Bé 6 tháng tuổi ăn được những gì – thực phẩm mẹ nên và không nên cho bé ăn

Rate this post

Các mẹ có biết khi bước vào giai đoạn bé 6 tháng tuổi ăn được những gì hay không nào? Vì ngoài sữa mẹ, lúc này là thời điểm bé nên bắt đầu giai đoạn tập ăn, để ở những tháng sau, khi nhu cầu của con tăng, mẹ dễ dàng bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết khác cho con. Nhưng không phải thực phẩm nào bé cũng có thể hấp thu và tiêu hóa tốt. Bài viết dưới đây chia sẻ với mẹ cụ thể hơn về thực phẩm mẹ nên và chưa nên cho bé ăn ở giai đoạn tập làm quen này. Mẹ hãy cùng tham khảo nhé. 

Bạn đang đọc: Bé 6 tháng tuổi ăn được những gì – thực phẩm mẹ nên và không nên cho bé ăn

Thực tế, bé 6 tháng tưởi ăn được những gì – không hẳn mọi bà mẹ đều nắm rõ. Nhiều mẹ, nhất là những ai lần đầu làm mẹ đều khá lúng túng trong việc quyết định cho con ăn gì và chưa nên cho bé ăn gì khi con bắt đầu giai đoạn tập ăn. Thực phẩm dù rất đa dạng và phong phú, song do hệ tiêu hóa của bé chưa thực sự hoàn thiện nên con vẫn cần thời gian để tập làm quen với thực phẩm, trong đó có một số thực phẩm nên được ưu tiên tập, nhưng cũng có những thực phẩm mẹ cần kiên nhẫn đợi đến khi con lớn hơn. 

Bé 6 tháng tuổi ăn được những gì – thực phẩm mẹ nên và không nên cho bé ăn

1. Những thực phẩm bé 6 tháng tuổi có thể ăn

1.1 Sữa bột cho trẻ 6 tháng tuổi và chế phẩm sữa

Trong 6 tháng đầu, các mẹ nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Khi trẻ đã sang 6 tháng tuổi, ngoài sữa mẹ chúng ta có thể cho trẻ bú thêm sữa bột, để bổ sung thêm chất dinh dưỡng, cũng như lượng thức ăn, nhất là trường hợp lúc này mẹ không còn nhiều sữa nữa.

Và sau đây là những lưu ý trong việc cho trẻ 6 tháng tuổi uống sữa bột mẹ nên biết: 

  • Cần chọn sữa phù hợp với độ tuổi của trẻ 6 tháng tuổi – đặc biệt, không nên chọn sữa có chứa đường, sữa bò tươi hay sữa bột nguyên kem.
  • Không được dùng chung hai loại sữa cho trẻ 6 tháng tuổi – vì nếu uống cùng lúc hai loại sữa có thể khiến trẻ 6 tháng tuổi bị thừa chất hoặc gặp dị ứng.
  • Không nên thay đổi sữa liên tục cho trẻ 6 tháng tuổi – vì trẻ 6 tháng tuổi cần thời gian để thích ứng với từng loại sữa. Nếu các mẹ thay đổi thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của trẻ.

Liên quan đến chế phẩm sữa, từ 6 tháng mẹ đã có thể cho bé ăn phô mai kem – loại phô mai phù hợp với độ tuổi này của trẻ. Lượng phô mai dùng cho bé 6 tháng khoảng 10-12g/ ngày. Mẹ có thể cho phô mai vào bột/ cháo để cho con dễ tiếp nhận hơn. 

1.2 Bột ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Bước vào giai đoạn mới bắt đầu ăn dặm, các mẹ có thể tập cho bé ăn bột ngọt pha loãng trước, để hệ tiêu hóa của trẻ từ từ thích nghi với việc tiêu hóa thức ăn. Sau một thời gian, khi trẻ quen dần, mẹ có thể chuyển qua bột mặn – chứa dinh dưỡng phong phú hơn. Tuy nhiên mẹ cũng nên cẩn thận khi cho trẻ dùng bột mặn, mẹ cần phải cho trẻ 6 tháng tuổi thời gian thích ứng, vì bột mặn chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn nên sẽ khiến cho đường ruột của bé tuổi khó tiêu hóa, nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạng chướng bụng hoặc viêm ruột.

