Tập cho bé bú bình là công việc không thể thiếu đối với nhiều bố mẹ. Nhưng, tập bú bình cho bé như thế nào? Lợi ích của việc tập bú bình ra sao? Hay, những bí quyết cho việc tập bú bình cho bé để có hiệu quả,…Chia sẻ liên quan đến tất cả những băn khoăn này, sẽ có ngay ở bài viết tổng hợp của Blogtretho.edu.vn dưới đây. Các bố mẹ hãy cùng tham khảo nhé.
Bạn đang đọc: Tập cho bé bú bình – tập cho con nhưng bố mẹ cũng cần phải học
Contents
- 1 1. Lợi ích của việc tập bú bình
- 2 2. Những bước thực hiện để cho bé bú bình
- 3 3. Những trường hợp mẹ có thể gặp khi tập cho bé bú bình
- 4 4. Mẹo giúp mẹ cho bé tập bú bình
- 5 5. Những câu hỏi phổ biến của mẹ khi tập cho bé bú bình
- 6 7. Những lưu ý khi tập cho bé bú bình
1. Lợi ích của việc tập bú bình
1.1 Đối với bé
- Nếu bé sinh non, tụt cân hoặc không khỏe trong giai đoạn sơ sinh có thể cần được bú bình trong một thời gian ngắn trong khi chưa thể cho bú sữa mẹ.
- Bé phải cần bổ sung thêm sữa ngoài khi lượng đường trong máu thấp, cần bổ sung thêm calo.
- Đáp ứng nhu cầu uống sữa của bé khi mẹ chưa kịp có sữa mẹ.
- Bé bị sứt môi hoặc vòm miệng, nuốt hoặc hít thở khó khăn, có vấn đề với phản xạ khi hút/nuốt thì cũng có thể được bú bình.
1.2 Đối với mẹ
- Mẹ sau sinh đi làm thì việc trẻ bú bình là điều cần thiết.
- Trong giai đoạn cho bé bú, mẹ bị ốm hay phải dùng thuốc thì không thể cho bé bú sữa mẹ được, bú bình là lựa chọn thay thế duy nhất.
- Mẹ cần nghỉ ngơi thì bố có thể cho bé bú bình khi đã vắt sữa mẹ vào bình.
- Khi mẹ và bé đi đến những nơi công cộng thì chỉ có thể để bé bú bình.
- Có một số trường hợp mẹ và bé không ở cạnh nhau thì việc cho bé bú bình là điều hiển nhiên.
- Như vậy chúng ta cũng thấy, trẻ bú bình thực chất cũng có những điểm lợi nhất định chứ không chỉ toàn những mặt trái. Vậy tập cho con như thế nào cho hiệu quả, bố mẹ cùng theo dõi các bước như dưới đây nhé.
2. Những bước thực hiện để cho bé bú bình
2.1 Chuẩn bị dụng cụ để cho bé bú
2.1.1 Các dụng cụ
Các dụng cụ gồm có: Bình bú, núm vú, khăn xô và các thiết bị khử trùng.
Cách lựa chọn núm vú cho bé :
- Mẹ nên lựa chọn núm vú gần giống với vú mẹ.
- Chọn loại núm vú cho dòng chảy chậm, không ồ ạt vào miệng bé.
- Chọn núm vú mềm cho bé dễ bú.
- Cách chọn bình sữa :
- Bình sữa thủy tinh hay bình sữa nhựa đều có những ưu điểm riêng. Bạn nên lựa chọn điều phù hợp cho bé nhất.
- Bình sữa nhựa tiện lợi cho bạn trong việc bảo quản và sử dụng vì nhẹ và không dễ vỡ nhưng có thể gây độc vì một số loại có chứa BPA.
- Theo các chuyên gia sự lựa chọn được khuyến cáo hơn vẫn là bình thủy tinh.
2.1.2 Chuẩn bị sữa công thức
- Kiểm tra thành phần dinh dưỡng của các chất trên bao bì của bột sữa.
- Tùy theo thể trạng của bé để chọn loại sữa phù hợp.
- Mẹ cần nhớ phải pha sữa đúng công thức theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
2.2 Bước thực hiện
Bước 1 : Khử trùng
- Các mẹ cần chú ý vệ sinh khu vực chuẩn bị sạch sẽ để hạn chế vi khuẩn xâm nhập.
- Rửa tay thật sạch bằng xà phòng và rửa sạch bình sữa cho bé bằng dung dịch rửa bình sữa.
