Bảng chiều cao cân nặng luôn có một ý nghĩa nhất định trong việc theo dõi tình trạng phát triển của trẻ. Để giúp mẹ có cái nhìn bao quát về công cụ này với trẻ dưới 24 tháng, Blogtretho.edu.vn đã tổng hợp những chỉ số liên quan cần lưu ý, mẹ cùng tham khảo nhé.
Bạn đang đọc: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ dưới 24 tháng dành cho mẹ tham khảo
Contents
- 1 1. Về bảng chiều cao cân nặng của trẻ dưới 24 tháng
- 2 2. Bảng chiều cao cân nặng của trẻ dưới 24 tháng trung bình
- 3 3. Lưu ý liên quan đến bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh dưới 24 tháng tuổi
- 4 4. Tốc độ tăng trưởng cân nặng chiều cao của bé nói lên điều gì?
- 5 5. Nếu cân nặng chiều cao của bé trên hoặc dưới mức trung bình so với bảng cân nặng chiều cao, mẹ cần làm gì?
- 6 Bảng chiều cao cân nặng lý tưởng mẹ nào cũng ước ao bé nhà mình đạt được
- 7 Bảng chiều cao cân nặng chuẩn và những vấn đề cơ bản liên quan đến thể trạng của bé
- 8 Bảng cân nặng chiều cao của trẻ và cách áp dụng trong quá trình nuôi con nhỏ
- 9 Tổ chức tiệc sinh nhật cho bé 1 tuổi vui mà không tốn kém
- 10 Trẻ biếng ăn uống thuốc gì cải thiện tốt nhất?
- 11 Top 12 đồ bầu đẹp và thời trang nhất hiện nay
- 12 Top 16 các loại bột ăn dặm cho bé tốt nhất hiện nay
- 13 Top 9 túi bỉm sữa đựng đồ tốt nhất hiện nay
- 14 Top 10 ghế tập ngồi cho bé từ 4 – 6 tháng tốt nhất hiện nay
- 15 Top 12 sữa tắm cho bé tốt nhất hiện nay
- 16 Top 12 các loại bỉm cho bé tốt nhất hiện nay
- 17 Top 13 men vi sinh cho bé an toàn và tốt nhất hiện nay
- 18 Top 15 kem trị rạn da cho bà bầu tốt nhất hiện nay
- 19 Top 14 sách cho bé 4 tuổi phát triển trí tuệ được ưa chuộng nhất
- 20 Top 11 kem trị hăm cho bé an toàn và tốt nhất hiện nay
- 21 Top 11 các loại áo lót cho bà bầu tốt nhất hiện nay
1. Về bảng chiều cao cân nặng của trẻ dưới 24 tháng
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ dưới 24 tháng là một công cụ quan trọng, giúp chúng ta đánh giá được em bé của mẹ đang phát triển như thế nào, so với những trẻ khác ở cùng độ tuổi và giới tính.
Cơ sở để đánh giá sự phát triển này, qua bảng chiều cao cân nặng thể hiện cụ thể cho riêng bé trai và bé gái, với 3 tiêu chí sau:
- Tiêu chí vòng đầu: Vòng đầu sẽ cho biết não của em bé đang ở tình trạng phát triển như thế nào.
- Tiêu chí cân nặng theo chiều cao của trẻ và tiêu chí cân nặng theo tuổi của trẻ
- Tiêu chí chiều cao theo tuổi của trẻ
2. Bảng chiều cao cân nặng của trẻ dưới 24 tháng trung bình
Theo số liệu thống kê của các trang thông tin hàng đầu, đề cập về thể chất của trẻ sơ sinh như WHO, CDC, Disable World,…bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh đến dưới 24 tháng tuổi trung bình được đưa ra như dưới đây.