Bé 6 tháng tuổi ăn được những gì – thực phẩm mẹ nên và không nên cho bé ăn

Các loại bột bé 6 tháng tuổi có thể ăn là: bột gạo lứt, bột gạo, các loại bột ngũ cốc hoặc các loại bột ăn dặm cho trẻ 6 tháng đã được chế biến và đóng gói sẵn. Nếu có thời gian, mẹ hoàn toàn có thể chế biến các loại bột tại nhà như bột gạo lứt, bột ngũ cốc để dành nấu cho bé dùng rất tốt. 

Để làm phong phú thêm thành phần dinh dưỡng, mẹ có thể chế biến bột kết hợp rau củ quả nghiền nhuyễn. Cách kết hợp này giúp đổi vị cho bé, cũng như giúp con làm quen được nhiều vị thức ăn hơn, giúp bé phát triển cả về vị giác lẫn sự thích nghi của hệ tiêu hóa. 

Ngoài rau củ, các mẹ có thể cho thêm dầu ăn vào bột ăn dặm vì nó rất có lợi với các bé ăn dặm. Với dầu ăn cho bé, có 2 loại dùng để nấu và dùng để cho trực tiếp vào bột đã nấu chín. Tùy vào món ăn, mẹ có thể chọn loại dầu phù hợp cho con. 

1.3 Yến mạch cho bé 6 tháng tuổi

Yến mạch là loại thực phẩm bổ dưỡng, dễ ăn, đặc biệt giúp bé 6 tháng tuổi có thể phát triển não bộ và tăng khả năng tiêu hóa tốt. Khi thời kì ăn dặm của bé  bắt đầu, các mẹ nên cho trẻ ăn yến mạch vào buổi sáng, vì đó là thời điểm hấp thu chất dinh dưỡng tốt nhất. Với yến mạch, mẹ nên chọn loại cán mỏng, sẽ giàu dinh dưỡng cho trẻ hơn. Về cách chế biến, mẹ có thể dùng yến mạch để nấu cháo rồi nghiền nhuyễn mịn, hoặc chế biến thành bột để sử dụng dần, Thị trường cũng có cung cấp bột yến mạch, nếu mẹ không có thời gian để chế biến tại nhà, thì có thể mua bột yến mạch chế biến sẵn. 

Tìm hiểu thêm: Cứt trâu ở trẻ sơ sinh và cách điều trị dứt điểm

Bé 6 tháng tuổi ăn được những gì – thực phẩm mẹ nên và không nên cho bé ăn

Cách chế biến yến mạch cũng vô cùng đơn giản. Với yến mạch cán mỏng, các mẹ chỉ cần ngâm yến mạch trong nước 15 phút, sau đó tiến hành nấu chín và kết hợp các loại rau của quả như nấu cháo gạo tẻ, cháo gạo lứt bình thường. Với bột yến mạch , mẹ cũng nấu chín bột như bột gạo và các loại bột ăn dặm khác. Đặc biệt ở bước đầu thử yến mạch, mẹ có thể kết hợp cùng sữa sau đó là phô mai kem, để có món ngon bổ dưỡng cho bé ngay từ những ngày đầu tập ăn. 

1.4 Các loại đậu cho bé 6 tháng tuổi

Đậu là thực phẩm lành tính, chứa nhiều protein rất tốt cho sự phát triển của trẻ (như đậu xanh, đậu đỏ, đậu trắng…). Phương pháp chế biến đậu cũng rất đơn giản, các mẹ chỉ cần hấp chín hoặc hầm nghiền nhuyễn mịn, cho bé ăn chung với bột. Tốt nhất nên dùng đậu đã được xát vỏ sẽ tốt hơn cho dạ dày của bé.

1.5 Thịt cho bé 6 tháng tuổi

Trẻ 6 tháng tuổi cần một lượng nhỏ sắt để hỗ trợ quá trình phát triển của trẻ, nhưng sữa mẹ lại không còn đủ, nên các mẹ có thể thay thế bổ sung bằng các loại thịt như thịt nạc heo, thịt ức gà, thịt nạc bò, thịt cá trắng,… Tuy nhiên, mẹ không nên cho bé 6 tháng tuổi ăn quá nhiều thịt, vì thịt chứa nhiều chất đạm sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ. Lượng thịt vừa đủ dưới 10g, khoảng 1-2 thìa cà phê/ ngày. Và thịt cần được chế biến nhuyễn mịn để bé dễ tiêu hóa.

Bé 6 tháng tuổi ăn được những gì – thực phẩm mẹ nên và không nên cho bé ăn

2. Những thực phẩm bé 6 tháng tuổi không nên ăn

Ở mục 1, mẹ đã thấy rõ bé 6 tháng tuổi ăn được những gì. Hầu như những thực phẩm cho bé ăn đều rất gần gũi và quen thuộc nhưng yêu cầu về cách chế biến và giới hạn lượng sử dụng để hệ tiêu hóa của bé không phải làm việc quá tải. Bên cạnh những thực phẩm dùng được, cũng có những thực phẩm mẹ chưa nên cho bé ăn ở thời điểm này, để bảo vệ sức khỏe và hệ tiêu hóa của con.

2.1 Mẹ không nên cho bé ăn lòng trắng trứng nếu bé dị ứng

Theo các tài liệu mới nhất về việc chăm sóc trẻ ăn dặm, mẹ hoàn toàn có thể cho bé ăn toàn trứng ngay từ thời gian tập ăn dặm ở 6 tháng. Trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể bé, nhưng, bé mới 6 tháng cũng có bé có thể dị ứng với lòng trắng trứng. Vì vậy, khi cho bé ăn trứng, mẹ cần theo dõi cẩn thận và nếu phát hiện con dị ứng, thì nên ngưng cho bé ăn lòng trắng trứng và cần đợi đến 8-10 tháng mới nên thử lại. 

2.2 Cẩn thận với một số loại đậu

Đậu giàu đạm thực vật nhưng không phải mọi bé đều hạp tất cả các loại đậu. Vì vậy, khi cho con thử ăn đậu, mẹ hãy quan sát con có biểu hiện dị ứng với loại đậu nào không, nếu có thì cần phải loại bỏ loại đậu ấy ra khỏi thực đơn của trẻ và đợi khi con lớn hơn hãy thử lại. 

2.2 Mẹ không cho gia vị mắm muối và không nên cho bé ăn đồ ngọt

Dưới 1 tuổi, lượng gia vị tự nhiên có trong thực phẩm đã đủ cho nhu cầu của bé. Vì vậy, mẹ không cần nêm gia vị đường hay mắm muối vào thức ăn của bé. 

6 tháng tuổi cũng còn quá nhỏ, vì vậy các mẹ không nên cho trẻ ăn các loại bánh ngọt, bánh quy, kẹo dẻo, kẹo mềm…. Đây là những thực phẩm chứa ít chất dinh dưỡng, lại nhiều đường có thể làm trẻ biếng ăn. Việc tập thói quen thích ăn ngọt cũng gây ảnh hưởng tới chế độ dinh dưỡng của bé 6 tháng tuổi.

Bé 6 tháng tuổi ăn được những gì – thực phẩm mẹ nên và không nên cho bé ăn

>>>>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu và những nguy hiểm tiềm tàng

Việc nuôi dạy trẻ là vất vả với các bà mẹ, đăc biệt trong những năm tháng đầu đời của bé. Vì vậy, Blogtretho.edu.vn mong rằng, những thông tin trên đây là hữu ích với các mẹ đang phải chăm con và đang băn khoăn chưa biết bé 6 tháng tuổi ăn được những gì . Chúc các mẹ thành công, nuôi con khỏe – chăm con ngoan nhé.

Kim Chi tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *