Tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình và cách cải thiện tốt nhất mẹ nên biết

Rate this post

Tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình? Điều này khiến cho hầu như các mẹ đều vô cùng lo lắng. Nhất là, khi thấy con gồng đỏ mặt, quấy khóc, lòng mẹ cũng không yên. Giúp mẹ yên tâm hơn, có cách cải thiện tốt nhất tình trạng này cho con, Blogtretho.edu.vn mời mẹ cùng tham khảo nội dung chia sẻ liên quan ngay dưới đây nhé.  

Bạn đang đọc: Tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình và cách cải thiện tốt nhất mẹ nên biết

Tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình và cách cải thiện tốt nhất mẹ nên biết

1. Tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình?

Trẻ sơ sinh vặn mình là biểu hiện bình thường, thường xuất hiện khi bé được vài tuần tuổi tới 2 tháng tuổi và sẽ hết khi trẻ được 4 tháng tuổi. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp mẹ có thể thấy con hay vặn mình kèm theo các biểu hiện như ọc sữa, ra mồ hôi trộm, quấy khóc. Vậy, tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình và nguyên nhân cụ thể do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng vặn mình ở con, để có cái nhìn khái quát về tình trạng này, chúng ta cùng tìm hiểu qua 2 nguyên nhân chính như dưới đây:

1.1. Trẻ sơ sinh vặn mình sinh lý

Trẻ sơ sinh vặn mình sinh lý là khi trẻ gồng người mặt bé chỉ đỏ lên trong khoảng vài phút và con vẫn ăn uống bình thường. Trường hợp này không có gì đáng lo ngại. Nguyên nhân chính của tình trạng vặn mình sinh lý có thể là:

  • Nơi ngủ của bé không được thoải mái, có quá nhiều ánh sáng chói hoặc tiếng ồn lớn.
  • Trẻ vặn mình do đói, vì lúc này dạ dày của con còn tương đối nhỏ nên mỗi lần chỉ ăn được một lượng sữa rất ít. Vì thế, mẹ cần cho con bú thường xuyên hơn nhưng cũng đừng cho con bú quá nhiều sẽ khiến tình trạng ọc, sặc sữa trầm trọng hơn khi con vặn mình.
  • Do con chưa quen với môi trường sống bên ngoài, do khi còn trong bụng mẹ, tử cung quá nhỏ nên trẻ không cử động được nhiều.

Tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình và cách cải thiện tốt nhất mẹ nên biết

  • Con cũng sẽ vặn mình khi có nhu cầu vệ sinh, tã bị ướt hoặc do mẹ quấn khăn quá chật chội.
  • Do lớp lông măng sau lưng con chưa được vệ sinh sạch sẽ nên khiến con ngứa ngáy, hay vặn mình và khó chịu.
  • Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình cũng có thể là do trẻ ngủ trên niệm quá cứng, gối đầu cao hoặc tư thế ngủ khiến trẻ không được thoải mái.
  • Hoặc có thể là bé hiếu động thích ngọ nguậy thì cứ để cho bé “vận động” thôi, bé sẽ thêm khỏe hơn.

1.2. Trẻ vặn mình bệnh lý

Ngược lại với các biểu hiện vặn mình sinh lý thì khi trẻ có những dấu hiệu vặn mình kèm theo ngủ không sâu giấc, hay bị giật mình khóc thét vào ban đêm, ra mồ hôi trộm thì các mẹ cần phải lưu ý. Vì điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, vấn đề ăn uống mà rất có thể con đang có những tổn thương nghiêm trọng bên trong, thậm chí còn gây ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng thể chất của trẻ. Nguyên nhân vặn mình bệnh lý có thể do: 

  • Bé bị thiếu hụt canxi: Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh là đối tượng rất dễ bị thiếu canxi nếu như không được chăm sóc hợp lý. Bé bị thiếu canxi thường có các biểu hiện như: dễ bị kích thích, ngủ không yên giấc, hay giật mình, vặn mình khi ngủ. Ngoài ra, ở những trường hợp nghiêm trọng hơn, trẻ còn ra mồ hôi trộm, rụng tóc, dễ bị nôn trớ, hay nấc, hay quấy khóc và tăng cân chậm,… Nếu không được phát hiện và có chế độ chăm sóc kịp thời có thể dẫn đến tình trạng còi xương ở trẻ.

Tìm hiểu thêm: Các loại sữa chua cho bé dưới 1 tuổi mẹ nên chọn cho con là loại nào

Tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình và cách cải thiện tốt nhất mẹ nên biết

  • Trẻ vặn mình do rối loạn giấc ngủ và còn kèm theo một số dấu hiệu khác như mê sảng, mộng du, ngủ ít, nghiến răng, chậm lớn, chậm tăng cân , sức đề kháng yếu, dễ mắc bệnh,…
  • Còn một số bệnh lý khác cũng sẽ khiến trẻ sơ sinh thường xuyên vặn mình như: Da bé bị tổn thương do ngứa, nóng rát hoặc tai bé bị côn trùng chui vào.

