Bé 8 tháng tuổi biết làm gì? Nên chăm sóc con ra sao? Dù các bạn đã có kinh nghiệm chăm con hay là chưa, những lưu ý được đế cập sau đây có thể giúp bạn giải đáp rất nhiều, trong việc chăm sóc con 8 tháng tuổi của mình được tốt hơn.
Bạn đang đọc: Bé 8 tháng tuổi biết làm gì và mẹ nên làm thế nào để giúp con phát triển tốt hơn
Những đứa trẻ đáng yêu luôn đem đến cho cuộc sống của chúng ta nhiều màu sắc mới mẻ và tiếng cười hạnh phúc. Khi “công dân bé bỏng” đã ở bên bạn 8 tháng – hơn một nửa chặng đường của năm đầu tiên, giai đoạn này, bé yêu phát triển rất nhanh chóng khiến bạn cảm thấy đầy bất ngờ. Tuy nhiên, bên cạnh những gì bạn đã biết và đã học hỏi được, có thể bạn cũng chẳng áp dụng được gì vào việc chăm sóc cụ thể của bé. Dù vậy, những thông tin và lưu ý hữu ích xung quanh, luôn là “vốn liếng” giá trị, để từ đó, việc chăm sóc bé 8 thánh nhà bạn trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
Contents
1. Bé 8 tháng tuổi biết làm gì mẹ đã biết rõ tường tận?
Có thể bạn hiểu con mình, vì ít ra, bạn ở bên con cũng đã đến tháng thứ 8 rồi. Song thực tế lại không hẳn là như thế, bởi lắm lúc, bạn quả thực không hề biết tường tận, ờ thời điểm này con đã có thể biết và làm được những điều gì.
Bạn cũng biết đấy, bé 8 tháng tuổi đặc biệt tò mò, với khả năng vận động tốt hơn đã giúp bé cưng có được những nhận thức mới mẻ về môi trường xung quanh. Cùng với đó, nhiều kỹ năng, khả năng của bé đã phát triển hơn không chỉ vận động mà còn ngôn ngữ, cảm xúc và nhiều điều khác nữa.
1.1 Ngôn ngữ của bé 8 tháng tuổi
Khi bước vào giai đoạn 8 tháng tuổi, nhiều em bé đã có thể nói được “da-da”, “ba-ba” hay “ma-ma” rồi. Cũng có những bé đã có khả năng phát âm rõ vài từ và bé luôn thích thú được thể hiện những ngôn từ đó, lặp đi lặp lại mỗi khi bản thân cảm thấy hứng thú. Tuy nhiên, cũng có những bé chỉ phản ứng bằng những âm thanh đơn giản và những từ cảm thán chưa rõ ràng, mỗi khi con muốn thể hiện mong muốn của mình. Vậy nên, nếu như bé nhà bạn chỉ mới bập bẹ vài từ chưa nói rõ thì cũng hoàn toàn bình thường.
1.2 Thị giác đã hoàn thiện
Trẻ sơ sinh 8 tháng tuổi đã có thị giác phát triển tốt gần như thị giác của người trưởng thành. Ở độ tuổi này, bé đã có thể dõi theo một vật chuyển động và xác định cách để di chuyển đến địa điểm có đồ vật này. Bạn sẽ cảm thấy rất hứng thú, thậm chí còn hơn cả bé khi con quan sát rất linh hoạt, theo những chuyển động mà bạn thực hiện khi vui đùa cùng con.
1.3 Khả năng thả và ném
Nhiều kỹ năng của đôi bàn tay bé ở độ tuổi này đã được cải thiện. Nhờ khả năng điều khiển đôi bàn tay cùng các ngón tay nhỏ nhắn của mình, mà lúc này bé đã dễ dàng thả một đồ vật rơi xuống. Không những thế, bé cũng thích thử một trò chơi mới đó là ném các đồ vậy đi.
1.4 Nhận thức của bé
Con yêu ngày càng nhận biết mình chính là một thành viên độc lập trong gia đình và biết mình cần gì, muốn gì. Khi bé đang có ước muốn dữ dội như vậy mà lại không đạt được thì con sẽ trở nên giận dữ. Không những thế ở giai đoạn 8 tháng tuổi, con yêu đã bắt đầu biết sợ người lạ và khóc khi không thấy mẹ ở cùng. Đây chính là sự khởi đầu của cảm giác lo lắng mỗi khi mẹ xa bé.
1.5 Phản ứng khóc theo dây chuyền
Tìm hiểu thêm: Chích ngừa thủy đậu cho trẻ và những câu hỏi thường gặp nhất
Thật kỳ quặc nhưng hết sức dễ thương, nếu như con của bạn thấy một em bé khác đang khóc thì bé cũng dễ bật ra tiếng nức nở. Đây chính là phản xạ khởi đầu sự thấu hiểu của bé yêu đối với những người xung quanh. Khả năng này của sẽ tiếp tục phát triển sâu sắc hơn vào những tháng năm tiếp theo.
2. Bạn nên làm gì để kích thích sự phát triển của con khi ở giai đoạn bé 8 tháng tuổi?
Sau khi cùng nhìn lại bé 8 tháng tuổi biết làm gì ở trên, hẳn ít nhiều bạn cũng đã có những hình dung về những việc mình nên làm, để giúp con phát triển tốt hơn rồi phải không nào. Ngoài dinh dưỡng là vấn đề quan trọng cần kíp, chế độ ăn dặm hợp lý và khoa học, thì việc ba mẹ cần làm gì để kích thích sự phát triển trí tuệ cùng cảm xúc ở trẻ trong giai đoạn này là rất quan trọng. Và dưới đây là một số chia sẻ hữu ích, bạn hãy cùng tham khảo và áp dụng nhé!
- Đừng tiết kiệm những lời khen hay biểu lộ sự hài lòng mỗi khi bé tỏ ra lễ phép, ngoan ngoãn.
- Thường xuyên trò chuyện với bé bằng ngôn ngữ của trẻ thơ. Hãy năng kể chuyện, đọc sách cho bé nghe mỗi ngày.
- Luôn lắng nghe, quan tâm và chia sẻ khi bé khó chịu.
- Diễn tả bằng nét mặt, lời nói và những cảm xúc cho bé thấy.
- Hãy thường xuyên mỉm cười với bé, bởi vì những cảm xúc tích cực của ba mẹ luôn ảnh hưởng đến trẻ rất nhiều.
- Hãy từ tốn và kiên trì giải thích cho con hiểu mỗi khi bé hành động không đúng, khiến người khác bị tổn thương.
>>>>>Xem thêm: Sinh mổ bao lâu thì quan hệ được bạn đã biết chưa?
Vấn đề bé 8 tháng tuổi biết làm gì không chỉ phụ thuộc vào yếu tố nhịp độ phát triển thể chất của trẻ, mà đó còn là kết quả của việc bố mẹ tương tác với bé ra sao trong những khoảng thời gian trước, cũng như ngay cả ở thời gian này. Bạn cũng đừng quá lo lắng khi thấy bé nhà mình có vẻ tụt lại so với những bạn bè cùng trang lứa. Mỗi em bé có một nhịp độ phát triển riêng và đến một lúc thích hợp, con sẽ vượt qua tất cả những mốc phát triển cần có. Và vấn đề là, hãy luôn tích cực để giúp con phát triển tốt nhất trong mọi thời điểm của bé, bạn nhé.
Tuyết Nguyễn tổng hợp