- Tháo rời các bộ phận bình sữa và bỏ trong xoong rồi cho nước, đun sôi trong khoảng 5 phút.
- Để các dụng cụ nguội cho đến khi mẹ có thể chạm vào nó và sử dụng thiết bị tiệt trùng trong vòng 24h.
Bước 2 : Pha sữa công thức
- Mẹ nên sử dụng nước lọc đã đung sôi để pha sữa cho bé để không làm biến đổi chất dinh dưỡng trong sữa công thức làm giảm lượng chất dinh dưỡng cần thiết dành cho bé.
- Kiểm tra và đọc kỹ hướng dẫn thông tin sử dụng để đo lượng nước phù hợp khi pha sữa.
- Sử dụng số lượng muỗng bột theo hướng dẫn cho bé trong mỗi lần uống.
- Cho bột sữa vào bình. Mẹ nên lựa chọn nhiệt độ sữa công thức thường là 40 – 50 độ C hoặc chú ý về nhiệt độ nước pha sữa dựa theo chữ số ghi trên vỏ hộp.
Bước 3 : Chuẩn bị bình sữa cho bé
- Đặt núm vú vào miệng bình và lắp phần vòng giữ vào bình.
- Đậy nắp chai bình sữa và lắc đều để trộn sữa bột với nước.
- Mẹ nên để bình sữa trong nước ấm để nhiệt độ sữa cho bé đạt chuẩn bởi lò vi sóng không làm nóng sữa đồng đều.
- Lắc sữa và nhỏ giọt chất lỏng lên cổ tay của bạn để kiểm tra nhiệt độ và đảm bảo sữa chảy ra từ núm ty.
- Nếu mẹ có ra ngoài mẹ có thể đặt bình sữa với lượng nước đun sôi thích hợp trong túi cách nhiệt với túi mát.
2.3 Những điều lưu ý khi pha sữa cho bé
- Mẹ nên tuân thủ các yêu cầu khi pha sữa, cách sử dụng trên bao bì của từng loại sữa.
- Không nên pha cùng lúc 2, 3 loại sữa gây ảnh hưởng không tốt khi cho bé uống.
- Không cho thêm đường hay ngũ cốc vào bình sữa.
- Hãy tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi chọn 1 loại sữa nào đó cho bé hoặc mẹ muốn đổi sữa cho bé.
- Nên sử dụng sữa bò cho bé hơn là các loại sữa công thức làm từ đậu nành hay sữa dê.
- Bạn phải luôn pha sữa ở nơi sạch sẽ và pha bằng nước ấm đã được đun sôi.
- Tốt nhất chỉ nên pha 1 bình sữa 1 lần và nên cho bé bú ngay.
- Lượng sữa còn thừa sau khi bé bú cũng nên bỏ đi.
3. Những trường hợp mẹ có thể gặp khi tập cho bé bú bình
3.1 Những điều mẹ có thể gặp khi cho bé tập bú bình
- Trẻ dễ nhầm lẫn giữa ti bình và vú mẹ : Sau một thời gian bú bình, bé sẽ thích bú sữa bình và bỏ bú sữa mẹ.
- Khó kiểm soát và cho bé ăn nhiều hơn bình thường : Cha mẹ thường tự điều chỉnh lượng sữa cho bé bú qua bình nhiều hơn so với nhu cầu ăn của bé.
- Bú bình nhiều bất tiện : Mất nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị sữa cho bé.
- Mối liên kết của mẹ và bé : Bé sẽ mất cảm giác thân quen với mẹ khi không có sự tiếp xúc giữa mẹ và bé trong quá trình cho bé bú.
- Bé bú quá nhiều và phun ra : Mẹ nên cho bé uống một lượng vừa đủ khoảng 700ml – 950ml để không làm bé bị nôn và làm giảm sự khó chịu của dạ dày.
3.2 Những nguy cơ có thể gặp
- Bé bị nấc : Mẹ có thể cho bé bú khi thư giản, thay đổi tư thế bú hoặc trước lúc bé quá đói để giảm tình trạng bị nấc khi bú của bé. Đây là một trong những vấn đề bé có thể gặp khi bú bình .
- Bé bị đau bụng : Vì nhiều nguyên do có thể bé sẽ bị đầy hơi, đau bụng, khó chịu cho bé khi bú sữa bình.
- Bé bị ốm : Vi khuẩn trong không khí bám vào núm vú và thành bình bên trong để ăn váng sữa, khi bé uống bé sẽ bị nhiễm khuẩn.