2. Mách mẹ những cách cải thiện vặn mình tốt nhất cho con

Đối với những biểu hiện của vặn mình bệnh lý, các bậc phụ huynh không được tự ý chữa trị tại nhà mà cần có sự chẩn đoán của chuyên gia, từ đó đưa ra cách chữa trị phù hợp với tình trạng của con. Còn đối với những biểu hiện vặn mình sinh lý, bố mẹ có thể áp dụng những cách sau đây:

2.1. Không gian ngủ và quần áo thoải mái cho con

Để giúp con có thể thoải mái khi chơi đùa cũng như lúc ngủ thì bố mẹ hãy lựa chọn những bộ quần áo rộng rãi, đủ ấm cho bé và chất liệu tốt, thấm hút mồ hôi tốt, thoáng mát. Ngoài ra, chăn gói và đệm của bé cũng cần được vệ sinh thường xuyên, không nên để ướt và mù nước tiểu vương vãi gây ngứa ngáy, khó chịu cho con.

Bên cạnh đó, bố mẹ nên chú ý nhiệt độ phòng, không bao giờ để bé bị nóng hoặc lạnh quá nhé.

Tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình và cách cải thiện tốt nhất mẹ nên biết

2.2. Hãy xoa dịu con thật nhẹ nhàng

Nếu cảm thấy bé vặn người rướn mình , ngủ không ngon giấc thì mẹ có thể nhẹ nhàng ẵm bé qua một phòng khác yên tĩnh hơn. Thêm vào đó là khi mẹ ôm bé vào lòng, vuốt ve, âu yếm bé sẽ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn. Những câu hát ru, thủ thỉ của mẹ cũng có thể giúp con cảm thấy được an toàn và sẽ thôi gồng mình hay vặn mình như vậy nữa đấy.

2.3. Tắm nắng cho bé thường xuyên hơn

Sau khi chào đời bé rất dễ thiếu hụt canxi, đặc biệt là những bé sinh non. Do đó, mẹ hãy thường xuyên cho trẻ tắm nắng lúc sáng sớm để trẻ hấp thu vitamin D. (Vitamin D có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc chuyển hóa canxi, giúp trẻ dễ dàng hấp thụ được canxi hơn). Thời điểm tắm nắng thích hợp nhất là khoảng 7h sáng, khi ánh mặt trời còn rất dịu, vừa đủ ấm và mẹ chỉ nên cho con tắm nắng từ 10 – 15 phút mỗi ngày. Mẹ chú ý không cho bé tắm nắng vào những ngày lộng gió, trời lạnh hay chuyển mùa và sau khi tắm xong cần lấy khăn mềm lau sạch mồ hôi và cho trẻ ngồi trong nơi thoáng mát.

2.4. Nguồn dinh dưỡng hợp lý cho mẹ

Trong giai đoạn này, nguồn canxi chủ yếu của bé được cung cấp từ sữa mẹ, vì vậy mẹ cần ăn uống đầy đủ, tăng cường các thực phẩm giàu canxi như cá hồi, cá ngừ, cá thu,… và các loại thực phẩm bổ sung canxi khác. Ngoài ra, mẹ cũng cần tắm nắng để cơ thể hấp thu canxi tốt hơn.

Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng khuyên mẹ không nên kiêng cữ sau sinh quá mức, và nên thay đổi thực đơn đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng có như vậy, bé yêu mới phát triển khỏe mạnh. Cùng với việc cung cấp canxi qua dinh dưỡng của mẹ cũng sẽ là một cách gián tiếp giúp bé không bị vặn mình nữa.

Tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình và cách cải thiện tốt nhất mẹ nên biết

>>>>>Xem thêm: Cháo gà ác cho bé nấu với rau củ thơm ngon bổ dưỡng

2.5. Tuyệt đối không sử dụng “mẹo” để chữa vặn mình

Rất nhiều mẹo dân gan chỉ rằng, chữa vặn mình cho trẻ có thể thực hiện bằng xông hơi, tẩy lông trên lưng, chườm nóng, đắp lá,…Nhiều mẹ vì quá sốt ruột nên thử rất nhiều mẹo khác nhau để con mau hết vặn mình. Nhưng những điều này là hoàn toàn không nên mẹ ạ. Vì trẻ sơ sinh ở những tháng đầu tiên đang còn rất yếu, khi mẹ áp dụng những cách này có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến làn da và sức khỏe của con. Nếu mẹ thực sự lo lắng vì chứng vặn mình của con và việc dùng cách cách cải thiện phù hợp không hiệu quả, thì hãy liên hệ với bác sĩ để có cách cải thiện tốt nhất cho bé nhé.

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ ở trên sẽ giúp cho mẹ trả lời được câu hỏi “Tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình” và bình tĩnh hơn để xử lý đúng cách tình trạng này của bé. Nếu con thắc mắc gì về việc chăm sóc trẻ hay kiêng cữ sau sinh, mẹ có thể tham khảo thêm nhiều bài viết liên quan trong chuyên mục Có con 0 – 12 tháng của Blogtretho.edu.vn nhé, chắc chắn mẹ sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích, để góp phần chăm sóc bé ngày một tốt hơn.

Hiền Anh tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *