Cho bé ăn dặm với nhóm thực phẩm ra sao, cho con ăn thế nào là một phần quan trọng chúng ta không thể không bàn đến. Sau phần 1 đề cập Khái quát về ăn dặm của Healthy Child Manitoba, Chuyên mục Bé ăn dặm của Blogtretho.edu.vn tiếp tục giới thiệu phần 2 về nhóm thực phẩm và cách cho bé ăn, bạn cùng theo dõi nhé.
Bạn đang đọc: Cho bé ăn dặm và Nhóm thực phẩm mẹ tập cho con
Contents
1. Nhóm thực phẩm giàu sắt bạn nên lưu ý
Khi được 6 tháng tuổi trẻ cần được bổ sung thêm thực phẩm giàu sắt vì lượng sắt trong cơ thể trẻ bắt đầu giảm trong khi nhu cầu theo độ tuổi thì tăng lên. Bạn hãy lưu ý cách bổ sung những loại thực phẩm giàu sắt cho trẻ như dưới đây.
1.1. Đối với những loại thực phẩm giàu sắt
Khi cho trẻ ăn những loại thực phẩm giàu sắt bạn nên:
- Bạn hãy cho trẻ làm quen với một loại thực phầm một lần.
- Bạn hãy cho trẻ thử các loại thịt từ bò, heo, gà, gà tây, cá, cừu, trứng, đậu hũ, các loại đậu và các loại ngũ cốc có tăng cường thêm sắt.
- Bạn hãy cho trẻ ăn những loại cá ít xương như cá thịt trắng, cá hồi, cá ngừ trắng. Hạn chế các loại cá nước sâu như cá kiếm, cá mập, cá ngừ đỏ,…chỉ sử dụng khoảng 1 lần/ tháng vì chúng chứa hàm lượng thủy ngân cao.
- Bạn cũng hãy hạn chế các loại thịt chế biến như thịt muối, xúc xích,…vì chúng chứa nhiều muối và hàm lượng dinh dưỡng thấp.
- Bạn hãy bắt đầu cho trẻ ăn với lượng thức ăn khoảng 1-2 muỗng cà phê rồi tăng dần. Hãy để trẻ quyết định sẽ ăn bao nhiêu.
1.2. Cho trẻ ăn trứng như thế nào
- Lòng đỏ trứng rất giàu sắt, bạn có thể cho trẻ ăn cả lòng trắng lẫn lòng đỏ.
- Bạn hãy thử cho trẻ ăn trứng luộc hoặc trứng bác.
- Bạn không nên cho trẻ ăn trứng chưa được nấu chín kỹ (trứng lòng đào) hoặc trứng sống.
1.3. Cho trẻ ăn ngũ cốc có tăng cường sắt như thế nào
- Bạn hãy chọn loại ngũ cốc dành riêng cho độ tuổi của trẻ vì chúng được bổ sung nhiều sắt hơn so với ngũ cốc dành cho người lớn.
- Bạn hãy bắt đầu cho trẻ ăn từng loại ngũ cốc trước như gạo, yến mạch, hay lúa mạch sau đó mới đến ngũ cốc hỗn hợp.
- Bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì loại ngũ cốc để chế biến được đúng cách.
2. Cho trẻ ăn dặm với rau và trái cây như thế nào
Sau khi trẻ đã được làm quen với các loại thực phẩm giàu sắt, bạn có thể bổ sung thêm rau và trái cây cho con.
2.1. Cho trẻ ăn rau như thế nào
Khi cho trẻ ăn rau, bạn hãy:
- Mỗi lần cho trẻ thử chỉ một loại rau mới.
- Cho trẻ thử các loại rau khác nhau (tốt nhất là hấp hoặc luộc) như: bông cải xanh, khoai tây, các loại bí, đậu cô ve, cà rốt,…
- Cho trẻ thử cả rau tươi, đông lạnh hay đóng hộp. Đối với rau đóng hộp, bạn nên rửa qua nước để loại bỏ muối nếu có, hoặc tốt nhất bạn nên chọn loại không có muối.
Tìm hiểu thêm: Có nên cắt lông mi cho trẻ sơ sinh hay không?
2.2. Cho trẻ ăn trái cây như thế nào
Tương tự như rau, bạn cũng hãy cho trẻ ăn riêng lẻ các loại trái cây, ngoài ra bạn hãy lưu ý những điểm sau:
- Bạn hãy cho trẻ ăn những loại trái cây chín mềm, trái cây nấu hoặc trái cây đóng hộp không đường ngâm trong chính nước của loại trái cây đó (không phải si rô). Bạn hãy dùng nĩa để nghiền trái cây trước khi cho trẻ ăn.
- Một số loại trái cây bạn có thể cho trẻ thử như: chuối, lê, đào, mận, bơ, các loại quả mọng,…
- Bạn nên tránh mua những loại thực phẩm đóng gói sẵn có dán nhãn “món tráng miệng dành cho trẻ nhỏ” vì chúng chứa nhiều đường, và em bé của bạn thì không cần đường loại này.
- Đối với nước trái cây: trẻ dưới 1 tuổi đã được cung cấp đủ chất lỏng qua sữa mẹ hoặc sữa công thức. Chúng không cần bất kì loại nước trái cây, nước ép hay nước uống có đường nào khác vì những loại này làm tăng nguy cơ sâu răng ở trẻ.
3. Sản phẩm từ các loại hạt ngũ cốc
Đối với các loại ngũ cốc, bạn có thể cho trẻ ăn các món ăn chế biến từ bột trước, sau đó tăng độ thô của hạt kết hợp với các sản phẩm làm từ chúng.
- Một số loại ngũ cốc bạn có thể chế biến cho trẻ gồm: gạo, yến mạch, quinoa (hạt diêm mạch), lúa mì Bulgur. Sản phẩm từ các loại hạt trên có thể kể đến như: bánh mì, bánh quy, bánh kếp, mì ống,…
- Bạn nên chọn ngũ cốc nguyên cám hoặc sản phẩm từ ngũ cốc nguyên cám để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.
- Khi trẻ lớn dần, chúng có thể sẽ không còn thích ngũ cốc chế biến theo kiểu thông thường, khi đó bạn có thể cho thêm rau củ hoặc trái cây để giúp trẻ thay đổi khẩu vị.
4. Các chế phẩm từ sữa
Bạn cần lưu ý những điểm sau khi sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa cho trẻ:
- Việc cho trẻ bú mẹ được khuyến cáo nên kéo dài tới khi trẻ 2 tuổi hoặc lâu hơn.
- Một khi trẻ đã ăn được các loại thực phẩm giàu sắt ở hầu hết các bữa ăn, và trẻ được 9-12 tháng tuổi, bạn có thể giới thiệu sữa bò thuần nhất 3.25% béo (homongenized cow’s milk) (loại sữa đã được đồng hóa khiến váng sữa đồng nhất, không phân tách trong sữa) cho trẻ và cho con tập uống bằng ly.
- Bạn cũng có thể cho trẻ làm quen với các sản phẩm từ sữa như sữa chua, một số loại phô mai phù hợp như cottage, cheddar hay mozzarella. Đối với phô mai cứng, bạn có thể cắt thành lát mỏng cho trẻ ăn.
- Bạn hãy giới hạn lượng sữa trẻ uống hàng ngày trong khoảng 3 ly (750 ml). Trẻ cần ăn uống đa dạng để được khỏe mạnh.
- Bạn hãy lưu ý là sữa và phô mai chưa tiệt trùng không an toàn đói với trẻ.
- Nếu bạn muốn cho trẻ uống các loại sữa ít béo hay sữa hạt như sữa gạo, sữa hạnh nhân, sữa đậu nành,…thì nên đợi ít nhất đến khi trẻ được 2 tuổi. Vì trước 2 tuổi, các loại sữa này không đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình p phát triển của trẻ.
>>>>>Xem thêm: Tuyệt chiêu giúp chị em sau sinh da thâm sạm thế nào cũng trắng hồng trở lại
Bạn vừa xem qua nội dung Phần 2 trong chủ đề Cho trẻ ăn dặm của Healthy Child Manitoba, bàn về Nhóm thực phẩm và cho trẻ ăn như thế nào. Qua những thông tin này, hẳn mẹ đã nắm rõ ràng cụ thể hơn những nhóm thực phẩm nào chúng ta có thể cho trẻ tập và ăn từ khi bắt đầu ăn dặm, cũng như cách cho trẻ ăn sao cho đúng cách. Các lưu ý như trên sẽ giúp mẹ dễ dàng hơn, yên tâm hơn trong việc chuẩn bị thực đơn với nhóm thực phẩm, thứ tự cách dùng phù hợp cho bé. Chuyên mục Bé ăn dặm mời bạn cùng đón đọc các phần khác của tài liệu chia sẻ hữu ích này ở các bài cập nhật như dưới đây nhé.
- Phần 1: Khái quát về ăn dặm, link tham khảo tại đây .
- Phần 3: Kết cấu món ăn, link tham khảo tại đây .
- Phần 4: Cách chế biến thức ăn cho bé ăn dặm, link tham khảo tại đây .
Nguồn tham khảo: Healthy Child Manitoba, Canada
Lily Nguyễn lược dịch