2.1 Bảng chiều cao cân nặng trung bình của bé trai dưới 24 tháng
2.1.1 Bảng cân nặng theo chiều cao của bé trai dưới 24 tháng
2.1.2 Vòng đầu của bé trai dưới 24 tháng
2.1.2 Bảng cân nặng theo tuổi của bé trai 24 tháng
2.2 Bảng chiều cao cân nặng của bé gái dưới 24 tháng
2.2.1 Bảng cân nặng theo chiều cao của bé gái dưới 24 tháng
2.2.2 Vòng đầu cho bé gái dưới 24 tháng
2.1.2 Bảng cân nặng bé gái theo độ tuổi dưới 24 tháng
3. Lưu ý liên quan đến bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh dưới 24 tháng tuổi
Chúng ta có thể thấy mức trung bình chiều cao cân nặng của trẻ dưới 24 tháng tuổi được ghi nhận như trên, song các bảng này cũng như mọi bảng chiều cao cân nặng khác nếu bạn tham khảo, đều là chỉ số tham khảo chung. Do, mỗi trẻ có tốc độ phát triển khác nhau tùy thuộc các yếu tố như:
- Di truyền
- Môi trường
- Dinh dưỡng
- Mức độ hoạt động thể chất và các vấn đề về sức khỏe
Bên cạnh đó, sự tăng trưởng của trẻ còn phụ thuộc vào:
- Trẻ bú sữa mẹ
- Trẻ bú sữa công thức
Trong đó, trẻ bú sữa mẹ thường tăng cân chậm hơn so với trẻ bú sữa công thức, nhất là sau 3 tháng tuổi, trẻ bú sữa công thức sẹ tăng cân nhanh hơn.
4. Tốc độ tăng trưởng cân nặng chiều cao của bé nói lên điều gì?
Tốc độ tăng trưởng của các bé cũng khác nhau theo độ tuổi, và có thể không giống nhau, hoặc không ổn định hoàn toàn tương tự nhau ở tất cả các giai đoạn.
Ví dụ ở độ tuổi 5-6 tháng cân nặng của các bé thường gấp đôi so với giai đoạn trước đó. Hay khi bé 1 tuổi thì tốc độ tăng trưởng có thể sẽ gấp 3 lần so với giai đoạn sơ sinh 0-3 tháng tuổi.
4.1 Sự đột phá trong tốc độ tăng trưởng của bé
Điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Một em bé có thể trải qua một giai đoạn có sự đột phá trong tăng trưởng chiều cao và cân nặng của mình, so với bạn cùng tuổi hoặc so với mức độ trung bình của chính mình.
Ví dụ, tỉ lệ tăng trưởng của bé ở giai đoạn 5-6 tháng là gấp đôi so với trước đó nhưng có thể gấp 3.5 lần ở giai đoạn 1 tuổi hoặc trên 1 tuổi so với giai đoạn sơ sinh 0-3 tháng.
4.2 Sự đột phá trong tốc độ tăng trưởng của bé có bình thường không?
- Thông thường một đứa trẻ được chăm sóc tốt, dinh dưỡng khoa học, có tốc độ tăng trưởng ổn định, bác sỹ hoàn toàn có thể dự đoán tốc độ phát triển của bé ở giai đoạn tiếp theo.
- Nếu tỉ lệ tăng trưởng thay đổi hay đột phá nhưng trong giới hạn bình thường ở độ tuổi trẻ, thì cha mẹ không cần phải lo lắng. Có thể tiếp tục theo dõi xem giai đoạn sau tiến triển của con như thế nào, để có thể can thiệp điều chỉnh về mức ổn định bình thường.
- Nếu tỉ lệ tăng trưởng thay đổi hay đột phá vượt mức bình thường quá lớn, đây cũng có thể là báo hiệu nào đó liên quan đến tình trạng sức khỏe của bé . Trường hợp này, cha mẹ cần mang bé đi bác sỹ, nhằm phát hiện, xác định chính xác tình trạng của bé là liên quan đến vấn đề dinh dưỡng, hay các vấn đề khác, nhằm có phương án kiểm soát điều chỉnh (nếu về dinh dưỡng) hay điều trị (nếu là bệnh) kịp thời.
