần cuống có nhiều xơ nên phải xay thật nhuyễn. Ngoài ra thực phẩm ăn dặm của con nên là thực phẩm tươi sống, chất lượng và an toàn. Điều này đảm bảo cho hệ tiêu hóa của bé không bị ảnh hưởng, không bị nhiễm khuẩn.
- Mẹ lưu ý về thời gian chế biến thực phẩm, tùy từng loại mà có thời gian nấu phù hợp. Tránh nấu quá lâu sẽ làm hao hụt mất chất dinh dưỡng.
- Mẹ có thể dùng sữa mẹ hoặc sữa công thức như chất lỏng dinh dưỡng để làm lỏng thức ăn cho bé.
- Những bữa đầu mẹ nên nấu thật loãng để con dễ ăn. Độ đặc nên tăng dần trong các bữa sau khi hệ tiêu hóa của bé đã quen. Trong quá trình ăn, mẹ cần chú ý luôn quan sát con, khi thấy con có biểu hiện bất thường như dị ứng hoặc hóc nghẹn nên có cách xử lý đúng và mang con đến cơ sở y tế gần nhất nếu nhận thấy tình hình nghiêm trọng.
>>>>>Xem thêm: Làm sinh nhật cho bé 1 tuổi mẹ nên chuẩn bị những gì?
Ăn dặm cho bé là quá trình quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Mẹ nên nằm lòng những lưu ý cơ bản trên để con phát triển khỏe mạnh và có một hệ tiêu hóa tốt. Ăn dặm thời gian đầu chỉ là bữa ăn phụ bổ sung chất dinh dưỡng, làm quen với nguồn thức ăn bên ngoài cho con. Quan trọng nhất thời gian này vẫn là sữa mẹ, nên mẹ hãy loại bỏ các áp lực không cần thiết liên quan đến việc tập cho bé ăn dặm, để quá trình này diễn ra thật thuận lợi với cả hai mẹ con nhé.
Hạnh Sử tổng hợp