- Sức khỏe răng miệng của bé : Bú bình sẽ làm cho răng miệng của bé xấu đi. Bú bình đêm có thể khiến bé bị nhiễm trùng, sâu răng trầm trọng dẫn tới phải nhổ bỏ răng sữa
- Nguy cơ nhiễm trùng tai : Sữa bị đổ và chảy vào tai.
- Nguy cơ bị bỏng : Vì nhiệt độ của sữa pha chưa đủ nguội, da bé còn mỏng manh.
- Nguy cơ viêm phổi : Khi bé vừa nằm, vừa bú đường phổi phải hoàn toàn mở để không khí đi vào khiến lượng sữa nhỏ chảy thẳng vào phổi thông qua đường thở, gây tắc nghẽn về hô hấp, viêm phổi.
- Nguy cơ tử vong : Khi bé ngủ, sữa vào miệng bé một cách bị động dẫn tới việc trào ngược sữa ở bé, gây tắc đường thở. Nếu mẹ không xử lý kịp thời có thể khiến bé bị tử vong.
4. Mẹo giúp mẹ cho bé tập bú bình
4.1 Tập cho bé làm quen với bình và ti giả sớm
- Mẹ nên tập cho bé làm quen với ti và bình từ từ là giải pháp đơn giản cho những bé không chịu bú bình .
- Mẹ nên cho bé ngậm mút ti giả, cầm bình ti chơi.
- Bé sẽ dễ chấp nhận hơn và sẽ không thấy khó chịu khi bú bình. Bé có thể tự cho bình vào miệng – giống như những gì bé hay làm với mọi vật khác.
- Thử các loại bình và núm ti khác nhau để xem bé thích cái nào.
4.2 Dùng sữa mẹ để dụ bé bú bình
- Mẹ hãy vắt một ít sữa mẹ vào bình và cho bé ti lúc đang đói, điều này giúp bé có thói quen khi đói có thể tìm ti giả.
- Khi bé quen với ti giả rồi mẹ có thể chuyển sang sữa công thức cho bé.
- Tốt nhất là cho bé bú bình với sữa mẹ được vắt ra trước và sau đó có thể cho bú thêm sữa bột nếu cần thiết.
- Mẹ nên lựa chọn sữa công thức có hương vị gần giống với sữa mẹ nhất vì nhờ có hương vị giống bé có thể thích nghi với việc bú bình hơn.
- Giữ sữa luôn ấm.
4.3 Chọn đúng thời điểm tập cho bé bú
- Mẹ nên cho bé tập bú bình những lúc bé đói, buồn ngủ,… Trong những lúc đó phản xạ bú mút của trẻ lên cao.
- Mẹ không nên cho bé bú khi bé ngủ say hay nghẹt mũi.
- Mẹ đưa bình cho bé bú giữa các lần bú mẹ.
4.4 Tạo cảm giác thân quen khi cho bé bú
Mẹ có thể bế bé và cho bé bú bình.
- Mẹ nên tập trung, cầm đúng tư thế, giữ cho sữa luôn đầy núm vú để bé không nuốt khí gây đầy hơi,sặc, nôn trớ.
- Mẹ cũng không nên ép bé bú một lúc quá nhiều và quá nhanh, nếu chưa hết cho bé nghỉ ngơi một lát sau bú tiếp.
- Mẹ có thể nhờ người thân cho bé bú để em bé không nhận ra hơi từ mẹ mà đòi bú mẹ và không chịu ngậm bình.
- Nên bế bé nghiêng bình sữa khiến bé dễ hút khi cho bé bú bình.
4.5 Dành 1 ngày cho bé ăn bình sữa
- Khi mẹ quyết định tập cho bé bú bình mẹ nên dành trọn vẹn một ngày chỉ để cho bé ăn bằng bình sữa.
- Ban đầu bé sẽ không chịu, tuy nhiên đến lúc đói quá thì bé cũng sẽ chấp nhận bú bình.
4.6 Chọn nơi yên tĩnh
- Mẹ nên cho bé bú ở không gian thoải mái, yên tĩnh để tránh làm cho bé bị phân tâm.
- Nhờ không gian đó bé sẽ cảm nhận rõ hơn sự âu yếm của mẹ giống như là đang bú sữa mẹ vậy.
Tìm hiểu thêm: Thành phần thuốc tránh thai khẩn cấp chị em cần nắm rõ
4.7 Kiên trì của mẹ
- Cha mẹ cần phải kiên trì và không nên đè ép trẻ trong lúc tập cho bé ti bình.
- Theo thời gian bé sẽ quen dần và chấp nhận bú bình.
- Thử cho bé uống sữa ở nhiều nhiệt độ khác nhau để tìm ra nhiệt độ lí tưởng mà bé thích nhất khi bú bình.
4.8 Bé sẽ tự cầm bình để bú
- Mỗi lần cho bé ăn, mẹ hãy đặt tay con lên bình cho con quen cảm giác.
- Khi bé đã quen dần mẹ để con cầm bình còn mẹ đỡ bình phía dưới. Khi thấy ổn để con tự cầm bình.
- Nên chọn bình nhỏ vừa với độ tuổi và lượng sữa con cần, không quá to và nặng.chọn bình nhỏ vừa với độ tuổi và lượng sữa con cần, không quá to và nặng.
5. Những câu hỏi phổ biến của mẹ khi tập cho bé bú bình
Dưới đây là những câu hỏi băn khoăn chung nhất của các mẹ khi cho trẻ bú bình. Lời giải đáp dành cho các mẹ sẽ có ở dưới đây.
5.1 Thời điểm thích hợp để tập cho bé bú bình?
- Thời điểm mẹ tập cho bé bú bình là khoảng 6 tuần. Lúc này mẹ nên cho bé bú bình với sữa mẹ.
- Nếu bé không chịu bú bình sớm thì mẹ có thể để một thời gian thích hợp nào khác để cho bé tập bú bình.
- Nên tập cho bé bú bình vào thời gian nhất định trong ngày.
- Tập ngay cho bé từ nhỏ, bé sẽ dễ dàng hình thành thói quen hơn khi đã lớn.
5.2 Tập cho trẻ bú bình sớm có được không?
Theo các chuyên gia thì mẹ nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Vì nhiều nguyên do khác nhau như mẹ không có sữa hoặc sữa chưa kịp về, trong trường hợp này thì chuyện tập cho bé bú bình sớm là không thể tránh khỏi. Lợi ích và hạn chế của việc bú bình sớm như sau:
5.2.1 Lợi ích của tập bú bình sớm
- Con sẽ không bị đói khi mẹ chưa có hoặc có ít sữa hoặc mẹ đi làm sớm.
- Mẹ sẽ không còn lo lắng khi đến lúc mẹ đi làm con vẫn chưa biết bú bình.
- Mẹ có thể có cho bé bú ở bất kỳ đâu.
- Gắn kết những thành viên khác trong gia đình với bé khi cho bé bú bình.
- Nhanh nhận được chất dinh dưỡng hơn vì sữa mẹ lúc đầu chủ yếu là nước nên bé nào bú ít thì chưa kịp bú dòng sữa chất lượng.
- Giúp đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho bé khi mẹ đột ngột không có khả năng cho bé bú: mẹ có vấn đề về sức khỏe, mất sữa…
- Bú bình đo đếm được lượng sữa bé ăn.
- Sẽ là lựa chọn tốt cho những bé đã mọc răng thường có thói quen nhai cắn ti mẹ.
5.2.2 Hạn chế của việc cho bé bú bình sớm
- Giảm sự gần gũi giữa mẹ và bé.
- Tập bú bình sớm sẽ có một vài khó khăn như tốn thời gian cho các công đoạn pha sữa, hâm sữa, tiệt trùng bình, rửa bình,…
- Bé sẽ lười bú sữa mẹ, trong khi sữa mẹ mới là nguồn thức ăn đem lại nhiều dinh dưỡng và chất bổ cho bé.
- Bé sẽ gặp những vấn đề khi bú bình như sặc, nôn trớ, nhiễm khuẩn đường ruột,…
5.3 Lý do bé không chịu bú bình?
- Bé thích bú ti mẹ hơn vì ti mẹ mềm hơn núm vú.
- Thay đổi thói quen, người cho bú, nguồn sữa, mùi sữa đột ngột.
- Bé bị đau miệng, sưng lợi vì mọc răng hoặc bị nhiệt.
- Ba mẹ ép bé quá nhiều, làm cho bé có phản ứng chống đối đối với việc bú bình, bé chỉ cắn chặt núm vú chứ không chịu mút sữa.
- Loại sữa mẹ pha không hợp với mùi vị của trẻ.
5.4 Tư thế cho bé bú bình hiệu quả?
5.4.1 Tập bú bình qua tư thế nằm
- Đây là tư thế bé hay bú sữa mẹ.
- Mẹ và bé đều cảm thấy thoải mái và không bị mỏi tay.
- Nên có một chiếc khăn lau sữa trào ra và nên ngồi giữ cho bé.