5. Nếu cân nặng chiều cao của bé trên hoặc dưới mức trung bình so với bảng cân nặng chiều cao, mẹ cần làm gì?
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng chiều cao của bé như chúng ta đã được biết ở trên. Và, mọi bảng cân nặng chiều cao đều được xem là công cụ để mẹ hiểu thêm về sự phát triển, thay đổi của các bé diễn tiến như thế nào.
Chúng ta cần phải hiểu rằng, một bảng chiều cao cân nặng nào đó được cung cấp không phản ảnh chính xác tuyệt đối sức khỏe của bất kỳ một em bé nào, hay sự phát triển cụ thể của em bé đó trong thực tế.
Thực tế có những em bé có tốc độ tăng trưởng, phát triển nhanh trong khi đó, có những em bé thì ngược lại. Đặc điểm này là khác biệt cá nhân liên quan đến thể chất của bé , nên mẹ không nên so sánh con mình với các em bé khác cùng độ tuổi nhé.
Hãy luôn bình tĩnh theo dõi sức khỏe của con kỹ lưỡng và chi tiết. Mẹ nên cung cấp số liệu về vòng đầu, cân nặng và chiều cao của bé mà mình đã theo dõi được, cũng như dữ liệu cách mình chăm sóc trẻ cho bác sỹ nhi khoa, trong những trường hợp mẹ cảm thấy lo lắng về cân nặng và tốc độ phát triển của con. Và dù trong tình huống nào, bác sỹ cũng sẽ chỉ ra cho mẹ phương pháp phù hợp để kiểm soát hay cải thiện, giúp con phát triển ổn định hơn, tốt hơn.
Có thể nói rằng, bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh dưới 24 tháng tuổi là một công cụ định hướng rất hữu ích cho các mẹ có con 0-12 tháng cũng như đến dưới 24 tuổi. Công cụ này còn là cơ sở giúp mẹ theo dõi tốc độ phát triển của bé một cách sát sao hơn. Qua đó, chính mẹ cũng có thể nắm được sự tăng trưởng của con có ổn định hay không, và khi nào, hay trong trường hợp nào thì cần thiết phải mang con đi bác sỹ để thăm khám, nhằm cải thiệt tốc độ phát triển cũng như sức khỏe của bé.
Nguồn tham khảo: Disable World, WHO & CDC
Cát Lâm tổng hợp và lược dịch
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
Bảng chiều cao cân nặng lý tưởng mẹ nào cũng ước ao bé nhà mình đạt được
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn và những vấn đề cơ bản liên quan đến thể trạng của bé
Tìm hiểu thêm: Kế hoạch hóa gia đình bằng cách nào đảm bảo an toàn?
Bảng cân nặng chiều cao của trẻ và cách áp dụng trong quá trình nuôi con nhỏ
Tổ chức tiệc sinh nhật cho bé 1 tuổi vui mà không tốn kém
CHỦ ĐỀ MỚI
Trẻ biếng ăn uống thuốc gì cải thiện tốt nhất?
Top 12 đồ bầu đẹp và thời trang nhất hiện nay
Top 16 các loại bột ăn dặm cho bé tốt nhất hiện nay
Top 9 túi bỉm sữa đựng đồ tốt nhất hiện nay
Top 10 ghế tập ngồi cho bé từ 4 – 6 tháng tốt nhất hiện nay
Top 12 sữa tắm cho bé tốt nhất hiện nay
Top 12 các loại bỉm cho bé tốt nhất hiện nay
Top 13 men vi sinh cho bé an toàn và tốt nhất hiện nay
Top 15 kem trị rạn da cho bà bầu tốt nhất hiện nay
Top 14 sách cho bé 4 tuổi phát triển trí tuệ được ưa chuộng nhất
Top 11 kem trị hăm cho bé an toàn và tốt nhất hiện nay
>>>>>Xem thêm: Bé sốt tay chân lạnh và những lưu ý dành cho các bậc phụ huynh