Bé 2 tháng tuổi bị sốt là tình trạng khá thường gặp. Khi con bị sốt, mẹ cần bình tĩnh tìm nguyên nhân, có cách giảm sốt và cách chăm sóc bé phù hợp, để giữ sức khỏe cho con. Và mẹ hãy tham khảo những thông tin hữu ích sau, để không phải lo lắng thái quá dẫn đến xử trí sai cách, không tốt cho bé nhé.
Bạn đang đọc: Bé 2 tháng tuổi bị sốt mẹ phải làm sao?
Contents
1. Tìm hiểu nguyên nhân bé 2 tháng tuổi bị sốt
Sốt là một phản ứng tự nhiên của cơ thể trước sự xâm nhập của các loại virus hay các loại vi khuẩn gây bệnh. Dấu hiệu của sốt là khi nhiệt độ cơ thể lên cao hơn 37,5 độ C. Ở trẻ bé khoảng 2 tháng tuổi ngoài nhiệt độ cơ thể lên cao, thì bé có biểu hiện mệt mỏi, ít bú hơn so với bình thường, hay quấy khóc. Ở độ tuổi này có rất nhiều nguyên nhân khiến cho bé bị sốt. Cơ thể của bé vẫn còn khá non nớt nên nguy cơ nhiễm bện từ môi trường bên ngoài rất cao. Vì vậy các mẹ hãy tìm hiểu kỹ trước nguyên nhân con bị sốt, trước khi chọn phương pháp điều trị cho bé. Nguyên nhân bé 2 tháng tuổi bị sốt phổ biến có thể gặp như:
- Sốt do sự xâm nhập của vi khuẩn, virus : Vì độ tuổi còn quá nhỏ, sức đề kháng còn yếu nên các loại vi khuẩn, virus có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể của bé thông qua đường tiêu hóa, hô hấp và sẽ gây ra các bệnh như viêm phế quản, viêm họng hay bệnh viêm tai giữa… Những bệnh này là những bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và đều có thể khiến cho trẻ bị sốt cao.
- Sốt sau khi được tiêm phòng vắc xin : Cơ thể của mỗi bé sẽ có mỗi cơ địa khác nhau nên sau khi đi tiêm phòng sẽ có một số trường hợp bé bị sốt cao, do thành phần nào đó có trong vắc xin. Nếu bình thường thì tình trạng này của bé sẽ tự hết sau một đến hai ngày. Nhưng nếu một đến hai ngày bé vẫn chưa hạ sốt thì các mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện để bác sĩ có chẩn đoán, xử trí kịp thời.
2. Biểu hiện khi bé 2 tháng tuổi bị sốt
Theo quán tính, dù con lớn hay con nhỏ, hầu hết các mẹ đều dùng tay sờ vào trán, vào người để xem thử con có nóng không. Và các mẹ cũng thường mặc định rằng nếu chán con nóng là đã bị sốt. Nhưng thực tế lại không hẳn là như vậy, ngoài việc nhiệt độ cơ thể lên cao, khi bé bị sốt vẫn còn kèm theo rất nhiều triệu chứng khác nhau như bé có thể rét run, xuất huyết, khó thở, co giật, người tái nhợt, nằm li bì mệt mỏi, …
Để có thể mang lại dự đoán chính xác và biết được kết quả kịp thời, các mẹ thay vì dùng tay sờ vào người bé thì hãy dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ của cơ thể bé. Đây được xem là một cách tối ưu nên dùng khi bé bị sốt. Vì, nhiệt kế có thể xác định được thân nhiệt của trẻ một cách chuẩn xác nhất. Để có thể đo nhiệt độ được đúng nhất, các mẹ hãy lưu ý những vùng trên cơ thể bé như miệng, nách, hay hậu môn. Nếu các mẹ dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ cho bé thì sẽ biết được bé sốt ở mức độ nào, sau đó có cách hạ sốt cho bé nhanh, kịp thời và hiệu quả.
Tìm hiểu thêm: Cơm ngon cho mẹ sau sinh lợi sữa mỗi ngày ( phần 2)
Ở trong tình trạng sốt, nếu thân nhiệt của bé từ 37,5 – 38 độ thì bé đang trong trạng thái sốt nhẹ. Trường hợp bé sốt cao hơn nhiệt độ cơ thể lên đếm 38 – 39 độ, đặc biệt là 40 độ có kèm theo những dấu hiệu co giật và tái nhợt, môi tím thì đây là trường hợp sốt nặng, có phần nghiêm trọng.
3. Khi bé 2 tháng tuổi bị sốt thì phải làm sao?
Ngay sau khi nhận thấy sự thay đổi bất thường trên thân nhiệt của trẻ , nếu trẻ có dấu hiệu bị sốt, các mẹ nên tìm cách hạ sốt cho trẻ bằng cách thay quần áo rộng, thoát mát cho trẻ, để giúp cơ thể của trẻ giảm bớt nhiệt độ. Tránh đắp chăn mền cho trẻ, hãy để trả nằm ở những nơi thoáng nhưng cũng tránh hướng gió trực tiếp.
>>>>>Xem thêm: Trẻ 9 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg và chế độ dinh dưỡng thế nào?
Hãy cho trẻ uống nhiều nước. Vì sốt sẽ khiến cho cơ thể của trẻ bị mất nước nhiều. Mẹ hãy thường xuyên kiểm tra lại nhiệt độ của trẻ bằng nhiệt kế để theo dõi tình trạng của trẻ. Ngoài ra, mẹ hãy dùng những chiếc khăn ấm để lau người cho trẻ, chú ý ở những vùng nhiệt độ cao như nách, bẹn…khăn ấm sẽ giúp làm cho các mạch máu trong cơ thể trẻ giãn ra làm cho thân nhiệt trẻ từ từ hạ xuống, và giúp trẻ dần hạ sốt nhanh. Dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ, các mẹ có thể cho bé dùng thêm các loại thuốc hạ sốt phù hợp với con để bé không còn khó chịu.
Trường hợp con sốt cao, có dấu hiệu co giật, môi tím tái, mẹ cần lập tức đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.
Lưu ý cơ bản khi chăm sóc khi trẻ 2 tháng tuổi bị sốt
- Không mặc nhiều quần áo hay giữ ấm quá cho trẻ. Việc làm này sẽ không giúp trẻ hạ sốt mà ngược lại, còn làm cho nhiệt độ cơ thể trẻ tăng cao hơn.
- Tuyệt đối không dùng nước đá lạnh để làm mát khi trẻ đang nóng. Điều này sẽ làm cho nhiệt độ cơ thể trẻ bị chênh lệch, trong nóng, ngoài lạnh sẽ dễ làm cho mắt các bệnh bị suy hô hấp.
Với những chia sẻ trên về nguyên nhân cũng như cách chăm sóc khi bé 2 tháng tuổi bị sốt, mẹ có thể ghi chú lại để chăm con tốt hơn. Chúc các bé của mẹ luôn khỏe mạnh và vui vẻ nhé.
Tuyết Nguyễn tổng hợp