- Giữ bé ở tư thế thẳng lưng, giúp mẹ dễ quan sát khi bé có dấu hiệu ọc sữa.
- Đặt bé nằm ngửa sao cho đầu cao hơn thân để khi sữa vào đến dạ dày sẽ hạn chế trào ngược.
5.4.2 Tập bú bình qua tư thế đứng
- Áp dụng cho bé đã có thể đứng hoặc tập đứng thì mẹ nên cho bé tập bú bình đứng vừa đáp ứng được nhu cầu và sở thích của bé là học đứng.
- Bé có thể chủ động cầm bình và bú sữa hoặc mẹ 1 tay ôm bé vì chân chưa vững còn một tay thì cầm bình cho bé bú.
5.4.3 Tập bú bình kiểu bế tay
- Đây là tư thế tập bù thường được các mẹ áp dụng.
- Mẹ có thể nâng niu và điều khiển bé dẫ dàng.
- Mẹ có thể nâng tay lên hoặc hạ tay xuống điều chỉnh phù hợp cho bé bú sao cho không bị sặc và không trào sữa ra ngoài.
- Cách nay còn giúp bé dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn sau khi bú bình.
- Hãy vòng một cánh tay ra để đỡ lấy đầu bé, cho bé ngẩng đầu lên theo hướng 45 độ để trẻ không bị nuốt quá nhiều không khí, điều chỉnh đầu và cổ cho bé thoải mái.
5.5 Thời gian bảo quản sữa cho bé
- Cần bảo quản sữa mẹ và sữa bột đúng cách, để ở ngăn đông của tủ lạnh chứ không nên để ở cánh tủ lạnh.
- Sữa mẹ có thể được bảo quản 3-5 ngày trong tủ lạnh ở ngăn tiệt trùng và kín.
- Sữa mẹ khi vắt ra có thể bảo quản ở ngăn đông lạnh 3 tháng.
- Sữa mẹ khi vắt ra để ở ngăn đông lạnh với nhiệt độ cực thấp có thể bảo quản từ 6-12 tháng.
7. Những lưu ý khi tập cho bé bú bình
- Nếu bé không muốn bú thêm, không nên ép để tránh vì sợ hãi trẻ sẽ bỏ bú.
- Nên cho bú khi bé thực sự đói để việc tập cho bé bú bình sẽ đỡ vất vả hơn.
- Mẹ cần lựa chọn các loại bình và núm vú chất lượng.
- Vệ sinh sạch sẽ bình sữa và núm vú trước khi cho bé bú.
- Bạn hãy chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng trước khi cho bé bú.
- Bạn hãy giữ bình sao cho núm vú đầy sữa, nếu không bé sẽ phải nuốt cả không khí.
- Nếu bé không muốn bú nữa, hãy bế bé ở tư thế đứng và nhẹ nhàng vuốt và vỗ lưng bé.
- Bạn đừng bao giờ để bé một mình với bình sữa dốc xuống trong miệng vì bé có thể bị sặc gây nguy hiểm cho bé khi bú bình .
- Sử dụng một cây kim vô trùng chọc một lỗ lớn trên đầu núm ti bình sữa để đảm bảo lượng sữa chảy lớn hơn ti mẹ.
- Sữa cần phải được lựa chọn kỹ, Đảm bảo đúng nguồn gốc , không quá hạn, không vón cục, không bị hỏng
- Nếu bạn vắt sữa, hãy vắt đồng thời cả hai bên. Điều này giúp tăng kích thích sản sinh sữa.
- Đừng gây căng thẳng với bé hay bỏ cuộc hoàn toàn trong quá trình cho bé bú sữa bình.
- Hầu hết các bé đều quen với việc uống sữa, nước bằng cốc khi rất sớm, thậm chí khi bé ở khoảng 5 hoặc 6 tháng tuổi. Rất nhiều bé thành thạo cách dùng cốc khi gần 1 năm tuổi (thỉnh thoảng sớm hơn, khi được 8 hoặc 9 tháng).
>>>>>Xem thêm: 3 máy hút sữa điện đôi giá rẻ và chất lượng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay
Tập cho bé bú bình sẽ không còn khó khăn nữa, đặc biệt là với các mẹ lần đầu có con. Mẹ và cả bố hãy tìm hiểu, cần học cách tập cho con đúng, đồng thời luôn chuẩn bị sẵn sàng cho việc này để con luôn được cung cấp đủ dinh dưỡng, phát triển một cách toàn diện bố mẹ nhé.
Chi Lê tổng hợp